phạm vi nghiên cứu này.
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO MỚI VỀ CHẤT VÀ Ý THỨC GẮN KẾT TỔ CHỨC KẾT TỔ CHỨC
Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của lãnh đạo đến ý thức gắn kết tổ chức đã thu hút sự quan tâm của rộng rãi của cả các nhà nghiên cứu lẫn những ngƣời làm thực tiễn (Trần Thị Kim Dung, 2005). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra các kết luận khác nhau về mối liên hệ này. Một số nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa lãnh đạo với sự gắn bó tổ chức, nhƣng một số nghiên cứu khác lại cho rằng khơng có mối liên hệ nào. Điển hình nhƣ Dvir và cộng sự (2002) đã tiến hành một nghiên cứu, trong đó họ thực hiện một thí nghiệm hiện trƣờng. Trong thí nghiệm, 54 binh lính đều đƣợc xem nhƣ các nhà lãnh đạo có 814 ngƣời theo sau trực tiếp và gián tiếp. Các nhà lãnh đạo đƣợc chia thành nhóm thử nghiệm và nhóm kiểm sốt. Nhóm kiểm sốt nhận đƣợc đào tạo chung cho lãnh đạo trong khi nhóm thử nghiệm nhận đƣợc đào tạo đặc biệt của lãnh đạo mới về chất. Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm có sự đào tạo lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực hơn về hiệu suất của ngƣời theo sau so với nhóm kiểm sốt. Nghiên cứu này đã khơng nhận thấy ảnh hƣởng tích cực của lãnh đạo mới về chất lên ý thức gắn bó đối với tổ chức và cũng thiếu các thành phần cụ thể của lãnh đạo mới về chất. (Saeed và cộng sự, 2013).
Ngƣợc lại với kết quả nghiên cứu của Dvir và cộng sự (2002), theo nghiên cứu của Fiol và cộng sự (1999) cho thấy lãnh đạo mới về chất có ảnh hƣởng từ 0.35 đến 0.5 tới kết quả thực hiện của tổ chức và ảnh hƣởng từ 0.4 đến 0.8 tới mức độ thỏa mãn và ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên. Còn theo nghiên cứu gần đây của Kara (2012) khảo sát về ảnh hƣởng của phong cách lãnh đạo mới về chất của ngƣời quản lý lên ý thức gắn kết tổ chức của ngƣời lao động trong ngành công nghiệp khách sạn. Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 443 nhân viên trong khách sạn năm sao ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đầu tiên, nghiên cứu phân tích tác động giữa phong cách
lãnh đạo mới về chất tới ý thức gắn kết đối với tổ chức, kết quả cho thấy có tác động ở mức độ vừa phải của lãnh đạo mới về chất (với các thành phần: ảnh hƣởng về phẩm chất, ảnh hƣởng về hành vi, truyền cảm hứng, kích thích trí tuệ và quan tâm cá nhân) đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên. Thứ hai, nhiều hồi quy tuyến tính đã đƣợc áp dụng để phân tích ảnh hƣởng của phong cách lãnh đạo mới về chất của ngƣời quản lý tới ý thức gắn bó tổ chức. Với phân tích này cho kết quả là phong cách lãnh đạo mới về chất của ngƣời quản lý tác động có ý nghĩa tới ý thức gắn bó tổ chức của nhân viên.
Trong nghiên cứu về ảnh hƣởng của cốt lõi việc tự đánh giá (core self- evaluations) và lãnh đạo mới về chất (transformational leadership) tới ý thức gắn kết tổ chức (organizational commitment) của Baek-Kyoo (2012) cũng cho thấy rằng lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực tới hiệu suất bao gồm kết quả làm việc, sự thỏa mãn công việc, động lực làm việc, đạo đức, trao quyền, ý thức gắn kết tổ chức, sáng tạo và hành vi đổi mới. Đặc biệt, lãnh đạo mới về chất đƣợc xem nhƣ là một thành phần quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao ý thức gắn kết tổ chức, và nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực đến ý thức gắn kết tổ chức trong một loạt các cấu tạo tổ chức (Avolioet và cộng sự, 2004; Dumdum và cộng sự, 2002; Loweet và cộng sự, 1996; Stumpp và cộng sự, 2009; Walumbwa và Lawler, 2003). Trong nghiên cứu cũng cho thấy rằng về kích thƣớc tác động, ý thức gắn kết tổ chức chịu sự tác động nhiều hơn từ lãnh đạo mới về chất so với cốt lõi việc tự đánh giá. Đối với lãnh đạo mới về chất, nhân viên gắn kết tổ chức cao nhất khi các nhà lãnh đạo của họ nói rõ tầm nhìn, mục tiêu phát huy của nhóm, và cung cấp sự kích thích trí tuệ (Intellectual Stimulation – IS).
Trong các nghiên cứu hiện đại với những khái niệm phong cách lãnh đạo theo quan điểm mới hầu hết đều khẳng định tác động tích cực của lãnh đạo mới về chất lên ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên.
Tại Việt Nam, chƣa có nhiều các nghiên cứu về mối liên hệ giữa lãnh đạo và ý thức gắn bó đối với tổ chức. Trong một nghiên cứu khám phá về mối liên hệ giữa phẩm chất lãnh đạo với ý thức gắn kết đối với tổ chức, tác giả Trần Thị Kim Dung
(2005) đã cho rằng uy tín lãnh đạo tác động dƣơng đến mức độ gắn kết tổ chức của nhân viên. Một nghiên cứu khác Trần Thị Thu Trang (2006) cho thấy phong cách lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực đến lịng trung thành của nhân viên. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Dung (2007) cũng cho thấy phong cách lãnh đạo mới về chất ảnh hƣởng dƣơng đến lòng trung thành của nhân viên. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2008) về ảnh hƣởng của phong cách lãnh đạo (bao gồm phong cách lãnh đạo mới về chất và phong cách lãnh đạo nghiệp vụ) cũng cho thấy phong cách lãnh đạo có tác động dƣơng đến ý thức gắn kết của nhân viên đối với tổ chức, trong đó phong cách lãnh đạo mới về chất có tác động mạnh hơn. Trong nghiên cứu mới đây của Trần Thị Cẩm Thúy (2011) cũng cho thấy ảnh hƣởng tích cực của lãnh đạo tạo sự thay đổi và từng thành phần của nó đến lịng trung thành và sự thỏa mãn công việc của nhân viên; nghiên cứu của Trần Chí Cƣờng (2010) về tác động của phong cách lãnh đạo mới về chất và từng thành phần của nó đến từng thành phần của sự gắn bó tổ chức cũng cho kết quả tác động dƣơng của phong cách lãnh đạo mới về chất đến sự gắn bó của nhân viên đối với tổ chức.
Riêng đối với nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, trên thế giới cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy sự ảnh hƣởng của lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên và hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tác động tích cực giữa lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức. Cụ thể theo nghiên cứu của Bushra và cộng sự (2011) về tác động của lãnh đạo mới về chất lên sự thỏa mãn công việc và ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên trong ngân hàng ở khu vực Lahore, Pakistan với kết quả thống kê cho thấy lãnh đạo mới về chất có tác động tích cực đối với ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên đƣợc lấy mẫu, thay đổi trong lãnh đạo mới về chất mang lại 16% thay đổi trong ý thức gắn kết tổ chức. Ngồi ra cịn có kết quả nghiên cứu của Batool (2013) khi nghiên cứu thực hiện trong Ngân hàng Quốc gia của Pakistan cũng cho thấy các yếu tố của lãnh đạo mới về chất (sự ảnh hƣởng, kích thích trí tuệ) gây tác động tích cực đến hiệu suất làm việc của nhân viên và dẫn đến ý thức gắn bó tổ chức mạnh mẽ của nhân viên. Kết quả đó cho thấy phong cách lãnh đạo mới về chất ảnh hƣởng mạnh mẽ đến ý thức gắn kết tổ chức
của nhân viên. Nó cũng chỉ ra tác động độc lập của tất cả các thành phần lãnh đạo mới về chất đó cũng chứng minh rằng mối quan hệ quan trọng và tích cực giữa lãnh đạo mới về chất và ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên.
Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu mối tƣơng quan này trong phạm vi các ngân hàng tại Tp.HCM và cũng xem xét theo chiều hƣớng ảnh hƣởng tích cực của các thành phần lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn bó tổ chức của nhân viên.