THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên trong các ngân hàng tại TP HCM (Trang 38 - 41)

Nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi; (2) nghiên cứu định lƣợng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng nhƣ ƣớc lƣợng và kiểm định mơ hình.

3.1.1. Nghiên cứu định tính

Bảng 3.1. Điều chỉnh câu hỏi khảo sát sau thảo luận nhóm

hiệu Câu hỏi khảo sát ban đầu Câu hỏi khảo sát sau điều chỉnh

IA2 Họ luôn hy sinh sở thích cá nhân cho những điều tốt đẹp của nhóm, tổ chức.

Họ hy sinh lợi ích của bản thân vì lợi ích của tổ chức.

IA2 Họ thể hiện ý thức về sức mạnh và tự tin. Họ ln tốt ra là ngƣời có quyền lực và tự tin.

IB2

Họ luôn chỉ cho anh/chị thấy rõ tầm quan trọng của việc phải có đƣợc cảm xúc mạnh mẽ khi thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu.

Họ nêu rõ tầm quan trọng của việc có đƣợc một mục tiêu mạnh mẽ.

IB4 Họ nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc anh/chị có cùng sứ mạng với tổ chức.

Họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có đƣợc ý thức nhiệm vụ tập thể.

IC2 Họ đối xử với anh/chị nhƣ một cá nhân hơn là thành viên nhóm.

Họ đối xử với cấp dƣới nhƣ một cá nhân hơn là giữa cấp trên đối với cấp dƣới.

Mục tiêu của giai đoạn nghiên cứu định tính là nhằm hiệu chỉnh các thang đo đã có trên thế giới, xây dựng bản phỏng vấn phù hợp với các điều kiện đặc thù của Việt Nam nói chung và lĩnh vực, đối tƣợng nghiên cứu nói riêng. Sau khi xây dựng đƣợc bản phỏng vấn sơ bộ dựa trên thang đo của các nghiên cứu trên thế giới, tác giả tiến hành thảo luận nhóm gồm 17 nhân viên làm việc tại các ngân hàng trên địa

bàn Tp.HCM để xem họ có hiểu rõ về ý nghĩa của các câu hỏi không và điều chỉnh lại từ ngữ cho phù hợp nhất. (Dàn bài thảo luận nhóm – xem Phụ lục 1a).

Kết quả thảo luận nhóm có một số điều chỉnh lại câu từ cho phù hợp đƣợc tổng hợp trong Bảng 3.1 để xây dựng bảng câu hỏi chính thức và sử dụng bảng câu

hỏi này để tiến hành nghiên cứu định lƣợng. (Bảng câu hỏi chính thức – xem Phụ

lục 1b).

3.1.2. Nghiên cứu định lƣợng 3.1.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu 3.1.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, mẫu đƣợc chọn theo phƣơng pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phƣơng pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tƣợng nghiên cứu bằng phƣơng pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tƣợng mà họ có thể tiếp cận đƣợc (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phƣơng pháp này có ƣu điểm là dễ tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu và thƣờng đƣợc sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, phƣơng pháp này không xác định đƣợc sai số do lấy mẫu.

Theo Hair và cộng sự (1988), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thƣớc mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và 1 biến đo lƣờng cần tối thiểu 5 mẫu quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lƣợng mẫu cần thiết có thể là từ 145 trở lên. Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick và Fidell (1996) cho rằng kích thƣớc mẫu cần phải đảm bảo theo cơng thức:

n >= 8m+50.

Trong đó:

- n: cỡ mẫu

- m: số biến độc lập của mơ hình

Theo cơng thức của Tabacknick và Fidell thì với số biến độc lập của nghiên cứu là 5 thì cỡ mẫu cần thiết sẽ là từ 90 trở lên.

Cơ sở lý thuyết Bảng phỏng vấn sơ bộ Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn thử, n = 17) Bảng phỏng vấn chính Nghiên cứu định lƣợng (n=298) - Mã hóa, nhập liệu - Làm sạch dữ liệu - Thống kê mô tả - Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA) - Phân tích hồi quy

Viết báo cáo

Đối tƣợng khảo sát trong nghiên cứu này là các nhân viên làm việc tại các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM và có thời gian làm việc từ 1 năm trở lên để đảm bảo việc đƣa ra nhận xét về lãnh đạo tƣơng đối chính xác.

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là n = 300. Để đạt đƣợc kích thƣớc mẫu này, 400 bảng câu hỏi đã đƣợc phát ra. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và đƣợc phát trực tiếp đến các nhân viên làm tại các ngân hàng trên địa bàn Tp.HCM và thu lại ngay sau khi trả lời xong. Đồng thời, bảng khảo sát cũng đƣợc thực hiện qua mạng bằng công cụ Google Docs. Thực tế, với 400 bảng khảo sát thu về đƣợc 392 kết quả và chỉ có 298 bản phù hợp với điều kiện khảo sát (không lệch quá nhiều so với dự kiến), 12 bản không hợp lệ do bỏ trống và 81 bản không đủ điều kiện khảo sát với thời gian làm việc dƣới 1 năm.

3.1.2.2. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu đƣợc thể hình trong hình 3.1.

3.1.2.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập xong dữ liệu bằng các bảng câu hỏi phỏng vấn, các bảng phỏng vấn sẽ đƣợc xem xét để loại đi một số bảng phỏng vấn không đạt yêu cầu cho nghiên cứu. Các bảng phỏng vấn đạt yêu cầu sẽ đƣợc mã hóa, nhập dữ liệu và làm sạch. Các thang đo đƣợc đánh giá sơ bộ thơng qua hai cơng cụ chính:

- Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha đƣợc sử dụng trƣớc để loại các biến không phù hợp. Các số có hệ số tƣơng quan biến tổng (item – Tổng correlation) nhỏ hơn 0.3 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.6 đƣợc xem xét loại. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

- Phân tích nhân tố khám phá EFA: nhằm mục đích kiểm tra và xác định

lại các nhóm biến trong mơ hình nghiên cứu. Các biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.4 đều bị loại. Phƣơng pháp trích hệ số sử dụng là phƣơng pháp trích nhân tố, phép quay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có eigenvalue là 1. Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.

Sau khi đánh giá thang đo, tác giả sẽ tiến hành phân tích hồi quy và phân tích ANOVA. Số liệu nghiên cứu đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của lãnh đạo mới về chất đến ý thức gắn kết tổ chức của nhân viên trong các ngân hàng tại TP HCM (Trang 38 - 41)