7. Những đóng góp mới của Luận án
2.1.2.2. Khái niệm cán bộ và chất lượng cán bộ lãnh đạo,quản lý cấp chiến lược về kinh tế
chiến lược về kinh tế
- Khái niệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế Finkelstein và Hambrick (1996) cho rằng các nhà LĐQLCLKT bao gồm: (1) Viên chức điều hành kinh tế cao cấp của chính quyền (2) Người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế ngành, kinh tế vĩ mô (3) Đội ngũ quản lý hàng đầu của doanh nghiệp (4) Các ban giám đốc các doanh nghiệp hàng đầu [84].
Ở Việt Nam, "cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế" được xác định là cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược được giao chức vụ, nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý các tổ chức Đảng và Nhà nước (chính phủ, bộ, ban, ngành, địa phương trực thuộc Trung ương) trên lĩnh vực kinh tế và lãnh đạo các doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế ngành, kinh tế vĩ mơ (Bảng 1). Theo góc độ kinh tế học, LĐQLCLKT là nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý kinh tế.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế thường có vị trí cao cấp trong hệ thống chính trị và hệ thống quản lý kinh tế của Nhà nước, nắm nhiều quyền lực, có quyền hành lớn trong quản lý, phân phối nguồn lực kinh tế địa phương, ngành, quốc gia, doanh nghiệp. Nguồn nhân lực này có vai trị vơ cùng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, dự án chiến lược phát triển kinh tế đất nước; trong xây dựng, ban hành thể chế, chính sách kinh tế và là hình ảnh uy tín, thương hiệu quốc gia về hợp tác phát triển kinh tế đối với các đối tác kinh tế trên thế giới.
Bảng 1 cho thấy, so với khái niệm cán bộ cấp chiến lược nói chung, khái niệm này khơng bao hàm cán bộ nghiên cứu tham mưu cấp chiến lược, cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành (cấp chiến lược). So với các nước có nền KTTT phát triển, khái niệm này còn thiếu đối tượng các CEO, CFO hoặc tập
thể ban giám đốc các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp thành phần kinh tế khác có ảnh hưởng đến kinh tế ngành, kinh tế vĩ mô. Xét đối tượng lãnh đạo cấp chiến lược về kinh tế và quản lý cấp chiến lược về kinh tế ở Việt Nam có sự trùng hợp trên nhiều chức danh. Nguyên nhân của sự trùng hợp này là do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam, trong đó có sự phối hợp, giao thoa giữa sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; sự kiêm nhiệm các chức danh cán bộ Đảng và cán bộ Nhà nước. Thực tế, nhiều người đồng thời đảm nhận cả chức danh Đảng và chức danh Nhà nước (Tổng Bí thư - Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị - Thủ tướng Chính phủ…). Đa số các bộ trưởng của Việt Nam đều là Ủy viên BCHTW Đảng, vừa có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý nhà nước ngành, vừa là nhà lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng trong lĩnh vực phụ trách và trong kinh tế - xã hội nói chung thơng qua tập thể BCHTW. Một bí thư tỉnh ủy hoặc phó bí thư tỉnh ủy kiêm chủ tịch HĐND hoặc chủ tịch UBND, vừa là cán bộ lãnh đạo Đảng, vừa là cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước. Đây là đặc điểm khác biệt của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới, cần quan tâm khi nghiên cứu về đội ngũ LĐQLCLKT.
- Chất lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược về kinh tế
Chất lượng LĐQLCLKT là tổng hợp những nhân tố hợp thành khả năng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý kinh tế chiến lược một cách bền vững và tiềm năng phát triển của người cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược.
Chất lượng LĐQLCLKT dưới góc độ khoa học kinh tế phát triển là chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược. Chất lượng nguồn nhân lực này thể hiện tập trung ở phẩm chất đạo đức liêm chính của nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế và 3 năng lực chính: lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách kinh tế; xây dựng, ban hành thể chế, chính sách kinh tế; xây dựng đối tác kinh tế chiến chiến lược tin cậy, tạo nguồn vốn uy tín và thương hiệu quốc gia. Tiêu chí của chất lượng đó được thể hiện tập trung nhất ở kết quả kinh tế cụ thể do sự lãnh đạo, quản lý của họ mang lại như tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững, sáng tạo sản phẩm, gia tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường..., xây dựng nền kinh tế thịnh vượng, xã hội phồn
vinh. Do chất lượng LĐQLCLKT liên quan trực tiếp, lâu dài đến sự tồn tại, phát triển của các tổ chức, ngành, địa phương và cả một đất nước nên thường được yêu cầu cao hơn hẳn chất lượng các cán bộ lãnh đạo, quản lý khác về tố chất, phẩm chất, năng lực lãnh đạo, quản lý.
Chất lượng nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược trên thế giới hiện nay được quan niệm là đạt chất lượng lãnh đạo, quản lý cao cấp toàn cầu (senior global leaders, CEOs of global).