Phương hướng nâng cao chất lượng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược Việt Nam trong

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 145 - 146)

- Kiểm soát được tham nhũng, chống được lãng phí, lợiích nhóm tiêu cực; (2) Hiệu quả quản lý, phát triển ở ngành, lĩnh vực, địa phương phụ trách

g) Tiêu chuẩn 7: Tiêu chuẩn tổng hợp

4.3.2.2. Phương hướng nâng cao chất lượng và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược Việt Nam trong

đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế cấp chiến lược Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2030 và tầm nhìn đến 2040

Chất lượng đội ngũ LĐQLCLKT có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đòi hỏi phải phải xác định một phương hướng đào tạo, bồi dưỡng đặc trưng hơn, nâng cao hơn so với cán bộ nói chung.

- Trách nhiệm đào tạo, phát triển LĐQLCLKT thuộc về Đảng, Nhà nước, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức Trung ương, Chính phủ và Bộ Nội vụ, đồng thời phát huy trách nhiệm của từng cơ quan, địa phương nơi LĐQLCLKT công tác, thực hiện nhiệm vụ và chính bản thân các nhà LĐQLCLKT trong việc tự đào tạo mình thành những nhà LĐQLCLKT ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

- Đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT phải gắn với yêu cầu chuẩn hóa cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh, khung năng lực của vị trí việc làm dựa trên các tiêu chí cơ bản xác định chất lượng đội ngũ này. Cần có chương trình mang tính tổng thể, chiến lược, liên thông về đào tạo, bồi dưỡng LĐQLCLKT phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với đánh giá, lựa chọn khách quan, chính xác tài năng lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược của cán bộ. Tránh tình trạng tiêu

cực trong lựa chọn, thiếu khách quan trong đánh giá dẫn tới lựa chọn người không đủ tư chất, khơng có khả năng lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược đẫn đến lãng phí đào tạo, sau đó gây hậu quả dẫn đến bố trí sai cán bộ LĐQLCLKT.

- Phương pháp, chương trình đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ LĐQLCLKT phải có tính chun sâu về kinh tế, gắn với nhiệm vụ cụ thể kinh tế Việt Nam với kinh tế toàn cầu; hệ thống kiến thức phải cập nhật, có tính phân tích, gợi mở tư duy, phương pháp luận khoa học gắn với khả năng dự đốn, dự báo cao, đồng thời mang tính tình huống tính trải nghiệm thực tiễn cụ thể phong phú.

Đặc biệt, chương trình đào tạo phải là nền tảng khởi đầu, tạo cơ sở phương pháp luận để phát triển khả năng tự đào tạo suốt đời, đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lâu dài.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ LĐQLCLKT phải gắn với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, cụ thể là yêu cầu lãnh đạo, quản lý nền kinh tế đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc, toàn diện. Đồng thời, đào tạo bồi dưỡng phải gắn liền với tiêu chuẩn, tiêu chí

LĐQLCLKT trong tình hình mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với bố trí, sử dụng. Đây là điều tưởng chừng như đơn giản nhưng trên thực tế tồn tại một nghịch lý kéo dài: nhiều người có khả năng, đủ tiêu chuẩn, đã được đào tạo, bồi dưỡng thì khơng được sử dụng đúng chức danh, vị trí LĐQLCLKT, trong khi nhiều người được bố trí, đảm nhận chức danh vị trí LĐQLCLKT thì lại khơng đủ tiêu chuẩn đầu vào đào tạo và khơng được đào tạo, bồi dưỡng đúng chương trình, trình độ LĐQLCLKT.

Một phần của tài liệu Luận án Đậu Văn Côi (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w