PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 26 - 30)

11. A

Rủi ro đạo đức là rủi ro do thông tin không cân xứng, xảy ra sau giao dịch, người cho vay phải gánh chịu

khi người đi vay sử dụng vốn sai mục đích hoặc khơng muốn trả nợ.

Ví dụ: ông A được ngân hàng cho vay một số tiền để xây nhà với yêu cầu trả lại đầy đủ cả vốn lẫn lãi sau 3 năm. Trường hợp thứ nhất là ông A không đem tiền được giải ngân đi xây nhà mà bỏ vơ thị trường chứng khốn rồi kinh doanh thua lỗ, mất vốn khơng có tiền trả. Hai là dù đã sử dụng vốn đúng mục đích nhưng trong 3 năm đó, ơng A khơng thanh tốn lãi đầy đủ, đúng hạn, có dấu hiệu “xù nợ” khơng muốn trả lại tiền cho ngân hàng. Hai tình huống đó là các vấn đề liên quan đến “đạo đức” của người đi vay sau khi được cấp vốn (dùng vốn vào các lĩnh vực rủi ro hơn hoặc khơng có ý định hồn trả theo cam kết), được gọi là rủi ro đạo đức.

Lựa chọn đối nghịch là rủi ro do thông tin không cân xứng, xảy ra trước giao dịch, người cho vay phải

gánh chịu khi đối tác không trung thực, cố tình cung cấp thơng tin có lợi cho bản thân, dẫn tới việc lựa

chọn nhầm đối tượng đáng được giao dịch. Những người có rủi ro càng cao thì càng hăng hái trong việc

xin vay ngân hàng biểu hiện như sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất cao bất thường để có được vốn, do đó họ dễ dàng “lấy lịng” được các chủ nợ hơn những người có dự án đầu tư an toàn, rủi ro thấp, nhưng chỉ sẵn sàng chấp nhận mức lãi suất thấp hơn.

Sở dĩ gọi là lựa chọn đối nghịch vì đáng lẽ ngân hàng phải cho vay các đối tượng tốt thì lại cho vay nhầm người xấu do nắm không đúng, không đầy đủ các thơng tin về họ.

Ví dụ: ơng A đang có nhu cầu vay vốn để chăn ni lợn. Ơng đến ngân hàng B và u cầu vay một số vốn trong thời hạn 2 năm, thế chấp bằng chính căn nhà ơng đang ở. Ngân chấp thuận đề nghị đó nhưng do sơ suất nên khơng biết rằng căn nhà ông đang ở cũng đã được thế chấp cho một ngân hàng khác. Việc một tài sản đảm bảo được đem đi thế chấp ở hai nơi khác nhau chứng tỏ khả năng thanh tốn của khách hàng có vấn đề và ngân hàng là người trực tiếp phải gánh chịu rủi ro này.

12. B ; 13. C

14. B. Thu thập thơng tin đầy đủ, chính xác từ những người đi vay tiềm năng nhằm mục đích chọn ra những đối tượng có khả năng thanh tốn tốt, có dự án khả thi, trung thực,… trước khi cấp vốn là nghiệp vụ ngân hàng thực hiện để phòng ngừa rủi ro lựa chọn đối nghịch.

15. B. Vốn nợ có thể tồn tại ở các kì hạn ngắn, trung, dài, khơng có mức vơ hạn. Nhưng vốn chủ thì khơng xác định được kì hạn. Chỉ khi DN giải thể, vốn chủ khi đó mới được đem ra thanh tốn cho các chủ nợ và hồn lại cho cổ đơng.

16. B

Với câu A. Trong vốn chủ có thành phần vốn góp ban đầu của các sáng lập viên, không được đem ra giao dịch trên thị trường như cổ phiếu. Do đó vốn chủ khơng phải là một cơng cụ tài chính => A sai

Với câu B. Những người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của DN, họ có quyền địi bồi thường từ giá trị tài sản thanh lí sau giải thể của DN (sau khi đã đáp ứng đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và ngân hàng) trong phạm vi số vốn cho vay => B đúng

Với câu C. Thu nhập từ trái phiếu có tính ổn định cao hơn cổ phiếu do trái phiếu thường được trả lãi cố định và biến động giá cũng ít hơn cổ phiếu => C sai.

Với câu D. Trái phiếu trả lãi còn cổ phiếu trả cổ tức. => D sai 17. D.

A sai ở điểm trái phiếu trả lãi chứ không trả cổ tức.

B sai vì cơng cụ nợ có kì hạn đa dạng từ ngắn hạn, trung hạn tới dài hạn. C sai tương tự như câu B, thêm vào đó kì hạn trên 10 năm phải là nợ dài hạn.

D đúng do cổ phiếu là cơng cụ tài chính vơ thời hạn tức dài hạn nên phải được giao dịch trên thị trường vốn.

18. B. Trong đó: A. dài hạn ; B. trung hạn ; C. ngắn hạn ; D. có thể là trung hoặc dài hạn.

19. D. Nhà đầu tư mua cổ phiếu là đã góp một phần tiền vào vốn chủ sở hữu, trở thành cổ đơng và đương nhiên có quyền biểu quyết về những vấn đề quan trọng của DN.

Cổ tức được trích từ lợi nhuận sau thuế của DN và cổ đông là người hưởng lợi trực tiếp từ tình hình kinh doanh tốt hay xấu. Trong năm DN làm ăn có lãi cao thì cổ tức được trả nhiều, lãi thấp thì trả ít, khác với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi dù trong tình trạng nào cũng chỉ được hưởng mức lợi tức cố định.

21. B22. A 22. A

Cơng ty chứng khốn khi đóng vai trị nhà bảo lãnh phát hành sẽ có nghĩa vụ làm các thủ tục cần thiết cho đợt phát hành và đứng ra bao tiêu, phân phối số chứng khốn đó tới tay các nhà đầu, đồng thời hưởng hoa hồng từ phía tổ chức phát hành.

23. D

IPO (Initial Public Offering - phát hành chứng khốn lần đầu ra cơng chúng): là thị trường sơ cấp nơi DN lần đầu tiên bán chứng khoán cho tổ chức bảo lãnh phát hành với mức giá chiết khấu để từ đó các cơng ty chứng khốn bán lại cho các nhà đầu tư theo mức giá thị trường, ăn hoa hồng theo chênh lệch giá mua bán.

24. A

Thị trường thứ cấp là nơi mua bán lại các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp nhằm làm tăng tính thanh khoản, khả năng sinh lời của chứng khoán, đồng thời là một trong những kênh phản ánh khá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của DN.

25. A26. A 26. A

Giá chứng khoán của DN trên thị trường càng cao đồng nghĩa với DN càng được nhà đầu tư đánh giá tốt. Vì thế ở các lần huy động sau, DN sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hành chứng khoán ra thị trường, với mức chi phí cũng thấp hơn.

27. A

So sánh thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và thị trường OTC Điểm giống nhau:

 Đều có sự quản lí của Nhà nước và được tổ chức chặt chẽ.  Đều có Luật chứng khoán điều chỉnh các hoạt động. Điểm khác nhau:

Tiêu chí Thị trường tập trung Thị trường OTC

Khơng gian Có sàn giao dịch tập trung. Khơng có địa điểm giao dịch thống nhất mà có thể là bất cứ nơi nào tiện lợi cho việc thoả thuận, mua bán.

Phương thức xác định giá

Theo nguyên tắc đấu giá, khớp lệnh công khai.

Giá cả được xác định trên cơ sở thoả thuận, thương lượng.

Tiêu chuẩn chứng khoán

DN muốn niêm yết chứng khoán trên sàn phải đáp ứng các điều kiện nhất

Là nơi giao dịch các chứng khoán chưa đủ điều kiện lên sàn nhưng vẫn đáp ứng được

giao dịch định, khá khắt khe theo quy định của mỗi sở.

các tiêu chuẩn tối thiểu để đem ra giao dịch đại chúng.

Độ rủi ro của chứng khoán

Thấp Cao

Phân biệt thị trường OTC và thị trường tự do: Điểm giống nhau:

 Khơng có địa điểm giao dịch cố định.

 Giá cả được xác lập trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên. Điểm khác nhau:

Tiêu chí Thị trường OTC Thị trường tự do

Quản lí Nhà

nước Được tổ chức chặt chẽ và có sự quản lí của Nhànước. Không được tổ chức và khơngcó sự quản lí của Nhà nước. Chứng khoán

giao dịch

Chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên sở nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định.

Tất cả các loại chứng khốn đang lưu hành.

Hình thức giao dịch

Giao dịch thực hiện qua mạng Internet Giao dịch giá trực tiếp giữa người mua và người bán.

28. B ; 29. C

30. D. Trái phiếu chiết khấu là trái phiếu được bán dưới mệnh giá và cuối kì nhận lại khoản tiền đúng bằng mệnh giá. Chênh lệch giá mua bán chính là lãi của nhà đầu tư nên loại trái phiếu này khơng trả lãi.

31. B. Do Tín phiếu Kho bạc Mĩ là loại chứng từ tài chính ngắn hạn, được đảm bảo bởi nền kinh tế số một thế giới, có đồng nội tệ được đem làm dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia => đây là loại chứng khốn an tồn nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tài chính.

32. A

Thương phiếu (Commercial Paper): Là cơng cụ vay nợ ngắn hạn do các DN uy tín phát hành. Thương

phiếu được sử dụng phổ biến trong thanh toán tiền hàng giữa các đối tác thương mại. Thương phiếu gồm 2 loại là hối phiếu và kì phiếu:

Hối phiếu (Hối phiếu đòi nợ - Bill of exchange): Là giấy tờ có giá do người kí phát lập, u cầu người

bị kí phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng.

Kì phiếu (Hối phiếu nhận nợ - Promissory note): Là một cam kết trả tiền vô điều kiện do một người

phát hành hứa trả một số tiền nhất định cho một người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm hối phiếu. (Ít phổ biến)

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit – CD): Là một công cụ vay nợ do NHTM phát hành để huy

động vốn của các tổ chức, cá nhân. Nhà đầu tư mua CD của ngân hàng nào cũng đồng nghĩa với việc gửi tiền vào ngân hàng đó và được hưởng lãi suất định kì. Hiện nay chứng chỉ tiền gửi có thể được đem ra mua bán, trao đổi trên thị trường.

34. A

Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement – Repo): Là một thoả thuận giữa hai bên, trong đó bên A

cam kết bán cho bên B một số lượng tài sản tài chính nhất định (thường là tín phiếu Kho bạc) kèm theo điều kiện sẽ mua chúng sau vài ngày hoặc vài tuần với mức giá cao hơn. Bản chất Repo là một hình thức cho vay ngắn hạn sử dụng tín phiếu làm vật thế chấp.

Món vay thế chấp (Mortgage): Là một khoản vay dài hạn để đầu tư vào BĐS và lấy chính tài sản hình

thành trong tương lai đó để làm vật thế chấp.

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 26 - 30)