CHƯƠNG 7: TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 37 - 40)

PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

1. Đúng

Xét với thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp, khi Chính phủ điều chỉnh tăng các mức thuế suất này cũng đồng nghĩa với việc điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức cung ứng dịch vụ tín dụng. Để duy trì một mức lợi nhuận sau thuế nhất định (tối thiểu bằng mức như trước), họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế. Suy ra trong một số trường hợp, sự thay đổi các chính sách thuế của Chính phủ có thể tác động tới mức lãi suất thị trường.

2. Sai

CT: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát dự kiến

Trong đó, lãi suất danh nghĩa là mức lãi suất ghi trên hợp đồng tín dụng. Và lãi suất tiền gửi ngân hàng chỉ là một trong nhiều loại thuộc lãi suất danh nghĩa.

3. Sai

Mức độ rủi ro của món vay càng lớn thì người cấp vốn càng yêu cầu “phần bù rủi ro” nhiều hơn để bù đắp những tổn thất có thể gặp phải (với khả năng cao) khi cho vay. Phần bù này cộng thêm với mức lãi suất phi rủi ro (tham chiếu theo lãi suất tín phiếu Kho bạc cùng thời điểm) sẽ ra mức lãi suất cho vay cuối cùng. Trong tài chính có một ngun tắc kinh điển là: Rủi ro càng lớn thì lợi nhuận kì vọng đem về càng cao.

4. Sai

Thời hạn của một khoản vay càng dài thì rủi ro càng cao. Mà rủi ro biến động thuận chiều với lãi suất nên thời hạn cũng là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới lãi suất.

5. Sai

Cơ sở để quyết định mức lãi suất của một món vay khơng chỉ phụ thuộc vào kì hạn mà cịn phải căn cứ vào nhu cầu vốn trên thị trường, mức độ tín nhiệm của đối tượng đi vay, tỉ lệ lạm phát kì vọng, các chính sách thuế của Chính phủ,…

6. Sai 7. Sai

8. Sai (do thị trường quyết định)

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

9. (LTTCTT2) D

Với câu A. Để giải thích, ta sử dụng lí thuyết tối ưu nhất về cơ cấu thời hạn của lãi suất là lí thuyết mơi trường ưu tiên: lãi suất của trái phiếu dài hạn bằng số bình quân của lãi suất ngắn hạn được dự kiến sẽ xảy ra trong vòng đời của trái phiếu dài hạn cộng với phần thưởng cho tính thanh khoản (phần thưởng cho thời hạn).

Giả định then chốt của lí thuyết phần thưởng cho tính thanh khoản là các trái phiếu có ngày đáo hạn khác nhau là hàng hoá thay thế cho nhau. Nói cách khác lợi tức dự kiến thu được từ một trái phiếu tác động tới lợi tức dự kiến thu được từ trái phiếu có ngày đáo hạn khác, và nó cho phép nhà đầu tư ưa thích trái phiếu ngắn hạn hơn trái phiếu dài hạn do rủi ro thấp hơn. Vì vậy nhà đầu tư phải nhận được phần thưởng dương cho tính thanh khoản để họ sẵn sàng nắm giữ trái phiếu dài hạn hơn.

Ví dụ: Chúng ta giả sử rằng lãi suất một năm trong 5 năm tiếp theo lần lượt là: 5%, 6%, 7%, 8% và 9%; phần thưởng cho tính thanh khoản cúa các trái phiếu kì hạn từ 1 đến 5 năm là 0%; 0,25%; 0,5%; 0,75% và 1%.

Khi đó mức lãi suất thu được từ trái 2 năm sẽ là: (5%+6%)/2 + 0,25%= 5,75%

Trong khi lãi suất thu được từ trái phiếu 5 năm sẽ là: (5%+6%+7%+8%+9%)/5+1%= 8%.

Quay lại với câu hỏi, vận dụng lý thuyết phần thưởng cho tính thanh khoản ta có thể giải thích: Khi mức lãi suất ngắn hạn gia tăng theo thời gian thì số bình quân các mức lãi suất ngắn hạn cũng tăng lên, cộng thêm yếu tố phần thưởng cho thanh khoản tăng thuận chiều theo kì hạn sẽ khiến mức lãi suất dài hạn trong cùng khoảng thời gian đó cũng sẽ tăng lên.

Với câu B thì hiển nhiên đúng.

Với câu C. Nói chung kì hạn càng dài thì rủi ro càng lớn, nên người cho vay càng phải đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn để bù đắp những tổn thất có thể xảy ra.

Dựa vào cơng thức tính giá trái phiếu:

P = + (*)

Trong đó: M là mệnh giá; i% là lãi suất coupon; r% là lãi suất hoàn vốn/tỉ lệ lợi tức dự kiến; n là kì hạn trái phiếu; t chạy từ 0 cho tới n.

Thuật ngữ lợi tức trong bài chính là r%

Nhìn vào cơng thức ta có thể thấy: P > M  r < i. 11. A

B sai vì trong thực tế có những loại trái phiếu trả lãi thả nổi theo lạm phát. C sai vì lãi suất coupon được tính bằng tỉ lệ % trong khi mệnh giá là số tuyệt đối.

D sai vì trong thực tế có tồn tại loại trái phiếu chiết khấu: mua với giá thấp hơn mệnh giá, cuối kì nhận lại đúng mệnh giá. Phần chênh lệch chính là lãi trái phiếu trả một lần.

12. C

Lợi tức của các trái phiếu tương tự đang được bán trên thị trường chính là mức tỉ lệ lợi tức kì vọng r% mà nhà đầu tư mong muốn có được từ việc nắm giữ trái phiếu này.

Áp dụng công thức (*), thay số: M = 1000 USD; i = 5%; r = 8%; n = 4 năm P = + + + = 900,64 USD

13. B. Cơng thức tính tỉ suất lợi tức của một trái phiếu = (**)

Trong đó: Pt+1 và Pt lần lượt là thị giá trái phiếu tại thời điểm bán ra và mua vào; C là tổng lợi nhuận coupon mà nhà đầu tư nhận được trong thời gian nắm giữ trái phiếu.

Thay số: Pt+1= 100 (cuối kì bán lại cho nhà phát hành và nhận về một khoản tiền bằng mệnh giá); C = 0 do khơng có thơng tin về lãi trả vào cuối kì.

Ta có: 20% =  P = 83,33 USD 14. B

Với câu A. Ta có cơng thức xác định lãi suất cho vay = lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro Lãi suất phi rủi ro được lấy là mức lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kì hạn.

Phần bù rủi ro là “phần thưởng” cho người cấp vốn do sẵn sàng cho vay các đối tượng kém an tồn hơn chính phủ. Rủi ro vỡ nợ của người đi vay càng cao thì phần bù rủi ro càng nhiều và lợi tức kì vọng từ việc nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư càng lớn.

Với câu B. Chất lượng của trái phiếu có thể được hiểu là tính sinh lời (tỉ suất lợi tức) của nó. Trong thực tế, không phải cứ trái phiếu bán với giá cao tính sinh lời của nó đã cao vì cịn tuỳ thuộc vào tình hình trả lãi của tổ chức phát hành và chênh lệch giá mua bán.

Với câu C. Trái phiếu kém thanh khoản tức là được ít người mua bán, ít người quan tâm. Ngun nhân có thể do tình hình tài chính của tổ chức phát hành khơng tốt, tính sinh lời kém, rủi ro vỡ nợ cao. Để thuyết phục nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ trái phiếu thì DN phải chấp nhận trả một mức phần bù lớn hơn. Và do đó lợi tức kì vọng đem về của trái phiếu cũng cao hơn.

Với câu D. Như trên đã chỉ ra, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Cơng ty có khả năng vỡ cao lớn hơn nhiều chính phủ nên lợi tức của trái phiếu chính phủ đem về là thấp hơn trái phiếu công ty.

15. D. Các khoản đầu tư được coi là cầu vốn của DN.

16. (LTTCTT 2) A. Đây đơn giản chỉ là một giả thiết cho trước của mơ hình. 17. D

Thanh khoản cao hay kì hạn ngắn thì đều dẫn tới rủi ro thấp và lợi nhuận thấp. Ngược lại, thanh khoản thấp hoặc kì hạn dài đồng nghĩa với rủi ro cao nên lợi nhuận cao.

Bằng thực nghiệm và toán học (phép đạo hàm), người ta chứng minh được rằng các trái phiếu ngắn hạn chịu ít ảnh hưởng của biến động lãi suất hơn trái phiếu dài hạn. Mà lãi suất hầu như khá ổn định trong ngắn hạn nhưng thay đổi trong dài hạn. Do đó trái phiếu ngắn hạn có biến động giá ít hơn trái phiếu dài hạn.

18. B. Theo (*), vì tỉ lệ lợi tức dự kiến r% được lấy căn cứ vào mặt bằng lãi suất thị trường, khi r tăng thì P giảm và ngược lại.

19. A

20. C. Theo (*), nếu cho r = i và biến đổi chút ta sẽ có P = M 21. B

22. A

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w