CHƯƠNG 6: CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 31 - 34)

GIAN

PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH1. Sai 1. Sai

Để giải thích tại sao ở nhiều nước phát triển trên thế giới, những chứng khoán mua bán được (cổ phiếu, trái phiếu) không được sử dụng rộng rãi trong tài trợ vốn cho doanh nghiệp mà thay vào đó là nguồn vốn từ các trung gian tài chính, ta cần nghiên cứu 2 vấn đề sau:

Phí giao dịch

Trên thị trường tài chính, quan hệ giữa người cấp vốn và người nhận vốn là trực tiếp, khơng có một trung gian nào đứng ra đánh giá mức độ tín nhiệm của đơi bên, và đơi khi nhu cầu vốn không khớp nhau về khối lượng, thời hạn, lợi tức kì vọng, lĩnh vực đầu tư,… Điều đó dẫn tới chi phí giao dịch gồm các loại chi cho mơi giới tìm đối tác; chi phí tìm hiểu, khai thác thơng tin; chi phí đàm phán, thương lượng; chi phí thuê luật sư viết hợp đồng;… bị đội lên rất cao. Sự ra đời và hoạt động của các trung gian tài chính là để tối thiểu hố những loại chi phí này. Là một kênh tiết kiệm an toàn, tiện lợi, đảm bảo sinh lời cho những người thừa vốn và giúp những người thiếu vốn có cơ hội vay vốn với chi phí thấp hơn.

Vậy những trung gian tài chính đã giảm chi phí giao dịch như thế nào?

Tiết kiệm theo quy mô: Việc gom vốn từ nhiều nguồn tiết kiệm nhỏ, từ các hình thức huy động

tiền gửi có kì hạn, khơng kì hạn đi kèm với các dịch vụ ngân hàng hữu ích và đảm bảo cho người gửi một mức lợi tức thoả đáng; đồng thời chủ động đi vay từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước giúp ngân hàng trở thành một tụ điểm vốn khổng lồ, tận dụng được ưu thế theo quy mơ, tạo điều kiện cắt giảm chi phí giao dịch cho mỗi đơn vị tiền tệ được đầu tư.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư: Bên cạnh việc hạ được chi phí huy động cho mỗi đồng vốn từ lợi

thế theo quy mô, với khối lượng vốn lớn gom được, các trung gian tài chính có thể tiến hành đầu tư một danh mục chứng khoán đa dạng, cho vay được nhiều đối tượng, ngành nghề, lĩnh vực, từ đó phân tán rủi ro, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ đắc lực cho DN vay vốn.

Tính chun mơn hố cao: Các trung gian tài chính có đội ngũ chun viên phân tích, quan hệ

khách hàng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, họ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng tiện lợi, giá rẻ với phương châm đơi bên cùng có lợi, khơng chỉ giúp ngân hàng giữ chân khách hàng quen, làm ăn có lãi mà cịn cung cấp các món vay với lãi suất hợp lí và đưa ra những tư vấn quản lí tài chính hữu ích đi kèm.

Rủi ro trong giao dịch

Có rất nhiều các loại rủi ro với vô số các nguyên nhân khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính thì rủi ro lại càng nghiêm trọng và đa dạng, nhưng trong phần này ta chỉ xét loại rủi ro do thông tin không cân xứng giữa hai bên.

1) Lựa chọn đối nghịch: Rủi ro do thông tin khơng cân xứng tạo ra trước giao dịch, trong đó những

người đi vay khơng trả được nợ là những người tích cực tìm vay nhất và do vậy họ có nhiều khả năng được lựa chọn nhất.

Để giảm thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch, người ta đưa ra các giải pháp như sau:

 Cung cấp và bán những thơng tin hữu ích về các cá nhân, doanh nghiệp cần tài trợ vốn nhằm giúp người cấp vốn sàng lọc ra những đối tượng đi vay tốt, có đủ khả năng trả nợ. Việc này có thể giúp hạn chế bớt rủi ro do lựa chọn đối nghịch nhưng không giải quyết được một cách trọn vẹn khi những người không chi tiền mua thơng tin vẫn có thể hưởng lợi từ những thông tin mà người khác đã mua.

 Sự điều hành của Chính phủ, bắt buộc hoặc khuyến nghị các bên, đặc biệt là bên có nhu cầu tài trợ vốn, phải cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến thương vụ vay mượn cho các bên

liên quan. Nhưng điều này vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn vấn đề lựa chọn đối nghịch, do thông tin mà các bên cung cấp hoặc là không đầy đủ hoặc là bị sai lệch theo chiều hướng có lợi cho bên cung cấp thơng tin, gây khó khăn cho bên nhận thơng tin khi ra quyết định.

 Hai giải pháp trên không thực sự hữu hiệu khiến chúng ta nghĩ tới việc phải có một tổ chức chuyên nghiệp đứng ra thu thập và xử lí thơng tin, đồng thời hưởng lợi từ hoạt động đó thì mới có thể ngăn chặn đáng kể được sự lựa chọn đối nghịch. Và đó chính là các trung gian tài chính. Họ được tổ chức theo tính chun mơn hố cao, có khả năng phân tích, sàng lọc các đối tượng có dự án đầu tư khả thi, năng lực trả nợ tốt, trung thực để cấp vốn. Trong nền kinh tế cạnh tranh, thơng tin chính là cơ hội, là tiền bạc, là khả năng sống còn của bất cứ một DN nào.

2) Rủi ro đạo đức: Rủi ro do thông tin không cân xứng tạo ra sau giao dịch, trong đó người cho vay

phải gánh chịu rủi ro khi người đi vay sử dụng vốn sai mục đích hoặc khơng có thiện chí trả nợ.  Rủi ro đạo đức trong các hợp đồng vốn cổ phần (vấn đề chi phí đại diện): diễn ra khi có sự tách

biệt giữa chủ sở hữu vốn và người quản lí doanh nghiệp (người trực tiếp sử dụng vốn). Người quản lí DN do chỉ sở hữu một phần vốn hoặc thậm chí khơng góp đồng vốn nào rất có thể sẽ hành động vì lợi ích cá nhân thay vì lợi ích của tổ chức, như việc đầu tư mạo hiểm hoặc chỉ tăng cường đầu tư ngắn hạn nhằm mục đích nhanh chóng thu lợi nhuận để được ghi nhận thành tích.

Các giải pháp giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hợp đồng vốn cổ phần là:

 Thiết lập một cơ chế báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác những việc mà nhà quản lí làm cho chủ sở hữu DN đồng thời giảm sự tách biệt đáng kể giữa người sở hữu và người quản lí.

 Tăng cường sự hoạt động của các trung gian tài chính thơng qua hình thức liên kết, liên doanh. Ngân hàng sẽ góp vốn với DN để hình thành liên doanh từ đó có thể giám sát các hoạt động tài chính doanh nghiệp. Với một đối tượng giám sát có hiểu biết chun mơn sâu như NHTM thì khả năng người quản lí DN hành động vì lợi ích bản thân sẽ khó xảy ra.

 Rủi ro đạo đức trong các hợp đồng nợ: định nghĩa tương tự như của rủi ro đạo đức. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hợp đồng nợ là:

 Nâng cao tỉ trọng vốn tự có trong tổng vốn đầu tư của dự án bên cạnh vốn đi vay. Khi lượng vốn bỏ ra đầu tư có một phần đáng kể là của chủ chở hữu sẽ tạo động lực giúp họ hạn chế bỏ vốn vào các lĩnh vực mạo hiểm, tăng cường giám sát và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tiết kiệm hơn.  Đặt ra những quy chế giám sát chặt chẽ, bắt buộc trước và sau khi giải ngân vốn đối với đối tượng đi vay như: phải có tài sảm bảo đảm; phải có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, khả thi, có phương án thu hồi, trả nợ vốn được ngân hàng phê chuẩn; cam kết sử dụng vốn đúng mục đích hai bên đã thoả thuận, cam kết thanh tốn đủ tiền lãi định kì và hồn trả vốn gốc đúng hạn; thường xuyên cung cấp các thông tin liên quan đến q trình sử dụng vốn vay, thậm chí phải chịu các đợt kiểm tra đột xuất từ phía tổ chức cấp tín dụng.

 Tăng cường hoạt động, trình độ nhân lực, kĩ thuật chun mơn của các trung gian tài chính. Xét thấy trong các đối tượng cho vay trong nền kinh tế, chỉ có các trung gian tài chính, đặc biệt là NHTM chứ không phải những cá nhân nhỏ lẻ, DN thừa vốn tạm thời hay thậm chí là Nhà nước

có đủ năng lực chun mơn, kinh nghiệm để thẩm định, giám sát các dự án giải ngân vốn mà cuối cùng hồn vốn đầy đủ và có lãi.

Tóm lại sự ra đời của các trung gian tài chính đã góp phần to lớn khắc phục khuyết điểm của phân khúc thị trường tài chính là vấn đề bất cân xứng thơng tin dẫn tới chi phí giao dịch cao, lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Chỉ có các trung gian tài chính, đặc biệt là hệ thống NHTM với những ưu thế về tiết kiệm theo quy mô, vấn đề kinh nghiệm, chun mơn hố cao trong nghề nghiệp, với các món vay khơng thể mua bán được (tăng tính trách nhiệm trong việc giải ngân, quản lí và thu hồi vốn),… đã loại bỏ tới mức thấp nhất những rủi ro do thơng tin bất cân xứng gây ra. Chính vì vậy, các trung gian tài chính ngày càng đóng vai trị quan trọng hơn so với thị trường tài chính trong việc tài trợ vốn cho DN.

Trong thực tế ở Mĩ, thị trường cổ phiếu chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong tài trợ vốn cho DN (2,1%), trái phiếu (29,8%). Như vậy tổng cộng số cổ phiếu và trái phiếu ở Mĩ (31,9%) mới cung cấp được chưa đến 1/3 nhu cầu vốn bên ngoài mà các DN cần để tài trợ cho sản xuất kinh doanh. Điều này cũng đúng với hầu hết các nước phát triển khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 31 - 34)