(CHỈ DÀNH CHO HỌC PHẦN LÍ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ 2)
PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
1. Sai
Quy ước: tỉ giá được niêm yết theo phương pháp trực tiếp (đồng nội tệ làm đồng tiền yết giá). Tỉ giá tăng tức nội tệ lên giá, tỉ giá giảm tức nội tệ xuống giá.
Với Et là tỉ giá hiện tại, Et+1e là tỉ giá dự kiến trong tương lai, IF là mức lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ, ID là mức lãi suất tiền gửi bằng nội tệ.
Ta có: Lợi tức dự kiến thu được từ tiền gửi ngoại tệ khi quy về nội tệ:
RF = Lãi suất tiền gửi ngoại tệ + Mức lên giá dự kiến của đồng ngoại tệ so với nội tệ RF = IF + (Et – Et+1e)/Et = IF – (Et+1e – Et)/Et (*)
Và lợi tức dự kiến thu được từ tiền gửi nội tệ: RD = Lãi suất tiền gửi nội tệ = ID (**)
Do cung tiền là biến ngoại sinh với mơ hình nên sẽ gây ra sự dịch chuyển của các đường lợi tức. Xét dự dịch chuyển của đường RF:
Khi NHTW mở rộng cung tiền (tăng MS) => Giá cả được dự đoán sẽ tăng lên trong dài hạn => Cầu về hàng nội giảm => Cầu về nội tệ giảm => Đồng nội tệ có xu hướng xuống giá => Kì vọng tỉ giá Et+1e giảm =>
Đến đây ta có hai cách lập luận tiếp:
+) Một là dựa vào công thức (*): Et+1e giảm => RF tăng.
+) Hai là nói bằng lời: Kì vọng tỉ giá dự kiến trong tương lai giảm => Giảm sự lên giá dự kiến của đồng nội tệ so với ngoại tệ => Tăng sự lên giá dự kiến của đồng ngoại tệ so với nội tệ => Tăng mức lợi tức dự kiến thu được từ tiền gửi ngoại tệ tại bất kì mức tỉ giá hối đối hiện hành nào.
Tóm lại RF tăng tại mọi mức tỉ giá hiện hành nên đường RF dịch chuyển sang phải => Et giảm (1) Xét dự dịch chuyển của đường RD:
Theo lí thuyết ưa thích thanh khoản: M/P = f(Ythuận,inghịch)
Trong ngắn hạn, mức giá cứng nhắc (P khơng đổi) nên khi M tăng thì M/P tăng. Để đảm bảo cân bằng đẳng thức, đòi hỏi cầu tiền ở vế phải cũng phải tăng. Do f là hàm nghịch biến với biến i (lãi suất danh nghĩa) nên i giảm tại mọi mức tỉ giá hiện hành. Suy ra đường RD dịch chuyển sang trái => Et giảm (2)
Từ (1) và (2), suy ra khi cung tiền tăng, tỉ giá hối đoái giảm trong ngắn hạn.
Đến đây ta có thể khẳng định mệnh đề trong bài là sai và có câu trả lời. Tuy nhiên có thể mở rộng vấn đề thêm ở mặt dài hạn.
Trong lí thuyết tiền tệ có một quan điểm gọi là tính trung lập của tiền, nói rằng trong dài hạn, sự gia tăng một phần trăm của tốc độ tăng cung tiền sẽ dẫn tới sự gia tăng một phần trăm của mức giá (và tỉ lệ lạm phát), qua đó làm cung tiền thực tế (M/P) và tất cả các biến số kinh tế khác, chẳng hạn lãi suất, khơng thay đổi. Do đó về dài hạn, lãi suất ID giảm trở lại mức cũ và đường lợi tức dự kiến thu được từ tiền gửi trong nước quay về vị trí ban đầu, khiến Et tăng. Nhưng do tác động lên đường RF vẫn khơng đổi nên mức tăng đó chưa đủ để Et đạt được mức giá trị như trước.
2. Sai. Như đã lập luận ở trên, khi MS tăng thì RF tăng và ID giảm nên mệnh đề trong bài là sai. 3. Sai
Đồng bảng mất giá tức một đồng bảng bây giờ đổi được ít đơ la Mĩ hơn trước. Đồng nghĩa với việc để mua được một hàng hoá Mĩ, người dân Anh cần nhiều bảng hơn. Hay nói cách khác, giá hàng hố Mĩ tăng khi bán tại thị trường Anh.
4. Đúng. Dựa vào công thức (*), ta dễ dàng nhận thấy mối quan hệ giữa Et+1e và RF là ngược chiều. 5. Sai. Nghiệp vụ bán ngoại tệ của NHTW tương tự như nghiệp vụ bán trái phiếu trên thị trường mở
ta đã học ở chương 10. Bán ngoại tệ ra và thu về nội tệ nên lượng tiền lưu hành giảm. 6. Sai
Do tỉ lệ lạm phát kì vọng là biến ngoại sinh với mơ hình nên sẽ gây ra sự dịch chuyển ở các đường lợi tức. Xét sự dịch chuyển của đường RF:
Khi lạm phát dự kiến tăng lên (kì vọng mức giá cả hàng nội địa cao hơn trong tương lai) => Cầu về hàng nội địa giảm => Cầu đồng nội tệ giảm => Đồng nội tệ có xu hướng mất giá => Kì vọng tỉ giá Et+1e giảm => Giảm sự lên giá dự kiến của đồng nội tệ so với ngoại tệ => Tăng sự lên giá dự kiến của đồng ngoại tệ so với nội tệ => Đường RF dịch chuyển sang phải.
Xét sự dịch chuyển của đường RD:
Theo công thức Irving Fisher: lãi suất danh nghĩa = lãi suất thực + tỉ lệ lạm phát dự kiến.
Khi lạm phát được kì vọng cao hơn trong tương lai, người ta thường tăng lãi suất danh nghĩa để đảm bảo một mức lợi tức thực ổn định cho nhà đầu tư. ID tăng nên đường RD dịch phải. Nhưng nhìn chung người ta cho rằng, mức tăng thêm của lãi suất trong nước không bằng sự mất giá tương đối của nó so với đồng ngoại tệ nên đường RF dịch sang phải một đoạn lớn hơn đường RD => hiệu ứng giảm tỉ giá mạnh hơn và được biểu hiện trong thực tế.
7. Đúng
ID giảm sẽ khiến RD giảm tại mọi mức tỉ giá hối đối hiện hành (theo cơng thức (**)) => Đường RD dịch sang trái và đồng nội tệ mất giá.
Cách lập luận khác là khi lãi suất trong nước giảm tức suất sinh lời từ việc đầu tư bằng đồng nội tệ giảm => nội tệ trở nên kém hấp dẫn => các nhà đầu tư nước ngồi có xu hướng bán bớt nội tệ và chuyển sang nắm giữ ngoại tệ để hưởng mức sinh lời cao hơn => Cầu nội giảm/Cung nội tệ tăng => Nội tệ mất giá.
8. Sai. Tỉ giá được hình thành theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối. 9. Sai
Do giá cả hàng hoá ở Nhật là cố định, nên cái ta có thể thay đổi ở đây chỉ là tỉ giá. Để người Mĩ có thể mua được nhiều hàng hố Nhật hơn hoặc với chi phí rẻ hơn thì đồng tiền của họ phải quy đổi ra được nhiều yên Nhật hơn. Tức đô la Mĩ phải lên giá so với đồng yên Nhật Bản.
10. Sai. NHTW chỉ quy định mức tỉ giá tham chiếu và qua đó các NHTM tự niêm yết mức tỉ giá mua vào/bán ra của mình, khơng vượt q biên độ cho phép và phù hợp với tình hình cung cầu.
PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH