CHƯƠNG 12: LẠM PHÁT

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 62 - 65)

(CHỈ DÀNH CHO HỌC PHẦN LÍ THUYẾT TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ 2)

1. Đúng. Có ba biện pháp chiến lược chính để kiềm chế lạm phát:

 Thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hố: Giúp cho nhu cầu của người dân ngày càng được đáp ứng một cách đầy đủ, phong phú, tránh việc khan hiếm hàng hoá đẩy giá thành tăng cao.

 Kiện tồn bộ máy, cắt giảm biên chế hành chính: Giảm chi thường xun, qua đó góp phần giảm bội chi ngân sách nhà nước.

 Tăng cường cơng tác quản lí thu-chi ngân sách: Tăng các khoản thu một cách hợp lí, bền vững, chống thất thu,… đồng thời nâng cao hiệu quả của các khoản chi ngân sách.

2. Sai. Các cuộc đấu tranh đòi tăng lương làm tăng chi phí sản xuất của DN, qua đó đẩy giá thành sản phẩm đầu ra lên. Đây là lạm phát chi phí đẩy.

3. Sai. Xét về mặt định tính, người ta chia lạm phát thành: +) Theo mối tương quan với thu nhập

 Lạm phát cân bằng: Tỉ lệ lạm phát tăng tương ứng với thu nhập và qua đó khơng làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động.

 Lạm phát không cân bằng: Tỉ lệ lạm phát tăng không tương ứng với thu nhập, thu nhập thực tế thay đổi và đời sống người lao động bị ảnh hưởng (thường xảy ra hơn).

+) Theo khả năng dự đốn trước

 Lạm phát được kì vọng trước: Lạm phát xảy ra trong một thời gian tương đối dài, với tỉ lệ lạm phát hàng năm khá đều đặn, ổn định. Do vậy người ta có thể dự đốn trước tỉ lệ lạm phát cho các năm tiếp theo.

 Lạm phát bất thường: Lạm phát xảy ra có tính đột biến mà khơng được dự báo trước. Xét về mặt định lượng, người ta chia lạm phát thành:

 Lạm phát một con số (vừa phải, có tác dụng kích thích sản xuất phát triển)  Lạm phát hai con số (khá cao và đã biểu hiện rõ tác động tiêu cực lên nền kinh tế)

 Lạm phát ba con số (siêu lạm phát, kinh tế suy thối một cách nhanh chóng, đời sống người lao động gặp khó khăn)

4. Sai

5. Sai. “Lạm phát lúc nào và ở đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ” – Milton Friedman.

Trên thực tế, chính sách tài khố ln có giới hạn cả ở đầu thu và chi, nên muốn tốc độ tăng giá được duy trì trong một thời gian dài tức nền kinh tế có lạm phát, thì chính sách tiền tệ phải vào cuộc bằng cách in thêm tiền (nguồn lực vô hạn).

6. Sai. Lạm phát gây ra sự tăng giá, là động lực để các DN mở rộng sản xuất kinh doanh. 7. Sai. Duy trì một mức lạm phát thấp và ổn định rất có lợi cho nền kinh tế.

8. Đúng (chứng minh ở các câu 11 và 14)

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

9. ?10. D 10. D

Mơ tả lạm phát chi phí đẩy: Cơng nhân biểu tình địi tăng lương sẽ làm gia tăng chi phí đầu vào của DN, buộc họ phải cắt giảm sản xuất và thất nghiệp tăng lên. Giá cả tăng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn hoặc ở một phân khúc ngành nghề nào đó. Do Chính phủ đã cam kết một mức cơng ăn việc làm cao nên sau đó phải kích cầu, tạo thêm việc làm mới cho ngành bị thiếu hụt. Tác động đó khiến giá hàng hố lại được đẩy lên một mức mới. Các nhóm cơng nhân thừa cơ tiếp tục yêu sách đòi tăng lương và kêu gọi cơng đồn ở nhiều nơi khác cũng đứng lên biểu tình. Nếu quá trình này tiếp diễn liên tục, với cam kết tỉ lệ thất nghiệp thấp của mình, Chính phủ khơng thể một mình đứng ra tăng chi tiêu cơng để tạo việc làm (do giới hạn từ nguồn thu và các áp lực chính trị), mà phải có sự tham gia của NHTW bằng chính sách tiền tệ, với việc mở rộng cung tiền là một nguồn lực vơ hạn định. Khi đó tốc độ tăng giá mới diễn ra liên tục trong một thời gian đủ dài và nền kinh tế thực sự có lạm phát.

11. C

Đề bài nên sửa lại là: Nếu như người làm cơng tin rằng các nhà tạo lập chính sách khơng hề nghiêm túc trong việc đẩy lùi lạm phát => Kì vọng giá cả trong tương lai sẽ cịn tăng cao => Để duy trì mức thu nhập thực tế (Y/P) ổn định, các cơng nhân có xu hướng địi tăng lương => Làm gia tăng chi phí sản xuất

 Giá cả đầu ra tăng lên

 DN cắt giảm sản lượng (giảm nguồn cung hàng hoá) => Tỉ lệ thất nghiệp tăng lên 12. B

Với lạm phát cầu kéo, cơng ăn việc làm cao là mục tiêu của Chính phủ nên tỉ lệ lạm phát sẽ thấp hơn mức tự nhiên.

Với lạm phát chi phí đẩy, do chi phí đầu vào tăng cao, DN thu hẹp sản xuất nên nhiều việc làm bị mất đi, tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức tự nhiên.

13. A

Mô tả lạm phát cầu kéo: Chính phủ khi theo đuổi một mức sản lượng cao hơn mức sản lượng tự nhiên ở hiện tại (tỉ lệ thất nghiệp thấp hơn mức tự nhiên), sẽ chủ động kích cầu nền kinh tế để tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, nhiều hàng hố hơn. Do chi phí nhân công tăng cao, khiến các DN phải thu hẹp sản xuất (nếu như tốc độ tăng doanh thu không theo kịp tốc độ tăng của chi phí). Sản lượng trở về mức ban đầu, thất nghiệp tăng lên, buộc Chính phủ phải tiếp tục nới lỏng tài khố để duy trì trạng thái trên cả mức toàn dụng nhân cơng như trước. Q trình này khơng diễn ra được lâu, do nguồn thu ngân sách có giới hạn và phải chịu áp lực từ các phe phái chính trị, nên để nền kinh tế có lạm phát, tốc độ tăng giá được duy trì trong dài hạn, phải có sự tham gia của NHTW bằng việc mở rộng cung tiền. Sự tăng chi tiêu có giới hạn thành nhiều đợt của Chính phủ cũng khiến giá hàng hoá tăng nhưng là nhất thời trong khi định nghĩa lạm phát là sự tăng giá liên tục trong một thời gian dài nên đó khơng được gọi là lạm phát. Chỉ có tăng cung tiền – một nguồn lực vơ hạn của NHTW thì lạm phát mới thực sự được hình thành.

14. C

Dựa vào các lập luận ở câu 8 và 12, dễ thấy lạm phát chỉ có thể xảy ra khi có chính sách tiền tệ mở rộng can thiệp. Và đây cũng là chứng minh của ta cho câu nói kinh điển của Milton Friedman: “Lạm phát lúc nào và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ”.

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 62 - 65)