PHẦN 1: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 52 - 58)

1. Sai. Thực hiện chính sách tài khố (điều hành thu-chi ngân sách nhà nước) là nhiệm vụ của Chính phủ. NHTW chỉ có chức năng thực thi chính sách tiền tệ (điều hồ cung tiền trong nền kinh tế). 2. Đúng. Theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước cũng như thông lệ quốc tế, NHTW hiện đại

là cơ quan độc quyền phát hành tiền của quốc gia, khu vực (ECB).

3. Sai. Thông thường DN huy động vốn từ hệ thống NHTM và các NHTM có thể vay vốn từ NHTW (Là ngân hàng của các ngân hàng), chứ DN không thể vay vốn trực tiếp từ NHTW. 4. Đúng. Chính sách tiền tệ quốc gia có 3 mục tiêu cơ bản:

 Ổn định giá trị đồng bản tệ (gồm ổn định giá cả, ổn định lãi suất, ổn định thị trường tài chính, ổn định thị trường ngoại hối)

 Tạo việc làm  Tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là luôn được tiên hàng đầu, là nền tảng để thực hiện các mục tiêu sau đó.

5. Đúng. Kinh tế học vĩ mơ đã chỉ ra: Trong ngắn hạn, thường có sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát thấp và tỉ lệ thất nghiệp thấp. NHTW phải chọn lựa một trong hai.

6. Sai. Lạm phát là một trong những động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, nên mục tiêu của ta là kiểm sốt chứ khơng phải cố gắng kiềm chế nó. Duy trì một mức lạm phát thấp, ổn định là có lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh.

7. Sai. Thực nghiệm đã chỉ ra, trong những thời kì NHTW mở rộng cung tiền, tỉ lệ lạm phát tăng và kinh tế tăng trưởng khá tốt. Do đó giữa biến số tốc độ tăng cung tiền và tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ thuận chiều.

8. Sai. Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc NHTW cho thu hẹp cung tiền. Cịn việc Chính phủ hạn chế chi tiêu cơng thì đó là chính sách tài khố thắt chặt.

9. Đúng. Để thực hiện được 3 mục tiêu cuối cùng trên, NHTW phải đi qua các bước trung gian, đặt ra những mục tiêu cụ thể, dễ tác động hơn, đó là:

 Mục tiêu tác nghiệp (hoạt động): Là cơ sở tiền tệ, các mức lãi suất ngắn hạn,…  Mục tiêu trung gian: Cung tiền, các mức lãi suất trung và dài hạn,…

Thứ tự cần đạt là: Mục tiêu tác nghiệp => Mục tiêu trung gian => Mục tiêu cuối cùng 10. Sai (về các công cụ của NHTW, tham khảo chi tiết phần bổ sung câu 32)

11. Sai (khơng vì mục tiêu lợi nhuận nhưng trong q trình hoạt động có thể tạo ra lợi nhuận) 12. Sai (chính xác là giao dịch chủ yếu với các NHTM)

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

13. B

NHNN Việt Nam là một cơ quan ngang bộ, Thống đốc NHNN tương đương với hàm Bộ trưởng, và là một thành viên của Chính phủ, chịu sự kiểm sốt, điều hành của Chính phủ.

14. A

Cục dự trữ liên bang Hoa Kì (Fed) là một cơ quan độc lập với nội các của Tổng thống Mĩ, chuyên trách thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Chủ tịch Hội đồng thống đốc do Tổng thống bổ nhiệm và Quốc hội phê chuẩn. Nhưng Fed khơng chịu sự điều hành của Chính phủ và chỉ có trách nhiệm giải trình với Quốc hội. Chính sách tiền tệ và tài khố trong trường hợp này là độc lập.

15. B

Với mơ hình NHTW trực thuộc Chính phủ, chính sách tiền tệ và tài khố được bổ sung, phối hợp với nhau, thực thi bởi một cơ quan duy nhất là Chính phủ nên sẽ đảm bảo tính tập quyền cao nhất.

16. A và D

Lấy ví dụ về Fed. Chủ tịch Hội đồng thống đốc do Quốc hội phê chuẩn trên cơ sở đề nghị của Tổng thống và có trách nhiệm báo cáo, giải trình trước các uỷ ban của Quốc hội. Đồng thời, để thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô, Fed cũng có nghĩa vụ hợp tác với Chính phủ để chính sách tiền tệ và tài khố do hai cơ quan khác biệt ban hành không quá mâu thuẫn với nhau. Mục đích của việc độc lập NHTW khỏi Chính phủ là để ngăn cản việc in tiền tài trợ thâm hụt ngân sách chứ khơng cản trở việc hợp tác vì lợi ích chung của nền kinh tế.

17. D. NHTW có ba chức năng chính:

 Phát hành và điều tiết lượng tiền cung ứng

 Ngân hàng của các ngân hàng (Nhận tiền gửi của các NHTM: tiền dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán; Cho vay với ngân hàng và các tổ chức tín dụng; Thực hiện thanh tốn liên ngân hàng)  Ngân hàng của Nhà nước (Cơ quan quản lí nhà nước về các hoạt động của hệ thống ngân hàng;

Có trách nhiệm đối với Kho bạc nhà nước: nhận tiền gửi của KBNN, tổ chức thanh toán cho KBNN với các NHTM; cho NSNN vay tiền khi cần thiết,…; Là đại diện cho nhà nước trong quan hệ quốc tế về các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng).

18. C. Đây là một hoạt động trong mục Cơ quan quản lí nhà nước về các hoạt động của hệ thống ngân hàng, thuộc chức năng thứ 3.

19. A. Lạm phát thấp và ổn định có tác dụng duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng quá thấp hoặc quá cao lại có ảnh hưởng tiêu cực như làm mất động lực phát triển, gây nhiễu loạn hệ thống tài chính.

20. A

Lạm phát q cao, khó kiểm sốt sẽ gây khó khăn trong cơng tác dự báo, hoạch định chiến lược kinh doanh của cả nền kinh tế. Trong khi lạm phát thấp vừa kích thích DN mở rộng đầu tư, lại vừa tạo điều kiện cho chủ DN dễ dàng cân nhắc các kế hoạch tương lai, thông qua việc dự đốn đúng các mức chi phí, lợi nhuận mình có thể thu được, tránh tái phân phối nguồn lực một cách bất cơng.

21. A

Một trong những sự chỉ trích dai dẳng về việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW là có quá nhiều nhiệm vụ giao cho nó, trong khi nhiều cái lại mâu thuẫn với nhau, khơng thể đạt được cùng một lúc. Ví dụ, mục tiêu lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp. Để duy trì lạm phát thấp thì phải hạn chế đầu tư, nhưng như vậy thì khơng tạo ra được nhiều việc làm, thất nghiệp tăng cao và kinh tế tăng trưởng chậm. Còn để thực hiện mục tiêu tỉ lệ thất nghiệp thấp, kinh tế tăng trưởng nhanh thì buộc phải nới lỏng chính sách tiền tệ và hệ quả tất yếu là lạm phát gia tăng, đồng tiền mất giá.

22. A

Tỉ lệ thất nghiệp cao tức là có một số lượng lớn lao động có năng lực, có nhu cầu nhưng lại khơng thể đóng góp khả năng của mình để tạo ra GDP cho đất nước. Và đó là một sự lãng phí nguồn nhân lực.

23. D

Kinh tế học vĩ mô đã chỉ ra rằng không thể nào đạt được mức tỉ lệ thất nghiệp bằng 0. Duy trì tỉ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên (sản lượng tương ứng cũng ở mức tự nhiên) là lí tưởng nhất. Dù NHTW hay Chính phủ có tìm cách làm giảm lượng thất nghiệp xuống dưới mức tự nhiên thì sớm hay muộn nền kinh tế cũng trở lại đúng trạng thái mức thất nghiệp ban đầu đồng thời giá cả tăng cao. Và đây là điều không ai muốn.

24. A

Mục tiêu công ăn việc làm cao (tỉ lệ thất nghiệp thấp) thường đạt được trong thời kì kinh tế tăng trưởng, hoạt động đầu tư của DN được mở rộng khiến nhu cầu nhân công gia tăng.

26. D

Với câu A. Thu nhập thực tế là lượng hàng hoá, dịch vụ mà một người có thể mua được; được tính bằng cách chia thu nhập danh nghĩa cho mức giá chung. Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng cao trong một thời gian dài. Khi giá cả tăng lên, tất yếu thu nhập thực tế giảm xuống (với một mức thu nhập khơng đổi, số lượng hàng hố mua được trở nên ít đi).

Với câu B. Trường hợp lạm phát gia tăng bất ngờ vào thời điểm một hợp đồng tín dụng đáo hạn, người cho vay sẽ chỉ nhận lại được những đồng tiền kém giá trị hơn trước, tức khi đó nguồn lực của họ bị chuyển một cách bất đắc dĩ sang người đi vay.

Với câu C. Một trong những chức năng của tiền tệ là cất trữ giá trị. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, chức năng này khơng cịn đáp ứng tốt được nhu cầu đó nữa. Lúc bấy giờ người dân có xu hướng chuyển đổi tiền mặt sang nắm giữ các tài sản vật chất khác hoặc chuyển vốn ra nước ngoài.

Với câu D. Lạm phát tăng một mặt làm nhiễu loạn hoạt động trên thị trường tài chính, mặt khác khiến lãi suất tăng cao, làm tăng chi phí vốn, trong khi đó là kênh dẫn vốn cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực BĐS. Hệ quả là thị trường BĐS suy thối nhưng khơng phải do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ lạm phát.

27. C

Mục tiêu dài hạn của cả chính sách tiền tệ và tài khố ln là kinh tế tăng trưởng, có nhiều của cải vật chất được sản xuất ra để phục vụ nhu cầu không ngừng tăng cao của người dân.

28. A ; 29. C

30. A. Cung tiền là đối tượng nhắm đến của chính sách tiền tệ. Chính sách mở rộng hướng đến mục tiêu làm tăng cung tiền, chính sách thắt chặt thì ngược lại.

31. D

Với câu A. Dòng tiền vận động trong nội bộ Dự trữ NHTM => MB không đổi

Với câu B. NHTW mở rộng cho vay chiết khấu => Dự trữ ngân hàng tăng => MB tăng Với câu C. NHTW mua TPKB, bơm tiền ra => MB tăng

32. B. Nghiệp vụ thị trường mở là công cụ quan trọng nhất của NHTW do các ưu thế của nó (được liệt kê trong bảng dưới đây).

*** Bổ sung: Bảng hệ thống các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ:

(trả lời các câu: 33. B; 34. A và B; 37. D; 38. A; 40. B; 41. B; 43. B; 44. A; 45. B; 48. B; 49. B) Cơng cụ

chính sách

Khái niệm/Cơ chế tác động Ưu điểm Nhược điểm

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO)

– công cụ

+) Là nghiệp vụ NHTW mua/bán các giấy tờ có giá trên thị trường (chủ yếu là với hệ thống NHTM) +) NHTW mua GTCG, bơm tiền

+) Có thể kiểm sốt được hồn tồn lượng tiền bơm/hút từ lưu thông. +) Linh hoạt, chính xác, có

Địi hỏi một thị trường tài chính phát triển về các thành viên tham gia, tính chuẩn hố của

quan trọng nhất

vào => MB tăng => MS tăng => lãi suất giảm.

+) NHTW bán GTCG, hút tiền vào => MB giảm => MS giảm => lãi suất tăng.

thể sử dụng được ở bất cứ mức độ nào. +) Dễ dàng đảo ngược tình thế khi có sai sót. +) Thực hiện nhanh chóng, ít tốn kém về chi phí, thời gian,… hàng hố giao dịch và thị trường mua bán. Chính sách chiết khấu

+) Là công cụ bằng cách thay đổi mức lãi suất chiết khấu hoặc hạn mức chiết khấu để tác động tới dự trữ ngân hàng và qua đó là cơ sở tiền tệ.

+) NHTW tăng lstk/giảm hạn mức ck => khuyến khích (nhưng khơng bắt buộc các ) các NHTM tăng cường đi vay từ NHTW => Dự trữ ngân hàng giảm => MB giảm => MS giảm => lãi suất tăng. Và ngược lại

+) Kiểm soát được phần nào dự trữ của các NHTM và qua đó là tín dụng ra nền kinh tế, là cơng cụ thực hiện chính sách tiền tệ (tăng cường hoặc thắt chặt).

+) Giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng với hệ thống NHTM, tránh nguy cơ mất thanh khoản dẫn tới phá sản (ưu điểm lớn nhất).

+) NHTW bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng do việc có vay hay khơng hay vay bao nhiêu là tuỳ thuộc quyết định của NHTM.

+) Khó khắc phục sai sót khi chẳng may xảy ra.

Dự trữ bắt buộc

+) Là việc NHTW quy định một tỉ lệ giữ lại nhất định từ số tiền gửi của khách hàng, NHTM phải gửi vào tài khoản mở tại NHTW mà không được đem cho vay, đầu tư. Mục đích của dự trữ bắt buộc là để điều tiết cung tiền.

+) NHTW tăng tỉ lệ dtbb => giảm khả năng cho vay ra của NHTM (giảm số nhân tiền tệ) đồng thời gia tăng lãi suất (do chi phí vốn tăng) => giảm MS => lãi suất tăng và ngược lại. Trong cả hai trường hợp, MB đều không đổi.

+) Gây ra tác động như nhau với tất cả các ngân hàng.

+) Tác động mạnh mẽ, tức thời tới cung tiền.

+) Gây khó khăn về thanh khoản cho hệ thống NHTM, nhất là với các ngân hàng có mức dự trữ dơi ra thấp. +) Khá cứng nhắc, khó thay đổi trong một môi trường kinh doanh liên tục biến động.

+) Tăng chi phí huy động vốn và từ đó làm tăng lãi suất cho vay. +) Làm hạn chế lượng vốn cho vay ra nền kinh tế. +) Tốn kém chi phí quản lí. Hạn mức tín dụng (cơng cụ phi truyền thống) +) Là quy định khống chế lượng tín dụng NHTM có thể cấp ra nền kinh tế trong một thời kì nhất định.

+) NHTW tăng hạn mức tín dụng => Tăng cường khả năng cho vay ra nền kinh tế => Số nhân tiền tăng => MS tăng. Đồng thời cung vốn tăng sẽ tạo điều kiện hạ lãi suất. Ngược lại khi NHTW giảm hạn mức tín dụng sẽ làm giảm cung tiền và tăng lãi suất.

+) Tác động nhanh chóng tới MS, đặc biệt phát huy tác dụng khi lạm phát tăng cao.

+) Làm tăng lãi suất, hạn chế đầu tư, cản trở tăng trưởng.

+) Làm giảm tính cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt khi đã cấp vốn hết hạn mức thì ngân hàng khơng cịn động lực kinh doanh tiếp. +) Do bị khống chế số lượng vốn cấp tín dụng

trong khi nhu cầu vẫn cịn nên sẽ phát sinh thị trường ngầm, lách luật. +) Làm sai lệch cơ cấu đầu tư của NHTM. Do lượng vốn được cấp có hạn nên ngân hàng sẽ chú trọng các dự án sinh lời cao dù rủi ro lớn hơn là các dự án an toàn nhưng lợi nhuận thấp.

+) DN vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn vay ngân hàng do nguồn lực có hạn, ngân hàng sẽ ưu tiên cho vay các DN lớn hơn trước. Quản lí lãi suất (công cụ phi truyền thống) +) Là việc NHTW đặt ra các quy định về khung lãi suất tiền gửi/cho vay với các NHTM. +) Để bảo vệ lợi ích của người dân, NHTW thường quy định mức “sàn” tối thiểu cho lãi suất tiền gửi hoặc “trần” tối đa cho lãi suất tiền vay. Ngược lại, để bảo vệ lợi ích của ngân hàng, NHTW thường quy định mức “trần” tối đa cho lãi suất tiền gửi hoặc “sàn” tối thiểu cho lãi suất tiền vay.

+) Thơng qua tín hiệu lãi suất để chủ động can thiệp lên lượng vốn huy động/cho vay trong nền kinh tế, thiết thực khi các yếu tố thị trường chưa hoàn chỉnh, buộc phải áp dụng các biện pháp hành chính để quản lí.

+) Có thể thơng qua đó để bảo vệ lợi ích của từng nhóm đối tượng trong mỗi thời kì (ưu đãi lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên, đối tượng chính sách,…)

+) Chi phí huy động vốn trong nền kinh tế không phản ánh đúng quan hệ cung cầu. +) Việc thay đổi chính sách có thể khiến các ngân hàng rơi vào thế bị động, gây ra rủi ro lãi suất cho hoạt động kinh doanh.

35. B. NHTW bán ra TPKB, hút tiền vào => MB giảm => MS giảm 36 và 39 bỏ

42. A

46. B. NHTM tăng dự trữ vượt mức đồng nghĩa với việc làm giảm số vốn cho vay ra nền kinh tế, khả năng tạo tiền giảm nên số nhân tiền giảm.

47. A. Tỉ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn giảm tức người dân có xu hướng gửi tiền vào ngân hàng. Dự trữ ngân hàng tăng giúp mở rộng khả năng cho vay để tạo tiền và từ đó làm tăng số nhân tiền.

50. A (xem câu 19, chương 8) 51. A

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 52 - 58)