PHẦN I: LỰA CHỌN ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 43 - 46)

1. Đúng

Ngân quỹ gồm 3 thành phần: Tiền mặt tại két + Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác + Tiền gửi tại

NHTW. So với các tài sản khác của NHTM như Chứng khoán, Tiền cho vay, Ngoại tệ, văn phịng, trang thiết bị,… thì ngân quỹ dễ được quy đổi thành tiền mặt nhất (nhanh chóng với chi phí ít tốn kém nhất) nên có tính thanh khoản cao nhất.

2. Đúng. Các nguyên tắc quản lí tiền cho vay của NHTM:  Sàng lọc và giám sát:

Sàng lọc là việc ngân hàng thu thập, xử lí thơng tin khách hàng để lựa chọn ra những đối tượng đi

vay uy tín, có khả năng trả nợ cao nhất. Đây là biện pháp để khắc phục vấn đề lựa chọn đối nghịch.

Giám sát là việc ngân hàng sau khi cấp vốn, liên tục theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của

khách hàng xem có đầu tư đúng mục đích, hiệu quả hay khơng. Giám sát là biện pháp khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức.

Quan hệ khách hàng: Là việc giữa ngân hàng và khách hàng cố gắng duy trì một mối quan hệ

tốt đẹp, lâu dài: khách hàng có tình hình kinh doanh tốt, trả nợ đúng hạn; ngân hàng thường xuyên cung cấp những dịch vụ tài chính tiện lợi, nhanh chóng, có ưu đãi cho khách hàng quen. Mục đích là nhằm giảm chi phí thu thập thơng tin cũng như chi phí giám sát cho ngân hàng, đồng thời giúp những đối tượng này tiếp cận vốn dễ dàng với mức lãi suất thấp hơn.

Thế chấp tài sản và số dư bù:

Tài sản thế chấp là một trong các yêu cầu bắt buộc đối với những đối tượng đi vay nhỏ lẻ, rủi ro

cao (có thể khơng áp dụng với Chính phủ, các NHTM, các tập đồn, tổng cơng ty lớn,…). Đây là một biện pháp khắc phục vấn đề rủi ro đạo đức, cụ thể là tránh việc khách hàng “xù nợ” hoặc bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi người đi vay khơng có khả năng thanh tốn.

Số dư bù là số tiền tối thiểu khách hàng phải gửi vào tài khoản phát séc mở tại ngân hàng cấp

vốn. Nó đóng vai trị như một loại tài sản cầm cố, ngân hàng có thể thu lại khi khách hàng khơng trả được nợ; đồng thời với yêu cầu khách hàng sử dụng tài khoản đó trong việc thanh toán cho đối tác, ngân hàng sẽ tiện theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, nếu vốn rút nhiều trong một khoảng thời gian ngắn thì có thể DN đang gặp khó khăn tài chính.

Hạn chế tín dụng: gồm 2 loại hạn chế: một là đối tượng cho vay (chỉ chọn những chủ thể uy tín,

có khả năng trả nợ tốt), hai là hạn chế số tiền được vay (không cho vay 100% theo yêu cầu của khách hàng hoặc theo giá trị dự án mà bao giờ khách hàng cũng phải tự bỏ tiền ra tài trợ một phần. Mục đích là để tăng tính trách nhiệm với việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả.

Vốn ngân hàng và tính tương hợp: (4 nguyên tắc trên là để hạn chế rủi ro của NHTM khi cho

vay khách hàng, cịn ngun tắc thứ 5 mục đích để giúp hạn chế rủi ro cho người gửi tiền khi gửi vốn tại ngân hàng).

+) Vốn tự có: Vốn tự có là tấm nệm hấp thụ rủi ro và là cái phao cứu sinh cuối cùng khi xảy ra nguy cơ phá sản ngân hàng. Vốn tự có càng lớn, khả năng vỡ nợ càng thấp. Một ngân hàng có vốn tự có càng cao thì người dân và DN càng yên tâm gửi tiền vào đó.

+) Đa dạng hoá danh mục đầu tư: Với một khối lượng vốn lớn tích tụ được từ nhiều nguồn khác nhau trong nền kinh tế, NHTM có khả năng đầu tư vào nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau nhằm tối thiểu hố rủi ro có thể gặp phải.

+) Việc điều hành của Chính phủ: Để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền, Chính phủ thường đưa ra các quy định buộc NHTM phải đa dạng hoá các loại tài sản, hạn chế đầu tư vào một số loại có rủi ro cao, giới hạn các tỉ lệ cho vay một số đối tượng, tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn,…

3. Đúng. Các nguyên tắc quản lí tài sản của NHTM:  Tìm kiếm khách hàng tốt để cho vay

 Nắm giữ những chứng khốn có lợi tức cao, rủi ro thấp (vốn dự trữ cấp hai)  Đa dạng hoá danh mục tài sản nhằm hạn chế rủi ro

 Quản lí thanh khoản (cân nhắc giữa chi phí có thể phát sinh khi có dịng tiền rút ra đột xuất và tính sinh lời từ hoạt động đầu tư, cho vay)

4. Sai. Phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữu của ngân hàng cịn vốn nợ khơng bị tác động. 5. Đúng

Dự trữ của NHTM gồm 2 thành phần: Dự trữ bắt buộc và dự trữ vượt mức. Dự trữ bắt buộc là theo yêu cầu của NHTW, khi có người gửi tiền, NHTM phải trích ra một tỉ lệ % nhất định, không sử dụng, chuyển vào tài khoản tại NHTW. Mục đích của dự trữ bắt buộc là để điều tiết cung tiền. Dự trữ vượt mức là do các NHTM tự quyết định nên nắm giữ bao nhiêu từ số tiền cịn lại sau khi đã trích nộp dự trữ bắt buộc. Dự trữ vược mức là để đáp ứng nhu cầu thanh tốn hàng ngày.

Khi có lệnh rút tiền từ khách hàng, ngân hàng chỉ việc đem tiền dự trữ ra chi trả. Nhưng nếu ngân hàng không sẵn tiền mặt tại quầy để buộc phải bán đi chứng khốn, vay nóng trên thị trường liên ngân hàng,… sẽ làm phát sinh thêm chi phí. Thậm chí nếu dự trữ thiếu hụt nghiêm trọng hơn, người gửi tiền tới rút vốn ồ ạt thì nguy cơ vỡ nợ là hiện hữu.

6. Sai. Chứng chỉ tiền gửi là cơng cụ vay nợ. Do đó việc phát hành sẽ làm tăng vốn nợ của NHTM. 7. Sai

Cơng ty tài chính cũng có thể nhận tiền gửi từ các tổ chức, chỉ khác NHTM là không được phép nhận tiền gửi của cá nhân. Điểm khác biệt cơ bản giữa NHTM và các trung gian phi ngân hàng khác là chức năng thanh tốn. Thanh tốn là nghiệp vụ độc quyền chỉ có ở hệ thống ngân hàng.

8. Sai. Vốn điều lệ là một phần của vốn chủ sở hữu. Với công ty cổ phần, vốn điều lệ chính là vốn cổ phần (tổng giá trị theo mệnh giá của lượng cổ phần đang lưu hành).

9. Sai

Dự trữ dù được để ở đâu (tại trụ sở ngân hàng hay tại NHTW) thì cũng vẫn là của ngân hàng đó. Tiền chuyển từ tài khoản mở tại NHTW về cất ở két ngân hàng mình chỉ là việc thay đổi vị trí cất trữ chứ khơng làm thay đổi tổng dự trữ.

10. Sai. Giải thích tương tự như trên. 11. Sai

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu một ngân hàng/doanh nghiệp cần có để được hoạt động hợp pháp. Đây là một tiêu chí đưa ra trong cơng tác quản lí nhà nước chứ khơng phải một phần cơ cấu của vốn chủ.

12. Sai. Dự trữ vượt mức bao nhiêu là tuỳ ở các NHTM quyết định, khơng có khuyến nghị chung. 13. Sai. Nguyên tắc quản lí tiền cho vay số một là Sàng lọc và giám sát (xem câu 2).

14. Đúng

Do các NHTM thường huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung dài hạn, nên nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản. Khi lãi thị trường thị trường tăng lên thường làm tăng chi phí trả lãi trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng ít hơn, dẫn tới vốn chủ sở hữu biến động theo hướng tiêu cực.

15. Sai. Xem câu 5

16. Sai. Dự trữ bắt buộc được tính trên số tiền gửi vào ngân hàng. 17. Sai. Quản lí NHTM có 3 điểm quan tâm hàng đầu:

 Đảm bảo đủ tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng

 Đa dạng hoá tài sản nhằm giảm tối thiểu rủi ro vỡ nợ nhưng vẫn đảm bảo tính sinh lời  Giảm chi phí huy động vốn tới mức thấp nhất có thể

Nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo đủ tiền cho thanh toán.

18. Sai. Dự trữ vượt mức được NH nắm giữ tại quầy, trong khi dự trữ bắt buộc phải gửi tại NHTW.

PHẦN 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN ĐÚNG VÀ GIẢI THÍCH

19. A

Một ngân hàng phá sản sẽ tác động tiêu cực đến lịng tin của cơng chúng vào sự an tồn hệ thống. Từ đó dẫn tới việc người dân đổ xô đi rút tiền kể cả tại các ngân hàng hoạt động tốt khiến các ngân hàng này cũng gặp liên luỵ và chịu sự phá sản hàng loạt. Hệ quả là một lượng lớn công chúng và doanh nghiệp chịu thiệt hại mất vốn. Cung tiền giảm sút do chức năng thanh toán qua ngân hàng bị tê liệt. Ý A là nguyên nhân sơ khởi dẫn tới các hậu quả của ý B và C.

20. D. Các ngân hàng thương mại lúc nào và ở đâu cũng là các trung gian tài chính. Các hình thức khác chỉ là biểu hiện cụ thể của các dạng ngân hàng (công ty cổ phần, công ty đa quốc gia,…) 21. D

22. A (theo quy định trong luật) 23. D (theo hiệp ước Basel II) 24. D

25. D (theo quy định trong luật) 26. B

NHTM và công ty bảo hiểm đều có thể huy động vốn, chỉ khác là ngân hàng nhận tiền gửi trong khi công ty bảo hiểm bán hợp đồng bảo hiểm để thu phí. Điểm chung là tiền huy động được NHTM hoặc công ty bảo hiểm có thể đem đầu tư chứng khốn.

Một phần của tài liệu Giải bài tập Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) NEU (Trang 43 - 46)