Khảo sát các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến nợ xấu 15 

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25 - 37)

Một số tác giả nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngân hàng hoặc rủi ro của ngân hàng cũng phát hiện và khái quát một số vấn đề về nợ xấu. Cụ thể như Baral (2005) thì phát hiện ra rằng nợ xấu có thể biểu hiện dưới dạng chất lượng của tài sản có, và việc

16

ngân hàng quản lý tài sản có này phụ thuộc rất nhiều vào rủi ro đặc thù, khuynh hướng của nợ xấu, tình hình sức khỏe và khả năng sinh lợi của ngân hàng cho vay. Hoặc như Olweny và Shipho (2011) thấy rằng nợ xấu là một dạng của rủi ro tín dụng, là một trong những nhân tố tác động đến tình trạng hoạt động của từng ngân hàng riêng biệt. Sau đây đề tài sẽ tìm hiểu và khảo sát những nghiên cứu trước đã được nhiều tác giả thực hiện và công bố qua thời gian ở các nước khác nhau.

Sử dụng bộ dữ liệu của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1979 đến 1985 để nghiên cứu các nguyên nhân gây ra nợ xấu, hai tác giả Keeton và Morris (1987) thấy rằng hiệu quả kinh tế vùng miền và sự kém hiệu quả của một số ngành cụ thể như công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng có mối quan hệ với nợ xấu. Củng cố theo quan điểm của Keeton và Morris, vào năm 1991, Sinkey và Greenwalt (1991) sử dụng bộ dữ liệu của các ngân hàng thương mại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1984 đến 1987 để khám phá các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu đã chỉ ra bên cạnh các yếu tố kinh tế vùng miền cịn có các nhóm biến như: lãi suất, dư nợ cho vay có mối quan hệ đồng biến với tỷ lệ nợ xấu.

Sau đó với mục đích đi tìm mối tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu, Keeton (1999) dùng bộ dữ liệu các ngân hàng thương mại ở Hoa Kỳ giai đoạn 1982 - 1996 để nghiên cứu và tác giả đã kết luận: tốc độ tăng trưởng tín dụng (creditgrowth) càng nhanh thì nợ xấu (NPL) càng lớn.

Trong quá trình nghiên cứu rủi ro và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Nhật (giai đoạn năm 1993-1996), Altunbas và ctg (2000) phát hiện rằng hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều. Kết quả trên cũng thống nhất theo kết quả nghiên cứu của Hughes và Mester (1992) khi ông nghiên cứu hiệu quả hoạt động các ngân hàng ở Mỹ. Sau đó Girardone và ctg (2004) nghiên cứu vấn đề tương tự tại Italia đã củng cố thêm kết luận của Altunbas và ctg (2000).

Liên tục trong giai đoạn từ năm 2000 đến hiện tại, Jesús Saurina và một nhóm tác giả liên quan có nhiều nghiên cứu về vấn đề rủi ro tín dụng và nợ xấu ngân hàng, các nghiên cứu này được đăng trên những tạp chí uy tín ở Châu Âu. Cụ thể như Salas và

17

Saurina (2002) khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng đã cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit growth) và nợ xấu có mối tương quan thuận ở các độ trễ thời gian, tức là nếu các năm trước có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thì năm nay nợ xấu sẽ cao. Tác giả cho thấy rằng đây là vấn đề chung của các nền kinh tế trên đà phát triển. Trong nghiên cứu này, các tác giả cho thấy nợ xấu ở hệ thống ngân hàng Tây Ban Nha có tính xu hướng: nợ xấu năm nay cao sẽ có xu hướng làm cho nợ xấu các năm tới cao. Hay nói một cách khác, nợ xấu trong quá khứ (NPLt-1, NPLt-2, NPLt-3) có tương tác làm tăng nợ xấu ở hiện tại (NPLt), từ đó các ngân hàng nên có chính sách kiểm sốt tốt nợ xấu để tránh xu hướng này.

Bên cạnh các nghiên cứu các yếu tố tác động trực tiếp đến nợ xấu cịn có các nghiên cứu về nợ xấu thông qua biến dự phòng rủi ro, trong số đó có Hasan và Wall (2003) nghiên cứu các yếu tố tác động đến chi phí dự phịng cho vay khách hàng (Loan Loss Allowance, LLA) của các ngân hàng ở Hoa Kỳ. Các tác giả đã tìm ra mối tương quan thuận giữa tỷ lệ nợ xấu và LLA. Bên cạnh đó, tác giả cịn thấy các biến: tỷ lệ nợ không thu hồi được (Net Charge - off Ratio) và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Loan to Asset Ratio, LTA) có tác động cùng chiều lên biến LLA.

Trong khi một số tác giả tìm mối quan hệ giữa mức tăng trưởng tín dụng và nợ xấu thì hai tác giả Rajan và Dhal (2003) đã thấy kỳ hạn tín dụng (Loan Maturity) có tác động có ý nghĩa lên tỷ lệ nợ xấu: kỳ hạn tín dụng càng dài thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm, hay nói cách khác biến tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay (Short term Loans, STL) càng tăng thì nợ xấu NPL càng tăng. Cũng dựa vào bộ dữ liệu các ngân hàng thương mại Ấn Độ này, hai tác giả cịn thấy chi phí lãi vay (biểu hiện qua biến lãi vay) tăng 2,5% sẽ làm tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1%.

Trong nhiều nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng, các tác giả thường xem xét chất lượng tài sản có, đặc biệt là nợ xấu ngân hàng. Theo Girardone và ctg (2004) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Italia đã cho thấy nợ xấu làm suy giảm nghiêm trọng lợi nhuận ngân hàng. Tác giả cho tằng nợ xấu tăng cao cũng cho thấy khâu giám sát, đánh giá quy trình cho vay, giám sát tín dụng có vấn đề. Theo Berger và DeYoung (1997) cho

18

rằng trong mối quan hệ tương quan giữa rủi ro và hiệu quả của các ngân hàng tại Mỹ, các ngân hàng hoạt động hiệu quả có khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn, đây là một trong những lợi thế cạnh tranh giữa các ngân hàng.

Ngồi các biến thơng thường như nhiều tác giả khác đưa vào mơ hình nghiên cứu, Fofack (2005) đã đưa thêm biến tỷ lệ dư nợ cho vay liên ngân hàng (inter-bank loans) vào mô hình khi nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các nước vùng hạ Sahara Châu Phi. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ cho vay liên ngân hàng có tác động nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu, trong khi các biến vi mô khác như ROE, ROA, tỷ lệ thu nhập thuần ... cũng có tác động đến tỷ lệ nợ xấu, trong đó Equtiy tác động cùng chiều lên NPL với mức ý nghĩa 10%. Ngồi ra tác giả cịn cho thấy các biến vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, lãi suất thực, cung tiền M2 cũng tác động có ý nghĩa lên nợ xấu.

Tiếp nối nghiên cứu đã thực hiện vào năm 2002, đến năm 2006 Jiménez và Saurina (2006) khi làm lại nghiên cứu về nợ xấu đã cho thấy sự tác động của nhiều biến khác nhau lên nợ xấu ngân hàng. Tác giả chỉ ra rằng trong danh mục cho vay (loans portfolio), biến HERFR đại diện cho sự đa dạng hóa danh mục cho vay theo khu vực địa lý (region) và nợ xấu có tương quan thuận; điều đó có nghĩa là nếu ngân hàng càng đa dạng hóa danh mục cho vay theo khu vực địa lý thì càng giảm thiểu được rủi ro tín dụng. Ngược lại, sự đa dạng hóa danh mục cho vay theo ngành nghề cho vay (Industrial), biến HERFI, lại khơng có ý nghĩa đến nợ xấu. Cũng giống như nghiên cứu vào năm 2002, tác giả thấy rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit growth) trong quá khứ càng cao thì nợ xấu ở hiện tại càng lớn, trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ ra biến creditgrow ở một số bậc trễ có tác động cùng chiều lên nợ xấu. Bên cạnh đó tác giả cịn thấy nợ xấu trong q khứ (Lag1NPL, Lag2NPL, Lag3NPL) càng cao thì hiện tại nợ xấu (NPL) cũng sẽ càng cao, tức là biến nợ xấu trong quá khứ và hiện tại có mối tương quan thuận với nhau.

Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu được cơng bố về các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng. Trong khi đó trên thế giới thì có khá nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Điển hình như Mario (2006) dùng số liệu của hệ thống ngân hàng Italya trong giai đoạn 1985-2002 để nghiên cứu rủi ro của hệ thống ngân hàng qua các

19

chu kỳ kinh tế, đặc biệt là qua các cuộc khủng hoảng kinh tế, tác giả đã chỉ ra mối tương quan thuận giữa nợ xấu, tốc độ tăng nợ xấu và ROA với tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng (LLP). Cịn tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr) tăng 1% thì LLP lại giảm 1.09%, điều này trái ngược với các nghiên cứu trước cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và LLP có tương quan thuận. Cũng với bộ dữ liệu này, tác giả phân tích các yếu tố chi phối đến tốc độ tăng nợ xấu (Flow of New Bad Debts) thì thấy rằng tỷ lệ tổng chi phí trên tổng thu nhập (CIRatio) càng tăng thì nợ xấu càng tăng nhưng tỷ lệ CIRatio năm trước (lag1CIRatio) thì ngược lại. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước (Lag1Creditgr) cao thì tốc độ tăng nợ xấu càng giảm.

Ở Đài Loan, khi phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1996 - 1999, Hu và ctg (2006) đã thấy rằng những ngân hàng nào do chính phủ nắm cổ phần chi phối thì ngân hàng đó có tỷ lệ nợ xấu thấp, tức chính phủ càng tăng tỷ lệ cổ phần nắm giữ thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm. Điều này có thể được giải thích ở gốc độ quản trị: chính phủ nắm cổ phần chi phối thì chất lượng quản trị tại ngân hàng được cải thiện thông qua các luật lệ và sự giám sát chặt chẽ, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng. Ngồi ra Hu và ctg (2006) cịn chỉ ra rằng quy mô ngần hàng càng lớn thì nợ xấu càng thấp.

Theo Banker, Chang và Lee (2008), các ngân hàng quan ngại những rủi ro có thể xảy ra nếu như nợ xấu tăng cao hơn mức dự kiến vì nó sẽ làm giảm luận nhuận của ngân hàng. Với bộ dữ liệu của 14 ngân hàng thương mại Hàn Quốc trong 11 năm (giai đoạn 1995-2005), tác giả thu được kết quả thực nghiệm: tỷ lệ nợ xấu có tác động tiêu cực rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (với mức ý nghĩa thống kê là 1%). Còn theo Ali, Akhtar và Ahmed (2011) khi nghiên cứu các ngân hàng ở Pakistan (số liệu được lấy trên Sở Giao dịch Chứng khoán Lahore giai đoạn 2006-2009), các tác giả thấy rằng nợ xấu càng tăng cao thì cổ đơng càng chịu thiệt vì nợ xấu đã ăn mịn vào lợi nhuận.

Ngược về quá khứ, các vụ sụp đổ của các ngân hàng ở Kenya từ thập niên 1980 trở về đây có nguyên do là chất lượng tài sản quá xấu và tính thanh khoản của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng, đây là kết quả theo nghiên cứu của Mwega (2009). Còn Waweru

20

và Kalani (2009) thì thấy rằng đại đa số các ngân hàng lớn bị phá sản trong cuộc khủng hoảng 1986 đều xuất phát từ nợ xấu, nguyên nhân sâu xa chính là việc cho vay dễ dãi của ngân hàng. Nợ xấu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng có những mối tương quan chặt chẽ (Karim, Chan và Hassan, 2010). Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những ngân hàng bị phá sản là những ngân hàng có hệ thống giám sát và kiểm soát kém. Đa số các ngần hàng này không tuân thủ theo các chuẩn mực và thông lệ của quốc tế trong vấn đề quản trị ngân hàng làm cho nợ xấu tăng cao và lợi nhuận suy giảm nghiêm trọng (theo Berger và Humphrey, 1992; Wheelock và Wilson, 1995). Do đó những ngân hàng bên bờ vực phá sản này cũng có tình trạng hiệu quả hoạt động thấp và nợ xấu cao.

Như vậy về mặt định lượng, nợ xấu có thể gây ra nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng như: sụt giảm lợi nhuận, mất khả năng thanh khoản, thậm chí gây phá sản hay sụp đỗ cả hệ thống. Ngồi ra nợ xấu cao cịn phản ánh chất lượng quản trị kém của giới quản lý ngân hàng hoặc nó cũng có thể là chỉ báo phản ánh một cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu vì khả năng trả nợ của nền kinh tế bắt đầu sa sút làm tăng nợ xấu.

Tiếp nối các nghiên cứu đã thực hiện ở các năm 2002, 2006, đến năm 2010 Jiménez, Lopez và Saurina (2010) cho thấy thị phần (market share) của các ngân hàng Châu Âu cũng tác động đến nợ xấu của chính ngân hàng đó và nếu thị phần càng lớn thì nợ xấu càng giảm. Trong nghiên cứu này các tác giả cũng cho thấy mối tương quan nghịch giữa nợ xấu và các chỉ số lợi nhuận (ROA), mặc dù xu hướng này khơng mạnh mẽ lắm. Bên cạnh đó các tác giả cịn cho thấy nợ xấu có tính xu hướng, tức nợ xấu năm trước (NPLt-1) có tác dụng làm tăng nợ xấu năm nay (NPLt). Ngoài ra nếu các ngân hàng tăng tỷ lệ tín dụng cho các cơng ty phi tài chính (non-financial loan to total loan ratio) sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và càng làm giảm nợ xấu.

Bên cạnh đó cũng có nhiều đề tài của các nhà nghiên cứu tại Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cho thấy nợ xấu của ngân hàng các nước bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể như Espinoza và Prasad (2010) khám phá ra nợ xấu của hệ thống ngân hàng các nước vùng vịnh bị tác động mạnh bởi tốc độ tăng trưởng GDP (khơng tính dầu thô, non-oil GDP growth), trường hợp này làm giảm nợ xấu. Tác giả thấy rằng trong cơ cấu

21

GDP, nếu thúc đẩy các ngành khác tăng tưởng (ngoài ngành dầu hỏa) sẽ giúp ngân hàng giảm được nợ xấu và bền vững hơn. Bên cạnh đó kết quả thực nghiệm của tác giả còn cho thấy vấn đề nợ xấu có tính xu hướng giống như nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), Jiménez và Saurina (2005), tức nợ xấu trong quá khứ càng cao sẽ làm cho nợ xấu hiện tại càng tăng.

Cũng dựa trên nền tảng nghiên cứu của Jimenez và Saurina (2006), hai tác giả Pasha và Khemraj (2010) khi xem xét các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Guyana đã thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr) cả ở hiện tại và trong quá khứ (LagCreditgr) tác động có ý nghĩa đến nợ xấu hiện tại, trường hợp này là tác động ngược chiều, tức tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao thì càng làm giảm nợ xấu. Trong nghiên cứu này, tác giả còn chỉ ra tác động động của các biến khác lên biến nợ xấu, cụ thể như sau: nợ xấu trong quá khứ (NPLt-1) tác động cùng chiều, biến tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LTA), biến lãi suất thực (Real Interest Rate, RIR) và biến quy mô ngân hàng (Size) tác động cùng chiều nhưng không phải là biến giải thích tốt. Bên cạnh đó, tác giả cịn cho thấy có mối tương quan thuận giữa tỷ giá hối đối thực (Real Effective Exchange Rate) với nợ xấu. Ngồi ra, nghiên cứu này cịn cho thấy giữa lạm phát trước (Inflationt-1) và nợ xấu năm nay (NPLt) có mối tương quan nghịch nhau, tức lạm phát năm trước càng cao thì nợ xấu năm nay càng thấp.

Karim, Chan và Hassan (2010) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động (Cost Efficiency) và nợ xấu của hệ thống ngân hàng ở Singapore và Malaysia giai đoạn 1995 - 2000 đã thấy rằng giữa nợ xấu và hiệu quả hoạt động có tương quan nghịch nhau. Kết quả này như nhau ở cả hai lần chạy hồi quy cho hai bộ dữ liệu ở Singapore và Malaysia lần lượt khi cho biến EFF (Cost Efficiency) và biến nợ xấu (NPL) làm biến phụ thuộc. Từ các kết quả này, tác giả kiến nghị các ngân hàng nên có chính sách quản trị hiệu quả hoạt động để tránh các rủi ro tín dụng xảy ra.

Khi đánh giá nợ xấu tại Ấn Độ thì Dash và Kabra (2010) thấy rằng giữa nợ xấu và GDP thực có mối tương quan nghịch, tức khi GDP thực càng tăng trưởng thì nợ xấu của hệ thống ngân hàng Ấn Độ lại giảm xuống đáng kể. Bên cạnh đó Dash và Kabra cịn thấy

22

rằng lãi suất thực (real interest rate, RIR) càng tăng thì nợ xấu càng tăng, cịn quy mơ ngân hàng (size) lại khơng có tác động đến nợ xấu. Đồng thời tác giả cũng đã chứng minh lãi suất thực và tỷ lệ cho vay càng tăng thì nợ xấu càng cao, tức chúng có mơi tương quan thuận. Cũng từ bộ dữ liệu bảng của các ngân hàng ở Ấn Độ trong giai đoạn 1998 - 2008, các tác giả cịn thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit growth) và nợ xấu có tương quan nghịch ở các năm t, t-1 và t-2; điều này trái ngược với kết quả của một số nghiên trước như: Salas và Saurina (2002), Jiménes và Saurina (2006). Ngoài ra các tác giả còn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)