Các giả thuyết nghiên cứu 41 

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 59)

3.2. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 35 

3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu 41 

Theo Jackson (2009) thì giả thuyết nghiên cứu được hiểu như là một kỳ vọng hay dự đoán kết quả của nghiên cứu về sự tương quan hoặc mối quan hệ tiềm năng giữa ít nhất hai biến. Việc xây dựng giả thuyết nghiên cứu sẽ cho thấy những nhận định sơ bộ về mối tương quan hoặc kết quả của nghiên cứu sẽ thực hiện. Các giả thuyết nghiên cứu

42

trong bài nghiên cứu này sẽ được trình bày lần lượt theo mơ hình nghiên cứu vừa được xây dựng ở trên.

Tỷ lệ nợ xấu ở năm trước (Lag1NPL):

Trong các nghiên cứu về nợ xấu ngân hàng, một số tác giả kết luận rằng biến tỷ lệ nợ xấu có tính xu hướng trong một số giai đoạn nhất định của nền kinh tế, tức tỷ lệ nợ xấu ở quá khứ cao (lag1NPL hay NPLt-1) sẽ có xu hướng tác động làm tăng tỷ lệ nợ xấu ở hiện tại (NPLt). Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này có thể được đề cặp là: Salas và Saurina (2002); Jiménez và Saurina (2006); Jimenez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Bellas,Tsaganosvà Markri (2011), Klein (2013).

Căn cứ vào dữ liệu thu thập được trong giai đoạn nghiên cứu có thể thấy rằng tỷ lệ nợ xấu trung bình có xu hướng tăng qua các năm từ 2005 đến 2011. Đặc biệt con số tỷ nợ xấu trung bình theo dữ liệu các ngân hàng cơng bố đều nằm trong chuẩn cho phép, nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên trong năm 2012 và 5 tháng đầu năm 2013, theo số liệu do NHNN cơng bố thì tỷ lệ nợ xấu trung bình đã tăng cao (gần 5%) và cao hơn con số chính thức do các ngân hàng cơng bố. Như vậy rõ ràng nợ xấu, một khi đã phát sinh, có xu hướng tăng theo thời gian như vừa qua. Từ thực tiễn này kết hợp với những thực nghiệm của các nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này đặt ra giả thuyết đối với biến độ trễ của tỷ lệ nợ xấu (Lag1NPL) như sau:

Giả thuyết H1: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ

(Lag1NPL) đến tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Quy mô ngân hàng (Size):

Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới về các yếu tác động đến nợ xấu hoặc rủi ro ngân hàng đều khẳng định biến quy mơ ngân hàng (size) có tác động đến nợ xấu hoặc rủi ro. Hu và ctg (2006) khi phân tích mối quan hệ giữa nợ xấu và cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1996 - 1999 ở Đài Loan đã chỉ ra rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng thấp. Củng cố thêm quan điểm này; Allen, Boffey & Powell (2011) khi nghiên cứu về nợ xấu của hệ thống ngân hàng Úc và Canada

43

đã cho thấy quy mơ ngân hàng có mối tương quan nghịch với nợ xấu. Trước đó một năm hai tác giả Pasha và Khemraj (2010) thì phát hiện ra mối tương quan thuận giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu, tức quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng tăng. Mặc dù có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau và nhiều quan điểm trái chiều nhau do tùy vào bộ dữ liệu nghiên cứu ở những nước khác nhau nhưng đa số đều khẳng định quy mơ ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm.

Tuy nhiên căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu lại thấy rằng các ngân hàng có quy mơ lớn lại có nợ xấu tăng qua thời gian. Điều này có thể khác biệt so với kết quả nghiên cứu ở các nước vì nhiều lý do đặc thù của hệ thống NHTMVN như: trình độ quản trị kém, cho vay doanh nghiệp nhà nước quá nhiều, ....Trên thực tế, ở đa số các nước có hệ thống tài chính phát triển mạnh, những ngân hàng có quy mơ lớn là những ngân hàng có trình độ quản trị rủi ro rất tốt, trình độ cơng nghệ rất cao kết hợp với hệ thống các chuẩn mực, luật pháp rất chặt chẽ. Do đó những ngân hàng có quy mơ lớn sẽ có ít rủi ro gia tăng nợ xấu hơn những ngân hàng nhỏ. Chính vì điều đó khi quy mơ ngân hàng càng tăng sẽ có xu hướng làm giảm rủi ro gia tăng nợ xấu. Căn cứ vào nhận định này và dựa trên cơ sở khảo sát lý thuyết ở chương 2 nên giả thuyết nghiên cứu thứ hai trong đề tài này được đặt ra như sau:

Giả thuyết H2: Quy mơ ngân hàng (Size) có sự tác động ngược chiều đến tỷ lệ nợ

xấu (NPL).

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity):

Klein (2013) nghiên cứu nợ xấu ở hệ thống ngân hàng các nước Eurozones và Louzis, Vouldis và Metaxas (2010) trong nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Hy Lạp đã phát biểu rằng vốn chủ sở hữu ngân hàng (Equity) có mối tương quan nghịch với tỷ lệ nợ xấu (NPL). Allen, Boffey & Powell (2011) cũng khẳng định như thế mặc dù biến này tác động không nhiều lắm lên NPL theo bộ dữ liệu nghiên cứu của các tác giả. Cịn Bellas,Tsaganosvà Markri (2011) có quan điểm ngược lại khi nghiên cứu nợ xấu ngân hàng của các nước khu vực Eurozone trong giai đoạn 2000 - 2008. Ngoài ra

44

Fofack (2005) cũng cho rằng Equity tương quan thuận với NPL với mức ý nghĩa 10%, tác giả rút ra kết luận này khi nghiên cứu các ngân hàng ở khu vực Châu Phi.

Thực tế theo dữ liệu nghiên cứu thu thập được cho thấy những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn lại có nợ xấu tăng qua các năm. Đây có thể là sự khác biệt đặc thù của hệ thống NHTMVN trong một giai đoạn nhất định chứ không phải xu hướng chung trái ngược với nhiều nước trên thế giới. Cũng tương tự quy mơ, những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn sẽ hạn chế được một số rủi ro nhất định như rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó ngân hàng có vốn lớn sẽ có xu hướng gia tăng cơng tác quản trị rủi ro trong việc cho vay và đầu tư, vì vậy rủi ro gia tăng nợ xấu cũng giảm đi. Dựa trên nhận định này và kết quả của đa số các nghiên cứu trước, giả thuyết của nghiên cứu này đối với biến Equity được đặt ra như sau:

Giả thuyết H3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (Equity) tác động ngược

chiều lên tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):

ROE vừa được sử dụng làm biến phụ thuộc, trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng, vừa được sử dụng làm biến độc lập như trong nghiên cứu về nợ xấu và rủi ro của hệ thống ngân hàng.

Trong hàng loạt các nghiên cứu về các nhân tố chi phối đến lợi nhuận ngân hàng đã chỉ ra tỷ lệ nợ xấu (NPL) càng lớn thì càng làm giảm tỷ suất lợi nhuận (ROE hoặc ROA), tức NPL có tác động ngược chiều lên tỷ suất lợi nhuận ROE hoặc ROA. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này có rất nhiều trên thế giới, như: Altunbas và ctg (2000), Girardone và ctg (2004) nghiên cứu các ngân hàng ở Nhật Bản; Banker và ctg (2008) nghiên cứu các ngân hàng ở Hàn Quốc, Achou và Tenguch (2008) nghiên cứu các ngân hàng ở Quatar; Ali, Akhtar và Ahmed (2011) nghiên cứu các ngân hàng tại Pakistan, Hughes và Mester (1993) nghiên cứu các ngân hàng ở Hoa Kỳ, Berger và Humphrey (1992), Wheelock và Wilson (1995).

45

Ở hướng ngược lại, dùng ROE hoặc ROA làm một trong các biến độc lập để nghiên cứu các yếu tác động đến rủi ro ngân hàng (biến phụ thuộc là: tỷ lệ nợ xấu - NPL, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng - LLP hoặc tỷ lệ dự phòng cho vay khác hàng - LLR), nhiều tác giả cũng kết luận rằng: ROE, ROA càng lớn thì NPL càng nhỏ. Hay nói cách khác ROE, ROA có mối tương quan nghịch với NPL. Các nghiên cứu ủng hộ quan điểm này gồm có: Louzis, Vouldis và Metaxas (2010), Berger và DeYoung (1997), Altunbas và ctg (2000). Bên cạnh đó cũng có một vài nghiên cứu cho thấy chiều tác động ngược lại: ROE, ROA tác động cùng chiều lên biến rủi ro tín dụng như: Mario (2006) thấy rằng ROA tác động cùng chiều đến tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng - LLP; Jiménez, Lopez và Saurina (2010) thấy rằng ROA các ngân hàng tại Tây Ban Nha có tương quan thuận với NPL. Klein (2013) cho rằng ROE các ngân hàng ở Eurozones làm giảm nợ xấu.

Như vậy giữa ROE và NPL có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau; NPL tăng cao có tác dụng làm giảm ROE và ngược lại, ROE tăng lên cũng có xu hướng làm giảm NPL. Ở mỗi hướng tác động đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện và công bố tại nhiều nước qua nhiều giai đoạn khác nhau. Đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn xem xét sự tác động một chiều của ROE, là biến độc lập, đến NPL mà không xem xét chiều tác động ngược lại.

Căn cứ vào dữ liệu nghiên cứu thu thập được, có thể thấy rằng giữa suất sinh lời ROE và nợ xấu có xu hướng di chuyển ngược nhau, tức khi ROE tăng thì nợ xấu sẽ giảm. Điều này cũng dễ hiểu vì ngân hàng nào quản trị tốt các chi phí liên quan, trích lập dự phịng ít thì chứng tỏ ngân hàng đó đang hoạt động tốt và dĩ nhiên lợi nhuận sẽ tăng và nợ xấu giảm. Dựa theo quan điểm nhiều nghiên cứu trên thế giới qua các thời kỳ ở nhiều nước khác nhau, giả thuyết của bài nghiên cứu này đối với tỷ suất sinh lợi ROE như sau:

Giả thuyết H4: Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tác động ngược chiều đến tỷ lệ

nợ xấu (NPL).

Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động (LTD):

Biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LTA) và tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động (LTD) được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về lợi nhuận và

46

rủi ro ngân hàng như là biến độc lập. Sinkey và Greenwalt (1991) sử dụng bộ dữ liệu các ngân hàng tại Hoa Kỳ đã cho thấy sự tác động cùng chiều của tỷ lệ dư nợ cho vay (LTA) lên tỷ lệ nợ xấu (NPL). Đa số các nghiên cứu đều cho rằng LTA có tương quan thuận với NPL, tức cho vay càng nhiều thì tỷ lệ nợ xấu càng tăng. Góp phần củng cố quan điềm này có các tác giả sau: Hasan và Wall (2003), Pasha và Khemraj (2010), Isa (2011), ...

Tương tự biến LTA, đa số các nghiên cứu đều cho thấy LtD có tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ xấu (NPL), trong số này có nghiên cứu của Bellas,Tsaganosvà Markri (2011); Jimenez và Saurina (2005),...

Trong quá trình hoạt động, khi ngân hàng huy động được 100 đồng tiền gửi, ngoài phần tỷ lệ dự trữ bắt buộc do ngân hàng nhà nước (hoặc ngân hàng trung ương) quy định thì các ngân hàng cịn phải trích lại một tỷ lệ nhất định để đảm bảo thanh khoản cho mình. Sau khi trích dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản, phần tiền cịn lại ngân hàng sẽ dùng vào các mục đích khác như: cho vay, đầu tư vào các kênh khác,....Như vậy trong 100 đồng tiền huy động, về nguyên tắc sẽ có ít hơn 100 đồng được cho vay. Hay nói cách khác tỷ lệ LTD thơng thường phải nhỏ hơn 1. Nếu ngân hàng đẩy tỷ lệ LTD lên quá cao, gần bằng 1 hoặc cao hơn 1, sẽ dễ tạo ra rủi ro thanh khoản và rủi ro gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Theo dữ liệu nghiên cứu thu thập được, những ngân hàng có tỷ lệ LTD cao là những ngân hàng có nợ xấu rất cao. Đặc biệt nhóm những ngân hàng yếu kém, có vấn đề sở hữu chéo - sở hữu thao túng và nghi ngờ tăng vốn ảo có tỷ lệ LTD qua các năm rất cao, lớn hơn 1 và thậm chí lớn hơn 7 (DAB có LTD = 7.6). Như vậy, sự đánh giá trực quan dựa vào số liệu thực tế cho thấy LTD càng cao thì nợ xấu càng lớn. Đồng thời khi ngân hàng đẩy tỷ lệ LTD lên quá cao cho thấy ngân hàng chỉ tập trung vào tín dụng chứ khơng đa dạng hóa danh mục đầu tư từ nguồn vốn huy động. Tỷ lệ LTD cao đồng nghĩa với dư nợ rất cao, khi rủi ro tín dụng xảy ra, nợ xấu sẽ lập tức tăng cao. Theo lý luận này kết hợp dựa trên cơ sở khảo sát lý thuyết ở chương 2 và tóm lược một số nghiên cứu tiêu biểu như trên, giả thuyết đặt ra đối với biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động (LTD) trong bài nghiên cứu này như sau:

47

Giả thuyết H5: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động (LTD) có sự tác

động cùng chiều lên tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (STL và Lag1STL):

Trong số các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu, có một số nghiên cứu có quan tâm đến kỳ hạn tín dụng (cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn), điển hình là Ranjan và Dhal (2003). Các tác giả đã thấy kỳ hạn tín dụng (Loan Maturity) có tác động có ý nghĩa lên tỷ lệ nợ xấu: kỳ hạn tín dụng càng dài thì tỷ lệ nợ xấu càng giảm, hay nói cách khác biến tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ cho vay (Short term Loans, STL) càng tăng thì nợ xấu NPL càng tăng. Điều này có thể giải thích là khi nhà băng rút ngắn kỳ hạn cho vay, đặc biệt kỳ hạn dưới 01 năm, sẽ dễ gây ra rủi ro vỡ nợ cho khách hàng vay và từ đó dẫn đến mất khả năng chi trả, cuối cùng làm nợ xấu của ngân hàng tăng lên. Tại Việt Nam, các ngân hàng rất hạn chế cho vay kỳ hạn dài vì nhiều lý do: khả năng huy động tiền gửi kỳ hạn dài bị hạn chế (đa số tiền gửi đều có kỳ hạn dưới 01 năm), lo sợ mất khả năng thanh khoản hoặc do chủ ý của giới quản lý ngân hàng sợ rủi ro về trách nhiệm cá nhân khi cho vay dài hạn; điều này rất có thể cũng gián tiếp gây ra tình trạng tăng tỷ lệ nợ xấu như vừa qua. Có thể liệt kê một số trường hợp điển hình về việc vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn trong thời gian gần đây tại Việt Nam như: công ty taxi Mai Linh vay nợ ngắn hạn đề đầu tư mua xe ô tô làm tài sản dài hạn phục vụ cho việc phát triển doanh nghiệp, công ty cafe Thái Hòa vay nợ ngắn hạn đầu tư máy móc nhà xưởng chế biến cafe, cơng ty Thủy Sản Bình An, cơng ty thép Thái Sơn..... Các công ty dạng này khi gặp điều kiện kinh tế suy giảm (như khủng hoảng kinh tế) làm tắt đầu ra, tồn kho tăng nhanh hoặc khi bị ngắt nguồn cung tín dụng (như chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ từ năm 2011 đến nay của chính phủ và NHNN Việt Nam) dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp sụt giảm nhanh chóng, thậm chí khơng cịn dịng tiền vào, từ đó mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn và gây ra nợ xấu cho ngân hàng. Khó có thể nói các cơng ty lớn như vậy mà lại khơng hiểu hoặc cố tình bỏ qua yếu tố rủi ro trong việc vay nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn vì rõ ràng kỳ hạn tín dụng càng dài thì doanh nghiệp sẽ đối diện với rủi ro vỡ nợ càng ít. Chỉ có thể vì một lý do nào đó mà

48

doanh nghiệp khơng thể tiếp cận nguồn tín dụng dài hạn như: doanh nghiệp khơng đủ uy tín để tiếp cận nguồn tín dụng dài hạn hoặc ngân hàng khơng chấp nhận / không muốn cho vay dài hạn. Do đó có cơ sở tin tưởng rằng tỷ lệ cho vay ngắn hạn có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam. Qua các nghiên cứu trước và từ cơ sở nhận định vừa nêu, đề tài này đặt giả thuyết nghiên cứu đối với tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn như sau:

Giả thuyết H6: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn (STL) đến tỷ

lệ nợ xấu (NPL).

Giả thuyết H7: Có sự tác động cùng chiều của tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn năm trước

(Lag1STL) đến tỷ lệ nợ xấu (NPL).

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr và Lag1Creditgr):

Keeton (1999) đã kết luận: tốc độ tăng trưởng tín dụng càng nhanh thì tỷ lệ nợ xấu càng lớn khi tác giả nghiên cứu các ngân hàng tại Hoa Kỳ. Salas và Saurina (2002) cũng cho thấy giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) có mối tương quan thuận ở các độ trễ thời gian. Đến năm 2006, Jimenez và Saurina (2006) củng cố lại quan điểm cho rằng có mối tương quan thuận giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng (creditgr) và tốc độ tăng trưởng tín dụng trong quá khứ (Lag1Creditgr) với tỷ lệ nợ xấu. Còn hai tác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)