Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu
Đến năm 2011, dưới áp lực chống lạm phát nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Việt Nam bắt đầu thắt chặt nhằm giảm cung tiền, qua đó kiềm chế lạm phát. Cũng từ năm 2011 nợ xấu của ngành ngân hàng đã bắt đầu tăng cao lên mức trung bình khoảng 2,55%. Trong đó đáng chú ý là SCB có tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục: 0,34% (2007); 0,57% (2008); 1,28% (2009) và đến năm 2010 con số này tăng lên đến mức đáng báo động: 12,46%. Trong nhóm đặc biệt này cịn có TNB mặc dù công bố tỷ lệ nợ xấu rất thấp nhưng tình hình thanh khoản lại mất cân đối nghiêm trọng và cuối cùng phải hợp nhất với ngân hàng FCB và SCB để hình thành ngân hàng SCB. Ngồi ra HBB cũng có tỷ lệ nợ xấu cao (5,55%) và được cho là có dư nợ tín dụng tập trung rất cao vào một nhóm doanh nghiệp nhà nước (Vinashin, Vinalines). Khi các doanh nghiệp nhà nước này lâm vào tình cảnh gần như phá sản đã làm HBB mất khả năng thanh khoản và sau đó buộc phải sát nhập vào SHB. Từ hai trường hợp sát nhập và hợp nhất đã nêu ở trên cho thấy các ngân hàng đã không công bố tỷ lệ nợ xấu một cách trung thực. Điển hình nhất là trường hợp
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
61
Habubank chỉ báo cáo nợ xấu có 5,55% và vẫn có lãi vào năm 2011 nhưng trong đề án sáp nhập vào SHB thì lại cơng bố nợ xấu là 16% và nếu trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ thì Habubank lỗ đến 4,066 tỷ đồng trong năm 2011, âm cả vốn điều lệ. Hay như số liệu giám sát nợ xấu của các cơ quan quản lý khác nhau cũng không thống nhất lẫn nhau: NHNN có lúc cơng bố nợ xấu tại một thời điểm là 8,6%, sau đó cơng bố 10,2% cũng cho thời điểm đó...
Bên cạnh đó cũng vì nợ xấu, thanh khoản kém, nội lực yếu đã dẫn đến hàng loạt cuộc M&A trong năm 2012 và 2013 như: tập đồn Thiên Thanh trở thành cổ đơng lớn của TrustBank và đổi tên thành NHTMCP Xây Dựng Việt Nam, WesternBank và Tổng cơng ty cổ phần Tài Chính Dầu Khí Việt Nam sáp nhập để trở thành ngân hàng mới có tên là NHTMCP Đại Chúng (PVcombank), Eximbank trở thành cổ đông lớn chi phối Sacombank, DaiABank lên kế hoạch sáp nhập vào HDBank, ....
Theo bảng 4.2 bên dưới, từ năm 2010 sang 2011, nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm cơng ty tài chính và cho th tài chính ở mức rất nghiêm trọng, con số này của NHTM nhà nước ở mức đáng báo động. Tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm cơng tài chính và cho th tài chínhgiảm từ 40,85% xuống còn 21,06% nhưng nợ xấu lại tăng từ 11,38% lên 34,50%, tức là phần lớn nợ quá hạn đã chuyển sang nợ xấu. Tương tự, nhóm NHTM nhà nước cũng giảm tỷ lệ nợ quá hạn nhưng tăng tỷ lệ nợ xấu. Điều đặc biệt nguy hiểm là nợ quá hạn của khối NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao, 61% dư nợ q hạn tồn thị trường (trong khi nhóm này chỉ chiếm 50,64% thị phần tín dụng), nên khi nợ quá hạn của nhóm này chuyển thành nợ xấu sẽ ảnh hướng rất lớn đến tồn bộ hệ thống vì tỷ trọng nợ quá hạn của nó có tác động trọng yếu đến tồn hệ thống. Một điểm đặc biệt chú ý vào cuối năm 2011 là tỷ lệ nợ quá hạn trên thị trường liên ngân hàng tăng rất cao: tại thời điểm 31/12/2011 tăng 94,24% so với 2010 và chiếm 10,84% tổng dư nợ cho vay. Nợ quá hạn trên thị trường liên ngân hàng trên thực tế đã biến thành nợ xấu đối với một số ngân hàng. Điển hình cho nợ xấu trên thị trường liên ngân hàng là tranh chấp tiền cho vay trên thị trường 2 của một số tổ chức tín dụng đối với SCB (ngân hàng sau sáp nhập).
62
Bảng 4.2. Nợ quá hạn và nợ xấu của toàn hệ thống, 2010 - 2011
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) Trong đó:
NHTM nhà nước NHTM cổ phần
NHTM liên doanh, nước ngồi
Cơng ty tài chính và cho th tài chính
7,77% 10,43% 3,73% 4,66% 21,06% 11,09% 13,36% 6,43% 5,76% 40,85% Nợ xấu/ tổng dư nợ (%) Trong đó: NHTM nhà nước NHTM cổ phần
NHTM liên doanh, nước ngồi
Cơng ty tài chính và cho th tài chính
2,29% 2,95% 2,30% 1,86% 34,50% 3,72% 2,16% 1,87% 1,20% 11,38%
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia
Cũng vì gặp khó khăn trong thanh khoản nên một số ngân hàng lên thị trường 2 để vay với lãi suất cao rồi đem tài trợ cho các hoạt động dài hạn, từ đó càng làm giảm khả năng thanh khoản và gây ra nợ quá hạn, nợ xấu trên thị trường liên ngân hàng. Chính vì lý do này mà có một giai đoạn các ngân hàng lớn yêu cầu các ngân hàng nhỏ phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn trên thị trường 2, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống tín dụng Việt Nam, các NHTM yêu cầu các NHTM khác phải có tài sản thế chấp mới cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Điều này chứng tỏ cuối năm 2011 có một số ngân
63
hàng mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng và chính điều này đã thúc đẩy cuộc đua lãi suất huy động trong suốt năm 2011 giữa các tổ chức tín dụng.