Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans, NPL) 27 

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 38)

3.1. Các yếu tố liên quan đến nợ xấu 27 

3.1.1. Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans, NPL) 27 

Theo Phòng Thống Kê - Liên Hợp Quốc, nợ xấu được định nghĩa như sau: "Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ khơng được thanh tốn đầy đủ". Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, và (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và tiêu chuẩn này đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Theo tiêu chuẩn của Việt Nam được Ngân hàng nhà nước quy định tại Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

28

21/01/2013 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: "Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào các nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng". Theo định nghĩa này thì nợ xấu cũng có nghĩa là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Đây cũng là định nghĩa về nợ xấu của chuẩn mực kế tốn Việt Nam (VAS).

Cơng thức 3.1 bên dưới là cơng thức tính tỷ lệ nợ xấu đã được nhiều nghiên cứu áp dụng rộng rãi như Salas và Saurina (2002); Jiménez và Saurina (2006); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Klein (2013):

NPL Dư nợ nhóm 3 Dư nợ nhóm 4 Dư nợ nhóm 5

Tổng dư nợ 3.1

Các khoản mục dư nợ nhóm 3, 4, 5 được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo thường niên hàng năm còn tổng dư nợ được thu thập từ bảng cân đối kế tốn. Cơng thức tính NPL như phường trình 3.1 chính là cơng thức mà đề tài này áp dụng để tính tốn tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng theo từng năm.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, có nghiên cứu về tác động của các yếu tố vi mô (nội tại) của ngân hàng đến nợ xấu, có nghiên cứu cho thấy nợ xấu bị tác động bởi cả yếu tố vi mô của ngân hàng và yếu tố vĩ mô của nền kinh tế. Trong đó có tác giả cũng cho thấy chính nợ xấu trong quá khứ (NPLt-1 và NPLt-2 hay Lag1NPL và Lag2NPL) cũng có tác đến đến nợ xấu ở hiện tại (NPLt), cụ thể như: Salas và Saurina (2002); Jiménez và Saurina (2006); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Klein (2013).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)