ROE bình quân của hệ thống, 2005-2011

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu

Bước sang năm 2008, ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế phát triển chậm chạp, mặt khác lại bị sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính Phủ và

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2005 2006 2007 2008 2009  2010 2011

68

Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Lạm phát hơn 20% đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. ROE trung bình của các NHTMCP giảm mạnh từ mức 14,66% trong năm 2007 xuống còn 9,67% trong năm 2008.

Năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, Chính phủ và NHNN đã tung gói cứu trợ hỗ trợ lãi suất vay 4% cho các doanh nghiệp sản xuất đủ điều kiện được vay. Điều này đã giúp các NHTM khai thơng dịng vốn huy động và giúp các doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, quay vịng vốn. Vì vậy khả năng sinh lợi trung bình của tồn khối NHTM năm 2009 được tăng lên 12.13%, tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa bằng chỉ số ROE trung bình năm 2007.

Kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 5% còn Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá trở lại với 6,78% trong năm 2010. Trong năm này, ROE trung bình tồn hệ thống chỉ tăng nhẹ lên 13,08%. Kinh tế thế giới năm 2011 chưa thấy xu hướng phục hồi với những diễn biến bất lợi ở hầu hết các nước và châu lục, đặc biệt là khủng hoảng nợ công Châu Âu. Năm 2011 là năm Việt Nam tiếp tục đối diện với vấn đề bất ổn vĩ mô kéo dài từ những năm trước, tuy vậy Việt Nam mức tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 5,89%, thuộc hàng cao trong khu vực. Chính vì muốn kềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ nên chính phủ và NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ dẫn đến hệ quả tất yếu là thanh khoản căng thẳng, lãi suất cho vay tăng cao, tỷ lệ nợ xấu tăng lên và ROE giảm xuống. ROE trung bình ngành năm 2011 đạt 12,30%, giảm nhẹ so với năm 2010.

Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động (LTD):

Từ bảng thống kê mô tả cho thấy các ngân hàng dành trung bình 70,15% vốn huy động để cho vay, đặc biệt LTD lớn nhất là 7,62 tức có ngân hàng dùng tồn bộ vốn huy động cộng với nguồn vốn khác (vốn chủ sở hữu) đem đi cho vay. Đặc biệt nhóm ngân hàng yếu kém, phải sáp nhập trong giai đoạn 2011, 2012 ln có tỷ lệ LTD rất cao: lớn hơn 1. Điều này rất nguy hiểm vì thơng thường tỷ lệ LTD phải nhỏ hơn 1. Nếu LTD lớn hơn 1 sẽ dễ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng và cho cả hệ thống. Tỷ lệ LTD lớn hơn 1 chỉ có thể xuất phát từ hai nguyên nhân sau đây: tăng vốn ảo và sở hữu chéo - sở hữu

69

thao túng. Đối với sở hữu chéo - sở hữu thao túng: khi một nhóm cổ đơng nắm quyền chi phối ngân hàng, họ đã tìm cách rút lại tồn bộ vốn đầu tư ban đầu vào ngân hàng và hút gần như toàn bộ vốn huy động của ngân hàng vào nhóm doanh nghiệp của họ thơng qua dư nợ cho vay. Khi đó LTD lớn hơn 1 vì: dư nợ = vốn chủ sở hữu (rút ra) + vốn huy động. Đối với tỷ lệ LTD quá cao hơn 1, cụ thể là ở DAB (LTD = 7,62) và MDB (LTD = 2,66), có thể giải thích cho việc tăng vốn ảo. Khi một nhóm cổ đơng tìm cách dồn tiền để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng lên 3000 tỷ đồng theo quy định của NHNN, sau đó nhóm cổ đơng chi phối này đã rút lại vốn đầu tư thơng qua hình thức dư nợ cho vay đã làm cho LTD có giá trị cao ngất ngưỡng. Minh chứng cho điều này chính là vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã nắm quyền chi phối hàng loạt ngân hàng thơng qua hình thức tăng vốn ảo cho các ngân hàng này. Sau khi tăng vốn và nắm quyền chi phối, nhóm cổ đơng này đã rút vốn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Điều này đã làm méo mó tình hình vốn chủ sở hữu của ngân hàng và gây ra rủi ro thanh khoản, rủi ro gia tăng nợ xấu cho cả hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)