Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả dữ liệu
Tên biến
Giá trị nhỏ nhất
Trung
bình Trung vị lớn nhấtGiá trị Độ lệch chuẩn
Số quan sát NPL 0.0000 0.020339 0.016786 0.313021 0.02627 196 Size 10.9744 16.91799 16.92227 19.94805 1.59548 196 Equity 0.02044 0.28069 0.106317 12.94447 1.18022 196 ROE 0.00164 0.131188 0.124373 0.442526 0.07335 196 LTD 0.19806 0.701453 0.641352 7.619125 0.55574 196 STL 0.25287 0.62125 0.630373 0.960268 0.11746 196 Creditgr -0.3071 0.855504 0.379766 16.54658 1.81805 196
Nguồn: tác giả trích xuất từ Eview
Bảng 4.1 là thống kê mô tả tổng quát bộ dữ liệu của bài nghiên cứu, bao gồm: trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, số quan sát. Sau đây đề tài sẽ lượt phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2005 - 2011 qua số liệu từng biến trong bài nghiên cứu.
59
Tỷ lệ nợ xấu (NPL):
Theo bảng thống kê mơ tả, tỷ lệ nợ xấu trung bình là 2,034% và giá trị lớn nhất lên đến 31,30%, đây là tỷ lệ rất cao, dữ liệu này là nợ xấu năm 2005 của BIDV, một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh rất lớn.
Nhìn một cách tổng thể, trong giai đoạn 2005-2007 tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng giảm do sự phát triển của nền kinh tế, đến giai đoạn 2008 – 2011 thì tỷ lệ nợ xấu lại tăng do các yếu tố nội tại của cả hệ thống ngân hàng và cả yếu tố khách quan từ ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính tồn cầu.
Trong đó đáng chú ý là năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu làm tổng cầu ở các nước giảm xuống rõ rệt gây ảnh hưởng nhiều đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ; điều này cũng gián tiếp làm cho các khoản nợ đáo hạn bị quá hạn thanh tốn và chuyển thành nợ xấu vì các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xoay xở dịng tiền.
Sang năm 2009, dưới tác động của cuộc khủng hoảng năm 2008 nên chính phủ Việt Nam bắt đầu kích cầu nền kinh tế bằng gói hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp đi vay (theo một số điều kiện đính kèm). Chính điều này đã đẩy dư nợ tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng tăng cao. Do tăng trưởng quá nóng nên cuối năm 2009 chính phủ tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm, vì vậy lãi suất cho vay đầu ra đã bị đẩy lên cao. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm từ 2,57% năm 2008 xuống còn 1,68% năm 2009. Sự sụt giảm này có thể được giải thích thơng qua lăng kính chất lượng tăng trưởng tín dụng tăng lên nhưng cũng có thể giải thích qua lăng kính gói kích cầu. Chính từ gói kích cầu này, thay vì đẩy vốn ra nền kinh tế để phục vụ sản xuất kinh doanh thì các ngân hàng và doanh nghiệp bắt tay nhau lại đẩy vốn ngược trở lại vào hệ thống ngân hàng để đảo nợ. Từ đó báo cáo tài chính của một số ngân hàng trở nên đẹp hơn với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống rõ rệt, đặc biệt là VPB giảm từ 10,83% năm 2008 xuống còn 1,72% năm 2009 và GPB giảm từ 9,79% năm 2008 xuống còn 2,34% năm 2009. Rõ ràng trường hợp VPB và GPB là điển hình cho việc đảo nợ trong hệ thống ngân hàng năm 2009 vì khơng có ngân hàng nào có thể giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu một cách thần kỳ như
60
thế trong tình hình khủng hoảng tài chính tồn cầu đang lan tỏa khắp thế giới và tình hình kinh tế trong nước đang bấp bênh.
Hình 4.1. Tỷ lệ nợ xấu bình quân cả hệ thống, 2005 - 2011
Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu
Đến năm 2011, dưới áp lực chống lạm phát nên chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Việt Nam bắt đầu thắt chặt nhằm giảm cung tiền, qua đó kiềm chế lạm phát. Cũng từ năm 2011 nợ xấu của ngành ngân hàng đã bắt đầu tăng cao lên mức trung bình khoảng 2,55%. Trong đó đáng chú ý là SCB có tỷ lệ nợ xấu tăng liên tục: 0,34% (2007); 0,57% (2008); 1,28% (2009) và đến năm 2010 con số này tăng lên đến mức đáng báo động: 12,46%. Trong nhóm đặc biệt này cịn có TNB mặc dù công bố tỷ lệ nợ xấu rất thấp nhưng tình hình thanh khoản lại mất cân đối nghiêm trọng và cuối cùng phải hợp nhất với ngân hàng FCB và SCB để hình thành ngân hàng SCB. Ngồi ra HBB cũng có tỷ lệ nợ xấu cao (5,55%) và được cho là có dư nợ tín dụng tập trung rất cao vào một nhóm doanh nghiệp nhà nước (Vinashin, Vinalines). Khi các doanh nghiệp nhà nước này lâm vào tình cảnh gần như phá sản đã làm HBB mất khả năng thanh khoản và sau đó buộc phải sát nhập vào SHB. Từ hai trường hợp sát nhập và hợp nhất đã nêu ở trên cho thấy các ngân hàng đã không công bố tỷ lệ nợ xấu một cách trung thực. Điển hình nhất là trường hợp
0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
61
Habubank chỉ báo cáo nợ xấu có 5,55% và vẫn có lãi vào năm 2011 nhưng trong đề án sáp nhập vào SHB thì lại cơng bố nợ xấu là 16% và nếu trích lập dự phịng rủi ro đầy đủ thì Habubank lỗ đến 4,066 tỷ đồng trong năm 2011, âm cả vốn điều lệ. Hay như số liệu giám sát nợ xấu của các cơ quan quản lý khác nhau cũng không thống nhất lẫn nhau: NHNN có lúc cơng bố nợ xấu tại một thời điểm là 8,6%, sau đó cơng bố 10,2% cũng cho thời điểm đó...
Bên cạnh đó cũng vì nợ xấu, thanh khoản kém, nội lực yếu đã dẫn đến hàng loạt cuộc M&A trong năm 2012 và 2013 như: tập đồn Thiên Thanh trở thành cổ đơng lớn của TrustBank và đổi tên thành NHTMCP Xây Dựng Việt Nam, WesternBank và Tổng cơng ty cổ phần Tài Chính Dầu Khí Việt Nam sáp nhập để trở thành ngân hàng mới có tên là NHTMCP Đại Chúng (PVcombank), Eximbank trở thành cổ đông lớn chi phối Sacombank, DaiABank lên kế hoạch sáp nhập vào HDBank, ....
Theo bảng 4.2 bên dưới, từ năm 2010 sang 2011, nợ quá hạn và nợ xấu của nhóm cơng ty tài chính và cho th tài chính ở mức rất nghiêm trọng, con số này của NHTM nhà nước ở mức đáng báo động. Tỷ lệ nợ quá hạn của nhóm cơng tài chính và cho th tài chínhgiảm từ 40,85% xuống còn 21,06% nhưng nợ xấu lại tăng từ 11,38% lên 34,50%, tức là phần lớn nợ quá hạn đã chuyển sang nợ xấu. Tương tự, nhóm NHTM nhà nước cũng giảm tỷ lệ nợ quá hạn nhưng tăng tỷ lệ nợ xấu. Điều đặc biệt nguy hiểm là nợ quá hạn của khối NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng rất cao, 61% dư nợ q hạn tồn thị trường (trong khi nhóm này chỉ chiếm 50,64% thị phần tín dụng), nên khi nợ quá hạn của nhóm này chuyển thành nợ xấu sẽ ảnh hướng rất lớn đến tồn bộ hệ thống vì tỷ trọng nợ quá hạn của nó có tác động trọng yếu đến tồn hệ thống. Một điểm đặc biệt chú ý vào cuối năm 2011 là tỷ lệ nợ quá hạn trên thị trường liên ngân hàng tăng rất cao: tại thời điểm 31/12/2011 tăng 94,24% so với 2010 và chiếm 10,84% tổng dư nợ cho vay. Nợ quá hạn trên thị trường liên ngân hàng trên thực tế đã biến thành nợ xấu đối với một số ngân hàng. Điển hình cho nợ xấu trên thị trường liên ngân hàng là tranh chấp tiền cho vay trên thị trường 2 của một số tổ chức tín dụng đối với SCB (ngân hàng sau sáp nhập).
62
Bảng 4.2. Nợ quá hạn và nợ xấu của toàn hệ thống, 2010 - 2011
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) Trong đó:
NHTM nhà nước NHTM cổ phần
NHTM liên doanh, nước ngồi
Cơng ty tài chính và cho th tài chính
7,77% 10,43% 3,73% 4,66% 21,06% 11,09% 13,36% 6,43% 5,76% 40,85% Nợ xấu/ tổng dư nợ (%) Trong đó: NHTM nhà nước NHTM cổ phần
NHTM liên doanh, nước ngồi
Cơng ty tài chính và cho th tài chính
2,29% 2,95% 2,30% 1,86% 34,50% 3,72% 2,16% 1,87% 1,20% 11,38%
Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia
Cũng vì gặp khó khăn trong thanh khoản nên một số ngân hàng lên thị trường 2 để vay với lãi suất cao rồi đem tài trợ cho các hoạt động dài hạn, từ đó càng làm giảm khả năng thanh khoản và gây ra nợ quá hạn, nợ xấu trên thị trường liên ngân hàng. Chính vì lý do này mà có một giai đoạn các ngân hàng lớn yêu cầu các ngân hàng nhỏ phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn trên thị trường 2, đây là lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống tín dụng Việt Nam, các NHTM yêu cầu các NHTM khác phải có tài sản thế chấp mới cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Điều này chứng tỏ cuối năm 2011 có một số ngân
63
hàng mất khả năng thanh khoản nghiêm trọng và chính điều này đã thúc đẩy cuộc đua lãi suất huy động trong suốt năm 2011 giữa các tổ chức tín dụng.
Hình 4.2. Lãi suất liên ngân hàng VND năm 2011
Nguồn: Ngân hàng Quân Đội
Theo báo cáo của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia Việt Nam cho thấy có rủi ro chéo rất lớn giữa các doanh nghiệp phi tài chính và các tổ chức tín dụng vì dư nợ tập trung cao vào sáu nhóm ngành sau: (i) bất động sản, (ii) xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng, (iii) vận tải, kho bãi, (iv) chế biến, chế tạo, (v) bán buôn và bán lẻ, (vi) hoạt động dịch vụ khác. Tính đến thời điểm 30-04-2013 tỷ trọng dư nợ của nhóm này chiếm đến 66,69% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng. Cũng theo báo cáo của cơ quan này, nợ xấu của nhóm ngành này đang rất cao, chỉ có duy nhất ngành (iii) vận tãi kho bãi có tỷ lệ nợ xấu giảm từ 13,4% (cuối 2011) xuống 9,34% (cuối 30-04-2013) còn nợ xấu các ngành khác thì tăng. Nợ xấu của nhóm ngành này khơng dễ giải quyết trong thời hạn ngắn vì tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay như ngun vật liệu, hàng hóa có tính thanh khoản thấp như: căn hộ xây dở dang, nhà máy sản xuất, ...
Do vấn đề hạn chế trong tiếp cận số liệu nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2012 nên luận văn này chỉ nghiên cứu theo số liệu trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011. Vì
64
vậy đề tài chưa khảo sát dữ liệu nợ xấu và các dữ liệu liên quan của hệ thống NHTM năm 2012. Trên thực tế nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 theo cơng bố của NHNN như hình 4.3 bên dưới.
Hình 4.3. Nợ xấu của hệ thống đến 5/2013
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Gần đây, vào ngày 09/07/2013, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức ra đời và đi vào hoạt động với hy vọng sẽ giúp giải quyết nợ xấu trong nền kinh tế thông qua nhiều biện pháp như: mua trực tiếp nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu đặc biệt mà các tổ chức tín dụng có thể dùng để chiết khấu tại NHNN lấy tiền mặt nhưng các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phịng cho khoản nợ xấu hoán đổi trái phiếu này theo tỷ lệ 20% giá trị/năm trong vòng 05 (năm) năm. Với các động thái như vừa qua, hy vọng nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ được xử lý trong khoảng thời gian hợp lý, được kỳ vọng là trong 05 năm.
Quy mơ ngân hàng (Size):
Nhìn vào bảng thống kê mơ tả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về quy mơ tổng tài sản giữa các ngân hàng với độ lệch chuẩn lên đến 159,5%. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2005-2011, khối NHTM Việt Nam có tốc độ tăng tài sản khá nhanh từ việc tăng
65
vốn, phát triển các mạng lưới, cơ cơ sở vật chất để tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc cho hoạt động trong những năm sau. Nhìn vào tổng tài sản của một ngân hàng có thể biết được quy mơ của ngân hàng đó, vì vậy tìm hiểu biến này sẽ thấy rõ quy mô của các ngân hàng. Trong giai đoạn 2005 đến 2011 tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là năm 2009, 2010 và 2011.
Hình 4.4. Quy mơ tổng tài sản bình qn hệ thống (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity):
Biến Equity có giá trị trung bình bằng 0,2807, giá trị lớn nhất là 12,94 với độ lệch chuẩn lên đến 118%. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giữa các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn: có những ngân hàng vốn chủ sở hữu rất nhỏ so với tài sản, chứng tỏ tài sản được tài trợ rất nhiều bởi nguồn khác; có những ngân hàng có vốn chủ sở hữu gấp 12,94 lần tổng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu vì trong 39 ngân hàng thương mại có những ngân hàng rất nhỏ xét trên phương diện vốn và tài sản.
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
66
Để đáp ứng yêu cầu hoạt động, các ngân hàng liên tục tăng vốn chủ sở hữu qua các năm, đến cuối năm 2011 vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống (theo dữ liệu quan sát) là 7,384 tỷ đồng, trong đó chỉ cịn hai ngân hàng chưa đáp ứng u cầu vốn điều lệ tối tiểu 3,000 tỷ đồng theo quy định của nhà nước là: PGB: 2,590 tỷ đồng và BVB: 1,671 tỷ đồng. Tuy các ngân hàng đều ồ ạt tăng nhanh vốn chủ sở hữu (trong đó có vốn điều lệ) để đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối tiểu 3,000 tỷ đồng nhưng theo cơ quan thanh tra NHNN thì có xảy ra một số trường hợp tăng vốn ảo. Tức là : ngân hàng A lập công ty con rồi đẩy vốn ngân hàng (vốn huy động) qua công ty con đem đi mua cổ phần của ngân hàng B trong các đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng B. Đây cũng là một dạng rủi ro rất lớn mà các ngân hàng B đang phải đối mặt vì thực tế phần vốn tăng thêm đó, theo một cách nào đó, đã phải trả trở về ngân hàng A, làm tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng B. Đồng thời vấn đề sở hữu chéo cũng đã gây ra nhiều tác động ngồi tầm kiểm sốt, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang tìm cách giảm thiểu rủi ro hệ thống này.
Hình 4.5. Vốn chủ sở trung bình của hệ thống (đvt: tỷ đồng)
Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu
‐ 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
67
Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Quan sát biến ROE ta thấy ROE trung bình 13,12%; ROE lớn nhất 44,25% còn ROE nhỏ nhất là 0,164% với độ lệch chuẩn bằng 7,33%. Dễ nhận thấy giá trị ROE phân bổ rất dài chứng tỏ ROE giữa các ngân hàng có sự khác biệt khá lớn.
Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ROE bình quân, của các ngân hàng ổn định quanh mức 12%, trong đó có hai năm biến động mạnh là năm 2007: tăng cao lên 14,66%, năm 2008: giảm xuống dưới 10% như theo hình 2.3 bên dưới. Trong năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ổn định ở mức 8,17%. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã tạo cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam giúp kích thích tăng trưởng kinh tế. Đây là nền tảng giúp hệ thống ngân hàng phát triển theo đà phát triển chung của nền kinh tế và đạt ROE trung bình năm 2007 ở mức 14,66%.
Hình 4.6. ROE bình quân của hệ thống, 2005 - 2011
Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu
Bước sang năm 2008, ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế phát triển chậm chạp, mặt khác lại bị sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính Phủ và
0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00%