Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 36)

Tên biến Mơ tả Cơng thức tính Dấu tác động Nghiên cứu trước

NPLt-1 Nợ xấu năm trước Nợ xấu / Tổng dư nợ +

Jiménez và Saurina (2006); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Pasha và Khemraj (2010); Klein (2013)

Size Quy mô ngân hàng logarit(tổng tài sản) -/+

Hu và ctg (2006); Pasha và Khemraj (2010); Allen, Boffey & Powell (2011)

Equity Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu / Tổng

tài sản -

Louzis, Vouldis và Metaxas (2010); Klein (2013)

ROE Suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu -/+ Altunbas và ctg (2000); Fofack (2005); Klein (2013)

ROA Suất sinh lời Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản -/+

Fofack (2005); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Sprasad (2010)

LTD Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay / Nguồn vốn huy động + Louzis, Vouldis và Metaxas (2010)

LTA Dư nợ cho vay Dư nợ cho vay / Tổng tài sản + Pasha và Khemraj (2010), Klein (2013)

Creditgr Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Dư nợt - Dư nợt-1) / Dư nợt-1 + Keeton (1999); Salas và Saurina (2002); Klein (2013)

Creditgrt-1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng Biến trễ của Creditgr +

Jiménez và Saurina (2006), Pasha và Khemraj

(2010);Lopez và Saurina (2010); Klein (2013) Creditgrt-2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng Biến trễ của Creditgr + Jiménez và Saurina (2006); Klein (2013)

STL Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn / Tổng dư nợ + Rajan và Dhal (2003)

CIRatio Chi phí hoạt động Chi phí hoạt động / Thu nhập + Mario (2006)

GDP Tốc độ tăng trưởng GDP Tốc độ tăng trưởng GDP -

Espinoza và Prasad (2010); Dash và Kabra (2010); Louzis, Vouldis và Metaxas (2010)

Unempm Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp + Louzis, Vouldis và Metaxas (2010)

Inflation Tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát + Louzis, Vouldis và Metaxas (2010)

RIR Lãi suất thực Lãi suất cho vay trung bình theo thời gian + Dash và Kabra (2010)

DebtRatio Nợ công Nợ công / GDP + Bellas, Tsaganos và Markri (2011)

27

CHƯƠNG 3

MƠ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ tiến hành xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu trên cơ sở khảo sát lý thuyết các nghiên cứu trước về các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng ở chương 2. Sau khi có giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày trước khi đưa dữ liệu nghiên cứu vào phần mềm chuyên dụng để phân tích hồi quy đa biến nhằm thu kết quả thực nghiệm. Nhưng trước tiên nghiên cứu sẽ trình bày một số yếu tố liên quan và có khả năng tác động đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam. Bố cục chương 3 được trình bày ba nội dung chính sau đây:

i. Các yếu tố liên quan đến nợ xấu.

ii. Mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu. iii. Phương pháp nghiên cứu.

3.1. Các yếu tố liên quan đến nợ xấu

Sau đây lần lượt các khái niệm, cơng thức tính các yếu tố có khả năng tác động đến nợ xấu sẽ được xem xét và phân tích cụ thể.

3.1.1. Tỷ lệ nợ xấu (Non Performing Loans, NPL)

Theo Phòng Thống Kê - Liên Hợp Quốc, nợ xấu được định nghĩa như sau: "Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh tốn đã q hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ khơng được thanh tốn đầy đủ". Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, và (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và tiêu chuẩn này đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới.

Theo tiêu chuẩn của Việt Nam được Ngân hàng nhà nước quy định tại Quyết Định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

28

21/01/2013 thì nợ xấu được định nghĩa như sau: "Nợ xấu là các khoản nợ được phân vào các nhóm 3 (nợ dưới chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng". Theo định nghĩa này thì nợ xấu cũng có nghĩa là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán cả gốc lẫn lãi từ 90 ngày trở lên và khả năng trả nợ là đáng lo ngại. Đây cũng là định nghĩa về nợ xấu của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Công thức 3.1 bên dưới là cơng thức tính tỷ lệ nợ xấu đã được nhiều nghiên cứu áp dụng rộng rãi như Salas và Saurina (2002); Jiménez và Saurina (2006); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Klein (2013):

NPL Dư nợ nhóm 3 Dư nợ nhóm 4 Dư nợ nhóm 5

Tổng dư nợ 3.1

Các khoản mục dư nợ nhóm 3, 4, 5 được lấy từ thuyết minh báo cáo tài chính và báo cáo thường niên hàng năm còn tổng dư nợ được thu thập từ bảng cân đối kế toán. Cơng thức tính NPL như phường trình 3.1 chính là cơng thức mà đề tài này áp dụng để tính tốn tỷ lệ nợ xấu của từng ngân hàng theo từng năm.

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu, có nghiên cứu về tác động của các yếu tố vi mô (nội tại) của ngân hàng đến nợ xấu, có nghiên cứu cho thấy nợ xấu bị tác động bởi cả yếu tố vi mô của ngân hàng và yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế. Trong đó có tác giả cũng cho thấy chính nợ xấu trong quá khứ (NPLt-1 và NPLt-2 hay Lag1NPL và Lag2NPL) cũng có tác đến đến nợ xấu ở hiện tại (NPLt), cụ thể như: Salas và Saurina (2002); Jiménez và Saurina (2006); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Prasad (2010); Klein (2013).

3.1.2. Suất sinh lời (ROE, ROA)

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông thường được đánh giá qua tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA). Tỷ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tại Việt Nam, đa số các sách giáo khoa được dùng giảng dạy trong các trường đại học và hầu hết các công ty tiếp cận ROE và ROA theo công thức sau đây :

29 ROE Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu 3.2 và

ROA Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản 3.3

Trong đó: khoản mục lợi nhuận sau thuế được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế tốn. Đề tài này áp dụng cơng thức tính ROE, ROA như trên để dữ liệu theo tiểu chuẩn tại Việt Nam.

Các đề tài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã được thực hiện rất nhiều ở các nước trên thế giới, trong đó các tác giả dùng ROE và ROA làm biến phụ thuộc để nghiên cứu. Có thể liệt kê một vài nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của ngân hàng sử dụng ROE, ROA làm biến phụ thuộc như: Berger và Humphrey (1992); Hughes và Mester (1993); Wheelock và Wilson (1995); Altunbas và ctg (2000); Girardone và ctg (2004); Banker và ctg (2008), Achou và Tenguch (2008); Ali, Akhtar và Ahmed (2011).

Bên cạnh đó ROE và ROA cũng được dùng làm các biến độc lập trong các nghiên cứu về rủi ro và nợ xấu ngân hàng, có thể kể tên một số nghiên cứu như: Berger và DeYoung (1997); Altunbas và ctg (2000); Louzis, Vouldis và Metaxas (2010); Jiménez, Lopez và Saurina (2010); Espinoza và Sprasad (2010); Klein (2013).

3.1.3. Quy mô ngân hàng (Size)

Thông thường để so sánh quy mô hai doanh nghiệp cùng ngành nghề, chỉ tiêu tổng tài sản thường được sử dụng để so sánh. Chỉ tiêu tổng tài sản đại điện cho sự lớn mạnh của doanh nghiệp theo chiều rộng, tức quy mô doanh nghiệp. Một số nghiên cứu tiêu biểu về lợi nhuận, nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng đã sử dụng tổng tài sản làm biến đại diện cho quy mô ngân hàng, như: Hu và ctg (2006); Pasha và Khemraj (2010); Allen, Boffey & Powell (2011). Đối với một ngân hàng, tổng tài sản thường là một con số có giá trị tuyệt đối rất lớn, do đó trong kỹ thuật hồi quy lúc phân tích dữ liệu, các tác giả thường lấy logarit(tổng tài sản) làm biến đại diện cho quy mô:

30

Size logarit tổng tài sản 3.4

Trong đó khoản mục tổng tải sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán hàng năm của các ngân hàng. Bài nghiên cứu này có đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng nên biến quy mô ngân hàng được tính theo cơng thức 3.4 nêu trên.

3.1.4. Dự phịng rủi ro tín dụng (Loan Loss Reserves và Loan Loss Provision)

Tại Việt Nam, dự phòng rủi ro cho vay được điều chỉnh bởi Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Ngân Hàng Nhà Nước, theo đó các ngân hàng lập dự phịng rủi ro cho vay theo cơng thức sau:

R = R1 + R2 (3.5) Trong đó:

R là tổng dự phòng rủi ro cho vay. R1 là dự phòng chung: R1 = 0,75% x A

R2 là dự phòng cụ thể: R2 = max{0, (A-C)} x r Với: A là giá trị khoản nợ

C là giá trị tài sản đảm bảo (hay thế chấp) r là tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể.

Tùy thuộc vào nhóm nợ mà r có giá trị khác nhau, theo Quyết định 493 thì: nhóm 1: r = 0%, nhóm 2: r = 5%, nhóm 3: r = 20%, nhóm 4: r = 50%, nhóm 5: r = 100%.

Nhìn vào cơng thức tính mức trích lập dự phịng cụ thể R2 ta thấy nếu (A-C) có giá trị âm thì R2 = 0. Mà điều này có thể xảy ra trên thực tế vì trong thời gian vừa qua các ngân hàng thường có khuynh hướng tự định giá nâng cao giá trị tài sản thế chấp (C) trong hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng tín dụng nhằm nâng hạn mức tín dụng cho khách hàng vay trong thời kỳ bùng nổ tín dụng. Các ngân hàng có thể tự định giá tài sản thế chấp C cao hơn gấp hai lần giá trị khoản nợ A, lúc này hiệu số: A - C < 0, và vì vậy ngân hàng

31

khỏi phải trích lập dự phịng. Điều này gây ra rủi ro cho chính ngân hàng vì lúc xảy ra rủi ro vỡ nợ từ phía khách hàng, tài sản thế chấp sẽ không đủ bù đắp khoản nợ đã cho vay. Khi xảy ra rủi ro này hoặc khi bong bóng bất động sản vỡ tung, các ngân hàng tự đánh giá giảm giá trị tài sản thế chấp hoặc bị cơ quan thanh tra - giám sát của NHNNN thanh kiểm tra và yêu cầu đánh giá giảm giá trị tài sản thế chấp thì lúc này tổng dự phịng tăng vọt, cùng với nợ xấu đã gia tăng, làm giảm mạnh lợi nhuận của ngân hàng.

Vào ngày 12/01/2013 NHNN đã ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN nhằm siết chặt vấn đề trích lập dự phịng và xử lý nợ xấu. Theo đó mức trích lập dự phịng chung và dự phòng cụ thể đối với từng khoản vay vẫn áp dụng công thức 3.5 như trên nhưng siết chặt hơn như sau: đối với một khách hàng có dư nợ tại nhiều tổ chức tín dụng, khi có một khoản dư nợ nào đó biến thành nợ xấu thì các khoản dư nợ cịn lại cũng bị buộc phải xếp vào nợ xấu và các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phịng cho tất cả các khoản dư nợ của khách hàng đó. Ngồi ra các khoản ủy thác đầu tư mà ngân hàng bơm ra các công ty con, công ty chứng khốn hoặc các cơng ty liên quan cũng phải được tính vào dư nợ cho vay và phải trích lập dự phịng đầy đủ. Nếu thông tư 02 được áp dụng sẽ làm tăng nợ xấu một cách nhanh chóng và lợi nhuận các ngân hàng sẽ sụt giảm rất mạnh mẽ; tuy nhiên thơng tư này bị hỗn áp dụng một năm thay vì áp dụng vào 01/06/2013.

Trong cơng thức tính giá trị tuyệt đối của dự phịng rủi ro cho vay, số dự phịng này có quan hệ với tổng dư nợ (A) và tỷ lệ trích lập dự phịng (r). Do đó, tỷ lệ dự phịng rủi ro cho vay (Loan Loss Reserves Ratio, LLR) được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng dư nợ như sau:

LLR Dự phòng rủi ro cho vay R

Tổng dư nợ 3.6

Theo đó khoản mục dự phịng rủi ro chay vay khách hàng và tổng dư nợ đều nằm trên bảng cân đối kế toán hàng năm của ngân hàng.

32

Cách tiếp cận LLR theo công thức nêu trên cũng đã được nhiều tác giả sử dụng trong nhiều nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng như: Mario (2006) nghiên cứu hệ thống ngân hàng ở Italya, Isa(2011) nghiên cứu các ngân hàng tại Malaysia.

Ở trên là cách tính chi phí dự phịng rủi ro đối với từng khoản dư nợ cụ thể, sau đây là cách tiếp cận chi phí dự phịng rủi ro tín dụng trong kỳ kinh doanh (thường là 01 năm): từ bảng báo cáo thu nhập, khoản chi phí làm giảm trừ lợi nhuận sổ sách do nợ xấu thể hiện ở khoản mục "Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng" (Loan Loss Provision) nằm phía dưới khoản mục "Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng rủi ro tín dụng" (Net income before Loan loss provision), trong đó khoản mục chi phí dự phịng rủi ro tín dụng này được tính như cơng thức bên dưới:

Loan Loss Provision R R Net charged off (3.7) Trong đó: Net charged off Recoveries charged offs (3.8)

Rt và Rt-1 lần lượt là chi phí dự phịng rủi ro cho vay kỳ này và kỳ trước. Net charged off: khoản hồn nhập dự phịng trong kỳ này.

Recoveries: khoản nợ gốc ghi nhận đã mất kỳ trước (principal loan of charged off) Charged offs: khoản nợ "ghi nhận đã mất" trong kỳ này.

Khoản nợ "ghi nhận đã mất đi" trong kỳ báo cáo trừ đi phần nợ "ghi nhận đã mất đi" thu hồi được tạo ra khoản Net charged off, và khoản mục hoàn nhập này được trừ khỏi chi phí dự phịng rủi ro tín dụng LLP. Khi thu hồi nợ nhiều, Net charged off dương thì chi phí dự phịng rủi ro tín dụng sẽ giảm đi. Điều đó làm lợi nhuận sau dự phòng (trước thuế) tăng lên.

Trên đây là cách tiếp cận và tính giá trị tuyệt đối của chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, giá trị này có sẵn trên báo cáo thu nhập hàng năm của ngân hàng. Do chi phí dự phịng rủi ro tín dụng và chi phí dự phịng rủi ro cho vay có quan hệ tuyến tính nên tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro tín dụng (Loan Loss Provision Ratio, LLP) cũng được tính theo phần trăm tổng dư nợ tương tự như LLR theo công thức sau đây:

33

LLP Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ 3.9

Trong đó khoản mục chi phí dự phịng rủi ro tín dụng nằm trên báo cáo thu nhập còn khoản mục tổng dư nợ nằm trên bảng cân đối kế toán. Dữ liệu thu thập được của đề tài này cũng áp dụng theo công thức 3.6 và 3.9 nêu trên để tính tốn tỷ lệ LLR và LLP.

Cách tiếp cận cơng thức tính tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng LLP như cơng thức nêu trên đã được nhiều tác giả sử dụng trong các nghiên cứu khác nhau về ngân hàng, trong đó có Hassan va Wall (2003) nghiên cứu các ngân hàng ở cả hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản.

3.1.5. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity)

Trong các nghiên cứu liên quan đến vốn chủ sở hữu của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản thường được sử dụng hơn là giá trị tuyệt đối của vốn chủ sở hữu. Theo cách tiếp cận trên có các tác giả sau đã dùng biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trong nghiên cứu của mình: Fofack (2005) nghiên cứu nợ xấu các ngân hàng ở khu vực Châu Phi; Louzis, Vouldis và Metaxas (2010) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu tại Hy Lạp; Allen, Boffey & Powell (2011) nghiên cứu nợ xấu các ngân hàng Úc và Canada; Bellas, Tsaganos và Markri (2011); Klein (2013) nghiên cứu nợ xấu ngân hàng của các nước khu vực Eurozone. Như vậy theo cách tiếp cận của các nghiên cứu trước thì Equity được tính theo cơng thức sau:

Equity Vốn chủ sở hữu

Tổng tài sản 3.10

Trong đó cả hai khoản mục vốn chủ sở hữu và tổng tài sản được thu thập từ bảng cân đối kế toán. Biến Equity trong nghiên cứu này cũng được tính dựa vào công thức 3.10 vừa nêu.

3.1.6. Tỷ lệ dư nợ cho vay (LTA, LTD và STL)

Các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, khi đề cập đến dư nợ cho vay, các tác giả thường sử dụng tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (Loan to total Asset, LTA) hoặc

34

tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động (Loan to Deposit, LTD). Điển hình cho cách sử dụng biến này là: Hasan và Wall (2003), Jimenez và Saurina (2005), Pasha

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)