Lãi suất liên ngân hàng VND năm 2011

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73)

Nguồn: Ngân hàng Quân Đội

Theo báo cáo của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia Việt Nam cho thấy có rủi ro chéo rất lớn giữa các doanh nghiệp phi tài chính và các tổ chức tín dụng vì dư nợ tập trung cao vào sáu nhóm ngành sau: (i) bất động sản, (ii) xây dựng, xây lắp, vật liệu xây dựng, (iii) vận tải, kho bãi, (iv) chế biến, chế tạo, (v) bán buôn và bán lẻ, (vi) hoạt động dịch vụ khác. Tính đến thời điểm 30-04-2013 tỷ trọng dư nợ của nhóm này chiếm đến 66,69% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng. Cũng theo báo cáo của cơ quan này, nợ xấu của nhóm ngành này đang rất cao, chỉ có duy nhất ngành (iii) vận tãi kho bãi có tỷ lệ nợ xấu giảm từ 13,4% (cuối 2011) xuống 9,34% (cuối 30-04-2013) cịn nợ xấu các ngành khác thì tăng. Nợ xấu của nhóm ngành này khơng dễ giải quyết trong thời hạn ngắn vì tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay như nguyên vật liệu, hàng hóa có tính thanh khoản thấp như: căn hộ xây dở dang, nhà máy sản xuất, ...

Do vấn đề hạn chế trong tiếp cận số liệu nợ xấu của hệ thống ngân hàng năm 2012 nên luận văn này chỉ nghiên cứu theo số liệu trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011. Vì

64

vậy đề tài chưa khảo sát dữ liệu nợ xấu và các dữ liệu liên quan của hệ thống NHTM năm 2012. Trên thực tế nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng mạnh trong năm 2012 và nửa đầu năm 2013 theo công bố của NHNN như hình 4.3 bên dưới.

Hình 4.3. Nợ xấu của hệ thống đến 5/2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Gần đây, vào ngày 09/07/2013, Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chính thức ra đời và đi vào hoạt động với hy vọng sẽ giúp giải quyết nợ xấu trong nền kinh tế thông qua nhiều biện pháp như: mua trực tiếp nợ xấu từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu đặc biệt mà các tổ chức tín dụng có thể dùng để chiết khấu tại NHNN lấy tiền mặt nhưng các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phịng cho khoản nợ xấu hoán đổi trái phiếu này theo tỷ lệ 20% giá trị/năm trong vòng 05 (năm) năm. Với các động thái như vừa qua, hy vọng nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam sẽ được xử lý trong khoảng thời gian hợp lý, được kỳ vọng là trong 05 năm.

Quy mơ ngân hàng (Size):

Nhìn vào bảng thống kê mơ tả cho thấy có sự chênh lệch rất lớn về quy mơ tổng tài sản giữa các ngân hàng với độ lệch chuẩn lên đến 159,5%. Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 2005-2011, khối NHTM Việt Nam có tốc độ tăng tài sản khá nhanh từ việc tăng

65

vốn, phát triển các mạng lưới, cơ cơ sở vật chất để tạo nền tảng cho sự phát triển vững chắc cho hoạt động trong những năm sau. Nhìn vào tổng tài sản của một ngân hàng có thể biết được quy mơ của ngân hàng đó, vì vậy tìm hiểu biến này sẽ thấy rõ quy mô của các ngân hàng. Trong giai đoạn 2005 đến 2011 tổng tài sản của ngân hàng tăng mạnh, đặc biệt là năm 2009, 2010 và 2011.

Hình 4.4. Quy mơ tổng tài sản bình qn hệ thống (đvt: tỷ đồng)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (Equity):

Biến Equity có giá trị trung bình bằng 0,2807, giá trị lớn nhất là 12,94 với độ lệch chuẩn lên đến 118%. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản giữa các ngân hàng có sự khác biệt rất lớn: có những ngân hàng vốn chủ sở hữu rất nhỏ so với tài sản, chứng tỏ tài sản được tài trợ rất nhiều bởi nguồn khác; có những ngân hàng có vốn chủ sở hữu gấp 12,94 lần tổng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu vì trong 39 ngân hàng thương mại có những ngân hàng rất nhỏ xét trên phương diện vốn và tài sản.

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 100,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

66

Để đáp ứng yêu cầu hoạt động, các ngân hàng liên tục tăng vốn chủ sở hữu qua các năm, đến cuối năm 2011 vốn chủ sở hữu trung bình của hệ thống (theo dữ liệu quan sát) là 7,384 tỷ đồng, trong đó chỉ cịn hai ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối tiểu 3,000 tỷ đồng theo quy định của nhà nước là: PGB: 2,590 tỷ đồng và BVB: 1,671 tỷ đồng. Tuy các ngân hàng đều ồ ạt tăng nhanh vốn chủ sở hữu (trong đó có vốn điều lệ) để đáp ứng yêu cầu vốn điều lệ tối tiểu 3,000 tỷ đồng nhưng theo cơ quan thanh tra NHNN thì có xảy ra một số trường hợp tăng vốn ảo. Tức là : ngân hàng A lập công ty con rồi đẩy vốn ngân hàng (vốn huy động) qua công ty con đem đi mua cổ phần của ngân hàng B trong các đợt phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng B. Đây cũng là một dạng rủi ro rất lớn mà các ngân hàng B đang phải đối mặt vì thực tế phần vốn tăng thêm đó, theo một cách nào đó, đã phải trả trở về ngân hàng A, làm tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng B. Đồng thời vấn đề sở hữu chéo cũng đã gây ra nhiều tác động ngồi tầm kiểm sốt, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang tìm cách giảm thiểu rủi ro hệ thống này.

Hình 4.5. Vốn chủ sở trung bình của hệ thống (đvt: tỷ đồng)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

 ‐  1,000  2,000  3,000  4,000  5,000  6,000  7,000  8,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

67

Suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):

Quan sát biến ROE ta thấy ROE trung bình 13,12%; ROE lớn nhất 44,25% còn ROE nhỏ nhất là 0,164% với độ lệch chuẩn bằng 7,33%. Dễ nhận thấy giá trị ROE phân bổ rất dài chứng tỏ ROE giữa các ngân hàng có sự khác biệt khá lớn.

Nhìn chung tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, ROE bình quân, của các ngân hàng ổn định quanh mức 12%, trong đó có hai năm biến động mạnh là năm 2007: tăng cao lên 14,66%, năm 2008: giảm xuống dưới 10% như theo hình 2.3 bên dưới. Trong năm 2006, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng ổn định ở mức 8,17%. Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2006 đã tạo cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam giúp kích thích tăng trưởng kinh tế. Đây là nền tảng giúp hệ thống ngân hàng phát triển theo đà phát triển chung của nền kinh tế và đạt ROE trung bình năm 2007 ở mức 14,66%.

Hình 4.6. ROE bình quân của hệ thống, 2005 - 2011

Nguồn: tác giả tự tổng hợp theo số liệu của bài nghiên cứu

Bước sang năm 2008, ngành ngân hàng một mặt phải đối phó với những khó khăn từ thực trạng nền kinh tế phát triển chậm chạp, mặt khác lại bị sự chi phối mạnh mẽ của các chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của Chính Phủ và

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2005 2006 2007 2008 2009  2010 2011

68

Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Lạm phát hơn 20% đã trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM Việt Nam. ROE trung bình của các NHTMCP giảm mạnh từ mức 14,66% trong năm 2007 xuống còn 9,67% trong năm 2008.

Năm 2009, dưới tác động của khủng hoảng tài chính, Chính phủ và NHNN đã tung gói cứu trợ hỗ trợ lãi suất vay 4% cho các doanh nghiệp sản xuất đủ điều kiện được vay. Điều này đã giúp các NHTM khai thơng dịng vốn huy động và giúp các doanh nghiệp tăng cường sản xuất kinh doanh, quay vịng vốn. Vì vậy khả năng sinh lợi trung bình của tồn khối NHTM năm 2009 được tăng lên 12.13%, tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa bằng chỉ số ROE trung bình năm 2007.

Kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 5% còn Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá trở lại với 6,78% trong năm 2010. Trong năm này, ROE trung bình tồn hệ thống chỉ tăng nhẹ lên 13,08%. Kinh tế thế giới năm 2011 chưa thấy xu hướng phục hồi với những diễn biến bất lợi ở hầu hết các nước và châu lục, đặc biệt là khủng hoảng nợ công Châu Âu. Năm 2011 là năm Việt Nam tiếp tục đối diện với vấn đề bất ổn vĩ mô kéo dài từ những năm trước, tuy vậy Việt Nam mức tăng trưởng kinh tế vẫn đạt 5,89%, thuộc hàng cao trong khu vực. Chính vì muốn kềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ nên chính phủ và NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ dẫn đến hệ quả tất yếu là thanh khoản căng thẳng, lãi suất cho vay tăng cao, tỷ lệ nợ xấu tăng lên và ROE giảm xuống. ROE trung bình ngành năm 2011 đạt 12,30%, giảm nhẹ so với năm 2010.

Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động (LTD):

Từ bảng thống kê mô tả cho thấy các ngân hàng dành trung bình 70,15% vốn huy động để cho vay, đặc biệt LTD lớn nhất là 7,62 tức có ngân hàng dùng tồn bộ vốn huy động cộng với nguồn vốn khác (vốn chủ sở hữu) đem đi cho vay. Đặc biệt nhóm ngân hàng yếu kém, phải sáp nhập trong giai đoạn 2011, 2012 ln có tỷ lệ LTD rất cao: lớn hơn 1. Điều này rất nguy hiểm vì thơng thường tỷ lệ LTD phải nhỏ hơn 1. Nếu LTD lớn hơn 1 sẽ dễ gây rủi ro thanh khoản cho ngân hàng và cho cả hệ thống. Tỷ lệ LTD lớn hơn 1 chỉ có thể xuất phát từ hai nguyên nhân sau đây: tăng vốn ảo và sở hữu chéo - sở hữu

69

thao túng. Đối với sở hữu chéo - sở hữu thao túng: khi một nhóm cổ đơng nắm quyền chi phối ngân hàng, họ đã tìm cách rút lại tồn bộ vốn đầu tư ban đầu vào ngân hàng và hút gần như toàn bộ vốn huy động của ngân hàng vào nhóm doanh nghiệp của họ thơng qua dư nợ cho vay. Khi đó LTD lớn hơn 1 vì: dư nợ = vốn chủ sở hữu (rút ra) + vốn huy động. Đối với tỷ lệ LTD quá cao hơn 1, cụ thể là ở DAB (LTD = 7,62) và MDB (LTD = 2,66), có thể giải thích cho việc tăng vốn ảo. Khi một nhóm cổ đơng tìm cách dồn tiền để tăng vốn điều lệ cho ngân hàng lên 3000 tỷ đồng theo quy định của NHNN, sau đó nhóm cổ đơng chi phối này đã rút lại vốn đầu tư thông qua hình thức dư nợ cho vay đã làm cho LTD có giá trị cao ngất ngưỡng. Minh chứng cho điều này chính là vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) đã nắm quyền chi phối hàng loạt ngân hàng thơng qua hình thức tăng vốn ảo cho các ngân hàng này. Sau khi tăng vốn và nắm quyền chi phối, nhóm cổ đơng này đã rút vốn ra theo nhiều hình thức khác nhau. Điều này đã làm méo mó tình hình vốn chủ sở hữu của ngân hàng và gây ra rủi ro thanh khoản, rủi ro gia tăng nợ xấu cho cả hệ thống ngân hàng.

Hình 4.7. Dư nợ cho vay trung bình của hệ thống (đvt: tỷ đồng)

Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

 ‐  10,000  20,000  30,000  40,000  50,000  60,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

70

Theo số liệu nghiên cứu, tổng dư nợ cho vay trung bình của hệ thống tăng đều qua các năm, tăng mạnh trong hai năm 2010 và 2011. Giai đoạn từ năm 2008 sang năm 2009, một phần do hiệu ứng của gói kích cầu bằng cách hỗ trợ 4% lãi suất vay của chính phủ đã làm tổng dư nợ cho vay tăng lên. Hình 4.7 phía trên đã cho thấy dư nợ cho vay qua các năm.

Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn (STL):

Từ bảng thống kê mô tả 4.1 cho thấy các ngân hàng đã cho vay ngắn hạn một tỷ lệ rất lớn, với STL trung bình ở mức 62,13% và giá trị lớn nhất 96,03%. Tỷ lệ STL cao có thể được giải thích như sau: hầu hết các nguồn huy động đầu vào, cả thị trường 1 và thị trường 2, đều là tiền gửi kỳ hạn ngắn nên ngân hàng lo sợ rủi ro thanh khoản, chỉ chú trọng vào việc cho vay ngắn hạn để nhanh chóng thu hồi nợ. Điều này có thể gây ra rủi ro vỡ nợ cho khách hàng khi điều kiện kinh tế suy giảm, vì trong một thời gian ngắn khách hàng rất khó xoay xở nguồn tiền trả nợ cho ngân hàng. Và vì vậy những khoản nợ này dễ biến thành nợ xấu, đặc biệt trong năm 2008 và 2011 nợ xấu đột ngột tăng cao cũng có thể giải thích qua tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn STL quá cao. Khi điều kiện kinh tế suy giảm hoặc khi nguồn cung tín dụng bị giảm nhanh chóng (chính phủ và NHNN thắt chặt tài khóa và tiền tệ) thì doanh nghiệp gặp ngay vấn đề tồn kho, thanh khoản kém mà nguồn vốn vay là vay ngắn hạn nên sẽ khơng xoay xở đủ dịng tiền trả nợ cho ngân hàng, từ đó nợ xấu của ngân hàng đột ngột tăng nhanh.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Creditgr):

Đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng, biến Creditgr, giá trị trung bình là 85,55%; giá trị lớn nhất là 16,547 với độ lệch chuẩn 179,34%, đây là những con số rất cao. Như đã trình bày ở chương 2, năm 2007 tín dụng cả hệ thống tăng rất mạnh, sau khi loại trừ các số liệu ở những ngân hàng có tín dụng tăng trưởng trên 500% thì tốc độ tăng trưởng trung bình của hệ thống cũng cịn ở mức rất cao: 134,79%. Hay như năm 2009 cũng có một số ngân hàng vừa được thành lập vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nên số liệu tốc độ tăng

71

trưởng tín dụng năm 2009 rất cao. Đó là lý do tại sao ở bảng thống kê mơ tả, biến Creditgr có trung bình, giá trị lớn nhất và độ lệch chuẩn rất cao.

Hình 4.8. Tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình của hệ thống, 2005 - 2011

Nguồn: tác giả tự tổng hợp dựa vào số liệu của bài nghiên cứu

(Năm 2007 đã loại trừ một số mức tăng trưởng đột biến, trên 500%)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tín dụng tăng trưởng rất cao ở năm 2007, năm 2008 Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên sức hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu đi, dẫn đến tín dụng tăng trưởng thấp. Sang năm 2009, dưới tác dụng của gói kích cầu thì tín dụng đã tăng trưởng mạnh trở lại ở mức 67,9%, năm 2010 giảm xuống còn 53,94%. Đến năm 2011 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm xuống rõ rệt do chính phủ và NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khóa và áp đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng để giảm áp lực lạm phát, từ đó làm tín dụng của tồn hệ thống giảm xuống một cách rõ rệt.

4.2. Phân tích tương quan

Trên đây là việc phân tích sơ bộ bảng thống kê mô tả, từ những giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn đã cho ta thấy một số thông tin cơ bản của dữ liệu nghiên cứu và các vấn đề có liên quan đến bài nghiên cứu này. Sau đây là

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 160.00% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

72

phân tích tương quan của các biến trong mơ hình nghiên cứu thơng qua ma trận tương quan được trình bày ở bảng 4.3 bên dưới. Theo ma trận tương quan thì giá trị tuyệt đối hệ số tương quan cặp giữa các biến đều rất nhỏ hơn so với 1, điều này là dấu hiệu cho thấy khơng có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Đồng thời mỗi hệ số đều có thể hiện dấu (+) hoặc (-) thể hiện mối tương quan giữa cặp biến đó, đây cũng là dấu hiệu cho thấy có hay khơng sự phù hợp với kỳ vọng dấu của mơ hình đã nêu ở chương 3. Nhìn vào ma trận tương quan và kỳ vọng dấu ở chương 3 thì thấy các biến: LiNPLt-1, ROE, LTD và Lag1Creditgr phù hợp kỳ vọng dấu, các biến còn lại: Size, Equity và Lag1STL thì không phù hợp với kỳ vọng dấu đặt ra ở chương 3.

Bảng 4.3. Ma trận tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)