7. Kết cấu của luận án
1.1. Lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc của người lao
1.1.2.4. Tổng quan các lý thuyết về động lực làm việc
Trong thực tế, có rất nhiều lý thuyết về động lực làm việc đã và đang được vận dụng vào nghiên cứu nhằm khám phá những nhân tố mới có thể điều chỉnh động lực làm việc của nhân viên ở những quốc gia có mơi trường chính trị, văn hóa, xã hội khác biệt, và ở những tổ chức có mơi trường làm việc đặc thù khác nhau. Hệ thống lý thuyết động lực cung cấp một nền tảng cho tư duy hiện đại về động lực [121]. Các lý thuyết động lực sẽ trình bày thành các nhóm:
● Động lực theo quan điểm nội dung (Content Perspectives on Motivation), gồm có các đại diện:
- Thuyết cấp bậc nhu cầu của Maslow (1943). - Thuyết ERG của Alderfer (1972).
- Thuyết hai nhân tố của Herzberg và cộng sự (1959). - Thuyết nhu cầu thúc đẩy của McClelland (1961).
● Động lực theo quan điểm quá trình (Process Perspectives on Motivation). - Thuyết công bằng (The Equity Theory of Motivation; Adams, 1963). - Thuyết kỳ vọng (The Expectancy Theory of Motivation; Vroom, 1964). - Thuyết thiết lập mục tiêu (Goal-Setting Theory; Locke, 1968).
- Thuyết đặc điểm công việc (Hackman và Oldham, 1976). - Thuyết củng cố (Reinforcement Theory; Skinner, 1945).
Điểm chung của các lý thuyết đều hướng đến động viên người lao động thực hiện công việc tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi trường phái lý thuyết có cách tiếp cận khác nhau. Lý thuyết theo quan điểm nội dung định hướng vào nhu cầu, cố gắng giải thích yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên trên cơ sở làm thỏa mãn các nhu cầu. Tư tưởng của các tác giả trong nhóm này tương đồng ở điểm họ đều cho rằng động lực là nguồn lực được tạo ra từ sự khao khát của cá nhân nhằm thỏa mãn các nhu cầu của họ. Trong khi đó quan điểm động lực theo q trình tập trung vào động viên, khuyến khích người lao động thơng qua việc đưa ra các phần thưởng theo mong đợi và cảm nhận công bằng.
Các lý thuyết trên cung cấp cơ sở nền tảng cho việc phát triển các mơ hình nghiên cứu, thảo luận và giải thích kết quả, ứng dụng trong thực tiễn về động lực làm việc. Nghiên cứu này giới thiệu lý thuyết sự tự quyết làm cơ sở cho bước thiết lập mơ hình nghiên cứu [121].