Cơ sở lựa chọn lý thuyết sự tự quyết để nghiên cứu động lực làm

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 44)

7. Kết cấu của luận án

1.1. Lý luận cơ bản về văn hóa doanh nghiệp và động lực làm việc của người lao

1.1.2.7. Cơ sở lựa chọn lý thuyết sự tự quyết để nghiên cứu động lực làm

Thuyết công bằng giả định nhân viên mong muốn doanh nghiệp đối xử với họ một cách công bằng, đánh giá đúng thành quả cơng việc của họ và có phần thưởng xứng đáng với đóng góp đó. Phần thưởng có thể là vật chất hoặc phi vật chất. Ngược lại với quan điểm này, thuyết sự tự quyết cho rằng con người có xu hướng phấn đấu cho những mục tiêu có ý nghĩa, khi cơng việc đem lại cho họ sự thú vị họ sẽ làm việc chăm chỉ. Thuyết sự tự quyết chỉ ra rằng hoàn cảnh xã hội tác động đến động lực làm việc, chính hồn cảnh xã hội làm tăng hoặc giảm động lực làm việc của nhân viên.

Thuyết kỳ vọng cho rằng con người được thúc đẩy bằng kỳ vọng và quyết tâm đạt được mục tiêu. Theo lập luận này, tất cả mục tiêu đều ảnh hưởng đến kỳ vọng và quyết tâm đạt được mục tiêu là như nhau. Thuyết sự tự quyết khác với thuyết kỳ vọng về nội dung và hình thức theo đuổi mục tiêu, đó là dựa vào nhu cầu tâm lý làm cơ sở cho việc theo đuổi mục tiêu. Thuyết sự tự quyết quan niệm con người điều chỉnh nhu cầu, hành vi của mình thơng qua các yếu tố bên ngoài như chuẩn mực xã hội, mơi trường văn hóa, và q trình tương tác với môi trường này sẽ tác động đến động lực là việc, cả bên trong lẫn bên ngoài của họ [77].

Về cơ bản, thuyết sự tự quyết nghiên cứu động lực làm việc dựa trên một số các giả định cơ bản: (1) hồn cảnh xã hội có thể làm tăng hoặc giảm động lực làm việc của người lao động, (2) động lực làm việc giữa các con người khác nhau sẽ có sự khác biệt về số lượng, bản chất và chất lượng, (3) tiến trình phân tích động lực làm việc dựa trên nhu cầu tâm lý cơ bản của con người [77].

Thuyết sự tự quyết đã được áp dụng trong các nền văn hóa đa dạng và trong nhiều lĩnh vực cuộc sống. Thuyết này quan tâm đến sự khác biệt về bối cảnh xã hội, sự khác biệt văn hóa, sự khác biệt giữa các cá nhân khi nghiên cứu động lực làm việc. Theo Ryan và Deci (2000), mặc dù quá trình động lực có thể được nghiên cứu theo cơ chế tâm lý và sinh lý của con người, nhưng sự thay đổi lớn trong động lực của con người không phải là một chức năng của cơ chế đó mà thay vào đó là chức năng của các điều kiện văn hóa xã hội tác động đến họ [122]. Hướng tiếp cận này phù hợp với nội dung nghiên cứu của luận án.

Từ những luận cứ trên, có thể thấy sự lựa chọn lý thuyết sự tự quyết để nghiên cứu động lực làm việc trong luận án là hợp lý.

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w