Tăng cường năng lực khoa họ c công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 137 - 138)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ

4.2.3. Tăng cường năng lực khoa họ c công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

vừa trong tỉnh

Đối với việc tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho DNNVV cần tăng cường sự hỗ trợ của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về vốn, cơ chế, chính sách, luật pháp, xúc tiến thương mại, giáo dục - đào tạo, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... cho các doanh nghiệp. Chính sách của Nhà nước cần tạo ra được các thể chế phù hợp, phát triển thị trường khoa học - cơng nghệ. Đồng thời, tăng cường hơn nữa vai trị của các hiệp hội, các hội, câu lạc bộ giám đốc và những tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là khi tỉnh Vĩnh Phúc đang tập trung xây dựng cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2025, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh trở thành vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Vì vậy, để tăng cường năng lực cạnh tranh của các DNNVV, cần hỗ trợ về vốn và tiếp cận tín dụng cho DNNVV. Các ngân hàng cần đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường; các thủ tục cho vay đối với DNNVV cần đơn giản, rõ ràng hơn, nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Các DNNVV cần thực hiện minh bạch hoá, bài bản hoá hệ thống sổ sách kế toán tạo thuận tiện cho ngân hàng trong việc theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó nhanh chóng đưa ra quyết định cho vay vốn. Về phía địa phương, chính quyền cũng cần chủ động thành lập các tổ chức, các quỹ hỗ trợ vốn, quỹ bảo lãnh tín dụng... tạo thêm nhiều cơ hội cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn.

Bên cạnh đó, nhà nước cần hỗ trợ về tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho DNNVV; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo mơi trường khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển các liên kết DN; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,

tạo thuận lợi tối đa cho các DNNVV tham gia sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV. Các DNNVV cũng cần lựa chọn những người quản lý doanh nghiệp có bản lĩnh và năng lực thực sự, khi được nhà nước hỗ trợ, khuyến khích, cần nắm bắt cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh, khơng những vì sự tồn tại và phát triển của DN, mà cịn góp phần củng cố và nâng cao sức cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế để tăng cường năng lực hội nhập, phát triển KT- XH của tỉnh, của đất nước.

Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh sẽ tạo ra mối liên kết giữa các tổ chức khoa học, công nghệ, các nhà khoa học, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, cùng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh và khu vực khác, từ khâu sản xuất cho đến đầu ra thành phẩm.

Một phần của tài liệu dt_23720191051_luan an sua 21-7-2019(thành) (1) (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w