CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.10. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp ln có trách nhiệm với xã hội và tự đặt câu hỏi đã làm gì cho xã hội? đóng góp gì cho xây dựng đất nước? có làm gì gây hại cho xã hội…? Do vậy, trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội đó là khơng làm tổn hại đến quyền lợi ích của cá nhân, tập thể, cộng đồng xã hội. Doanh nghiệp phải nâng cao trách nhiệm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt như: trách nhiệm với nhà nước,
cộng đồng dân cư, người lao động,… Các doanh nghiệp phải hoạt động tuân thu theo pháp luật, luật doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ và các doanh nghiệp cần có sự cam kết đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ, sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển,...
Doanh nghiệp có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp, tránh tình trạng nợ đọng chậm muộn thậm trí trốn thuế của nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với người lao động, xây dựng quy trình tuyển dụng cũng như sử dụng lao động theo đúng luật đã quy định, quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ phép và đóng các dịch vụ bảo hiểm cho người lao động. Doanh nghiệp xây dựng các quy chế, chế tài quản lý đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, bình đẳng trong đối xử với người lao động, đảm bảo an toàn lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp ln phải có ý thức bảo vệ mơi trường vì bản thân doanh nghiệp hoạt động đã gây ảnh hưởng môi trường môi trường tự nhiên và xã hội. Do đó các doanh nghiệp cần phải có ý thức bảo vệ mơi trường với môi trường, cộng đồng và người lao động, thực hiện nghiêm túc vấn đề về bảo vệ phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, tạo mơi trường xanh sạch đẹp khơng khói thuốc nơi làm việc.