Nhân tố Ý kiến đồng ý
Số lượng Tỷ lệ %
Năng lực quản lý doanh nghiệp 15 100
Năng lực tạo lập các mối quan hệ 11 72,3
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 12 80,0
Năng lực tài chính 13 86,7
Số lượng Tỷ lệ %
Hoạt động Logistics 15 100
Năng lực tổ chức dịch vụ 7 46,67
Chất lượng hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp 6 40,00 Năng lực kinh nghiệm hoạt động của doanh nghiệp 5 33,33
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 7 46,67
Chính sách nhà nước 14 93,3
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng, miền 9 60,0
Tiến bộ khoa học công nghệ 13 86,7
Hội nhập quốc tế 10 66,7
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Kết quả xin ý kiến của 15 chuyên gia cho thấy các nhân tố như: Hoạt động Logistics; Năng lực quản lý doanh nghiệp; Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Năng lực tài chính; Chính sách Nhà nước; Năng lực marketing được các chuyên gia đánh giá có mức tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong khi đó, một số nhân tố có số ý kiến đánh giá thấp hơn là Hội nhập quốc tế, Tiến bộ của KH-CN có nguyên nhân chịu sự chi phối lớn từ các nhân tố: Năng lực tài chính; Năng lực quản lý doanh nghiệp; Nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Năng lực Marketing. Tuy nhiên, các nhân tố Tiến bộ KH-CN và Hội nhập quốc tế hiện nay đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi đó là một trong những bối cảnh, giải pháp quan trọng để thực hiện chủ trương hỗ trợ có hiệu quả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân của nước ta.
Một số ý kiến đánh giá thấp các nhân tố Năng lực tổ chức dịch vụ; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, Chất lượng hàng hố, dịch vụ của doanh nghiệp vì các nhân tố đó có sự trùng lặp nằm trong các nhân tố trên. Ngoài ra, một số ý kiến chuyên gia cũng cho rằng bổ sung thêm các nhân tố tác động khác như: Giá thành sản phẩm và dịch vụ, Khả năng cung ứng dịch vụ, Thị trường, Tiếp cận đất đai, Kiểm soát các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp,… vào mơ hình để nghiên cứu. Nhưng do giới hạn về điều kiện khảo sát, điều tra, NCS tập trung vào 10 nhân tố chủ yếu nhất có tác động điển hình đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Vĩnh Phúc để nghiên cứu. NCS đề xuất mơ hình chính thức nghiên cứu các nhân tố chủ yếu tác động
tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm có 10 nhân tố cấu thành như sau:
1- Năng lực quản lý doanh nghiệp 2- Năng lực tạo lập các mối quan hệ 3- Nguồn nhân lực của doanh nghiệp 4- Năng lực tài chính
5- Năng lực Marketing 6- Hoạt động Logistics 7- Chính sách nhà nước
8- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội vùng, miền 9- Tiến bộ của khoa học công nghệ
10- Hội nhập quốc tế
3.2.2. Xác định mơ hình nghiên cứu định lượng
Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề xuất, kết quả nghiên cứu định tính từ và phỏng vấn chun gia, thảo luận mơ hình nghiên cứu sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý các doanh nghiệp mà đa phần là lãnh đạo các phòng chức năng với số lượng là 316 người (chiếm 59,8%); các phó giám đốc với 131 người (24,8%); Giám đốc doanh nghiệp với 81 người (15,3%). Tổng số lượng khảo sát là 528 mẫu. Theo thống kê tại thời điểm tháng 01/2018, Vĩnh Phúc có khoảng có khoảng 6.420 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tổng số 6.619 tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chiếm 97% so với tổng số doanh nghiệp đăng ký. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có thể được phân chia theo 2 cách sau đây:
- Phân chia theo quy mô các doanh nghiệp, có doanh nghiệp siêu nhỏ khoảng 3.492 doanh nghiệp, chiếm 52,75% trong tổng số doanh nghiệp; doanh nghiệp nhỏ khoảng 2.333 doanh nghiệp, chiếm 35,25% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; doanh nghiệp vừa khoảng 595 doanh nghiệp, chiếm 9% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Theo khu vực kinh doanh, các doanh nghiệp được như sau: Khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản có khoảng 96 doanh nghiệp, chiếm 1,5%; Khu vực Cơng nghiệp và Xây dựng có khoảng 2.895 doanh nghiệp, chiếm 45,1% trong tổng số doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Khu vực Thương mại và dịch vụ có khoảng 3.429 doanh nghiệp, chiếm 53,4% trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá và phân tích theo nhân tố khẳng định
3.2.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo để thấy độ tin cậy của thang đo; khi kết quả này > 0,6 thì đạt yêu cầu. Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Phụ lục 5). Bảng 3.2 cho biết kết quả đánh giá sơ bộ độ tin cậy của các thang đo ALPHA.