CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.6. Hoạt động logistics
Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần tiết kiệm và giảm chi phí lưu thơng trong phân phối hàng hóa. Phát triển hoạt động logistics một cách hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu về lợi nhuận, thị phần, đồng thời góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo Ngân hàng Thế giới, hiệu quả logistics là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh thương mại của các doanh nghiệp ở các quốc gia. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới tháng 7/2018 cho thấy, mặc dù được cải thiện đáng kể, tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn đứng thứ 39/160 nước được điều tra trên thế giới về chỉ số năng lực logistics (Logistics Performance Index - LPI) và đứng thứ 3 trong khối các nước Asean, sau Singapore (7) và Thái Lan.
Theo thống kê trung bình tại Mỹ và các nước, chi phí logistics thương mại bao gồm chi phí vận tải (Transport costs), chi phí tồn kho (Inventory costs) và phí quản lý (Administration costs), trong đó chi phí vận tải chiếm từ 50 - 60% (Nguyễn Tương, 2014, Dan Gilmor 2014). Như vậy, vận tải là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động logistics, chiếm khoảng 1/3 đến 2/3 chi phí logistics của doanh nghiệp. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), chi phí logistics trung bình bằng khoảng 12% tổng sản phẩm nội địa thế giới. Tại Mỹ, chi phí logistics bằng 10% GDP; chi phí logistics tại Singapore chỉ khoảng 12 - 15%, nhưng ở Việt Nam con số này lên tới 21% GDP và thay đổi từ 4% đến trên 30% doanh thu của doanh nghiệp tùy cấu trúc chuỗi cung ứng và lĩnh vực ngành nghề (Bộ GTVT, 2013). Đây là một thách thức rất lớn cho Việt Nam trong bối cảnh hội nhập bởi logistics kém hiệu quả sẽ cản trở Việt Nam cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.