CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
2.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA DOANH NGHIỆP
2.3.1. Năng lực quản lý doanh nghiệp
Theo Porter (1980) năng lực tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp được xem là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, được thể hiện ở các mặt như trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý (trình độ học vấn, kiến thức); trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp (Khả năng tổ chức bộ máy quản lý, phân định chức năng - nhiệm vụ của các bộ phận); năng lực hoạch định (hoạch định kế hoạch, chiến lược); tốc độ thay thế nhân sự trước các biến đổi. Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp được thể hiện qua trình độ của nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp, xây dựng bộ máy hoạt động, tổ chức các phòng ban, khả năng động viên.
Trong thời gian qua, hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung đã tích cực thay đổi phương thức điều hành trong hệ thống quản lý phù hợp tình hình mới để khơng ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, hoạt động của hệ thống quản lý doanh nghiệp đã theo kịp được những thay đổi, biến động của thị trường trong thời kỳ hội nhập, tính hợp lý của cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân sự đã có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện nay bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Tổ chức các đơn vị chuyên mơn, nghiệp vụ chưa được coi trọng, cịn lẫn lộn giữa chức năng giúp việc với quản trị doanh nghiệp; hệ thống quản lý doanh nghiệp chưa được chú ý, nhất là việc xây dựng hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành theo quy định của pháp luật trong doanh nghiệp; phân cấp quản lý trong hệ thống sản xuất chưa rõ ràng; chất lượng đội ngũ cán bộ, quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo, bồi dưỡng để có năng lực phù hợp nhiệm vụ, vụ trí nên hiệu quả cơng tác chưa cao…
Cần chú ý đến chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, số lượng và cơ cấu các phòng, đơn vị trực thuộc mà ít quan tâm đến số lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp, dựa trên cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị; nội dung của các văn bản điều hành so với tình hình thực tế của thị trường
cũng như của doanh nghiệp; tính linh hoạt trong điều hành bộ máy hoạt động để có hiệu quả cao nhất.