Chương 1 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Tình hình nghiên cứu chuỗi giá trị trên thế giới
Trên thế giới người ta đã áp dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào việc nghiên cứu các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm và cải thiện giá trị gia tăng cho các sản phẩm cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các bên tham gia.
Trong thập niên 80 và 90 trên thế giới người ta quan tâm nhiều đến chuỗi giá trị, đặc biệt là quản lý chuỗi cung cấp. Nguyên tắc cơ bản của chuỗi giá trị trong giai đoạn này rất đơn giản và dễ hiểu đó là chuỗi giá trị quan tâm đến việc chia sẻ thông tin giữa các bên tham gia để giảm chi phí về mặt thời gian, giảm giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tăng giá trị cho sản phẩm trong đó[13].
Fearne và Hughes (1998)[13] cũng đã phân tích được những ưu điểm và nhược điểm của việc áp dụng chuỗi giá trị:
Ưu điểm:
Giảm mức độ phức tạp trong mua và bán; giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm; giảm thời gian tìm kiếm những nhà cung cấp mới; giá cả đầu vào ổn định; cùng nhau thực thi kế hoạch và chia sẻ thông tin dựa trên sựtin tưởng lẫn nhau.
Nhược điểm:
Tăng sự phụ thuộc giữa các bên tham gia chuỗi; giảm sự canh tranh giữa người mua/người bán; phát sinh những chi phí mới trong chuỗi. Eaton và Shepherd (2001)[14]đã có một nghiên cứu về chuỗi giá trị ngành chè tại Kenya và cacao tại Indonesia, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề chuỗi giá trị và giải pháp sinh kế bền vững, tác giả đã chỉ ra được những vấn đề mà chuỗi giá trị ngành chè Kenya, chuỗi giá trị ngành Cacao Indonesia gặp phải và những vấn đề liên quan đến sinh kế của
những người sản xuất nhỏ, những người dễ bị tổn thương. Những nghiên cứu về cấu trúc thị trường, những kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị, mối quan hệ tương tác giữa những chuỗi giá trị đó. Điều quan tâm của nghiên cứu này là những “mối quan hệ” giữa các tác nhân, những tác động của hộp P.I.P (Policies, Institutions, Processes) và khung sinh kế bền vững SLF (sustainable livelihood framwork) đến những người nắm giữ những tư liệu sản xuất nhỏ và những người làm thuê. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, với các nước chậm phát triển như Kenya và Indonesia, chuỗi giá trị hoạt động chưa được tốt, nghĩa là các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chưa có những mối quan hệ ràng buộc, giá trị gia tăng trong chuỗi còn thấp, đặc biệt người sản xuất là những người hưởng lợi nhuận thấp nhất. Chính vì chưa có mối quan hệ ràng buộc nên những tác nhân đóng vai trị chủ đạo trong chuỗi thường là đối tượng hưởng lợi nhuận nhiều nhất và sẵn sàng rời bỏ chuỗi này để chuyển sang chuỗi mới có lợi nhuận cao hơn. Trong báo cáo của FAO về chuỗi giá trị ngành khoai tây năm 2008[14], đã đề cập đến vấn đề làm thế nào để tăng sự bền vững của chuỗi giá trị của ngành hàng. Họ đã chỉ ra được vấn đề đang gặp phải ở các nước đang phát triển như: Khoai tây thường được bán phân tán với những phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, phối hợp và thiếu những thơng tin về thị trường, điều này đang gây ra sự chia rẽ các mối quan hệ trong chuỗi. Giá cả đầu vào tăng cao đang gây ra sự “e dè” trong đầu tư sản xuất của các hộ nơng dân có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ. Hậu quả là họ đang bị loại dần ra khỏi thị trường và không tham gia được vào chuỗi giá trị. Vấn đề quan trọng đặt ra cho chuỗi giá trị ở các nước này là cần một nền sản xuất bền vững, với chất lượng sản phẩm tốt và sự hỗ trợ về các vật tư đầu vào cùng với sự phối hợp hành động trong chuỗi.