.Các biện pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp phát triển cây xoài tròn yên châu gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện yên châu (Trang 80 - 82)

a) Hình thành, điều hành chợ đầu mối thu mua nông sản tại Yên Châu

- Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Thị trường phát triển là một điều kiện quan trọng của việc phát triển nơng sản hàng hóa, hiện nay thị trường xồi trịn Yên Châu phát triển thiếu một hệ thống ổn định. Vì vậy biện pháp hình thành và phát triển một chợ đầu mối thu mua nông sản tại Yên Châu sẽ giúp giải quyết vấn đề kinh doanh nông sản bị điều tiết bởi hệ thống thu mua.

- Nội dung thực hiện: Khảo sát lựa chọn vị trí và thu hút đầu tư xây dựng một chợ đầu mối nông sản cho tồn vùng n Châu. Quy mơ của chợ dựa vào sản lượng nơng sản tồn vùng Yên Châu, nội dung hạng mục cơng trình dựa vào tính chất các loại nơng sản, ví dụ như: Khu vực bán hàng trực tiếp, khu vực bán đấu giá, kho bảo quản…..Bên cạnh đó chợ đầu mối có thể tích hợp các dịch vụ như: Cây xăng, cửa hàng ăn uống, khu nghỉ ngơi, phòng cung cấp thơng tin xồi trịn và du lịch…. Việc

thực hiện cần dựa trên kết quả tham khảo một số chợ đầu mối thành công tại Việt Nam như: Hệ thống 17 chợ đầu mối thu mua chè tại Thái Nguyên, chợ đầu mối Nơng sản thực phẩm Tam Bình - Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó cần tham khảo những mơ hình khơng thành cơng để rút ra bài học kinh nghiệm của: Chợ Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội, chợ Hải Bối - Đông Anh - Hà Nội, chợ nông sản Đà Lạt tại Phường 11- Thành Phố Đà Lạt, Chợ Nam Dong - huyện Cư Jút - tỉnh Đắk Nông, Trung tâm Thương mại trái cây quốc gia tại xã Hòa Khánh - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang, chợ đầu mối trái cây Đồng Tháp tại Ấp 2 - xã Mỹ Hiệp - huyện Cao Lãnh - tỉnh Đồng Tháp…

Cơ chế hoạt động của chợ:Mọi nông sản trong tồn vùng n Châu (trong đó có sản phẩm xồi trịn) sẽ được trực tiếp các nông dân hoặc thu gom mang tới chợ và giao dịch với người mua thơng qua hình thức đấu giá trực tiếp theo lô sản phẩm tại các khu vực khác nhau trong chợ. Mọi sản phẩm đều được đóng gói theo quy cách, nhãn mác ghi rõ địa chỉ xuất xứ và thời gian sửdụng, được kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhãn mác sản phẩm sẽ được in chung và lấy logo của chợ đầu mối, bên cạnh đó có phần in riêng để ghi thơng tin cụ thể của sản phẩm và người sản xuất. Điều này mang lại cho những sản phẩm được lưu thông tại chợ đầu mối có sự đảm bảo về chất lượng và độ an tồn cao, góp phần nâng tầm giá trị của các sản phẩm, giúp người tiêu dùng nhận biết một cách dễ dàng.

Hoạt động đảm bảo nguồn cung cho chợ đầu mối: Các nông dân và tổ chức đăng ký tham gia bán nông sản tại chợ được ký hợp đồng theo năm, các nơng sản bán được sẽ trích lại một phần kinh phí quản lý (có thể từ 5-10%), hàng ngày các nông dân sẽ được nhận thông tin về nhu cầu thu mua nông sản và giá cả các mặt hàng. Phát triển cao hơn sẽ quản lý các sản phẩm qua mã vạch và cung cấp thông tin tự động qua hệ thống điện tử.

Hoạt động đảm bảo nguồn cầu đối với sản phẩm: Những cá nhân và đơn vị đăng ký mua hàng tại chợ sẽ được ký hợp đồng theo năm, được cung cấp thông tin về nguồn cung sản phẩm, được đảm bảo về chất lượng sản phẩm và sự minh bạch trong hoạt động mua bán. Chợ đầu mối cần có những hoạt động quảng bá và tiếp thị trực tiếp đối với các khách hàng tiềm năng như: Siêu thị, cửa hàng bán sản phẩm nông sản tại các thành phố lớn và mạng lưới thu gom buôn bán hoa quả.

b) Tăng cường liên kết trong hoạt động sản xuất xoài trịn hàng hóa

- Cơ sở và lợi ích của biện pháp: Hiện nay tại Yên Châu, các hộ nông dân trồng xồi trịn, cơ sở chế biến và tiêu thụ xồi trịn chưa có bất kỳ mối liên kết chặt chẽ nào ở quy mô lớn. Nhằm đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia trước sự biến động mạnh của thị trường.

- Nội dung thực hiện: Phát triển các tổ chức liên kết thơng qua hình thức các HTX, cơng ty, doanh nghiệp và các loại hình tổ chức khác theo mơ hình HTX vật tư nơng nghiệp Hưng Xồi ở các quy mơ khác nhau. Thúc đẩy các tổ chức này hình thành và phát triển thông qua tạo cơ chế hỗ trợ về nhiều mặt, hướng dẫn và phổ biến các thông tin, kết nối các bên tham gia. Các bên tham gia, nhất là các cơ sở chế biến và đơn vị tiêu thụ có thể ở ngồi huyện n Châu.

- Để việc các bên tham gia hoạt động sản xuất hàng hóa sử dụng hợp đồng liên kết với nhau thì cần phải cụ thể các văn bản, tài liệu hướng dẫn và các mẫu giấy tờ phục vụ việc ký kết hợp đồng giữa các bên.

- Thông tin rộng rãi về sự biến động giá cả, xu hướng thị trường và các thông tin khác về hoạt động sản xuất xồi trịn hàng hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện Yên Châu. Nâng cao năng lực của các bên tham gia để đảm bảo việc chia sẻ lợi ích đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp phát triển cây xoài tròn yên châu gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện yên châu (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)