Những bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp phát triển cây xoài tròn yên châu gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện yên châu (Trang 34 - 36)

1.2.2 .Nghiên cứu về chuỗi giá trị ở Việt Nam

1.4. Những bài học kinh nghiệm về phân tích chuỗi giá trị

Việc quan tâm xử lý các vấn đề môi trường và xã hội trong chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các giải pháp sáng tạo, không chỉ giúp “Doanh nghiệp đầu tầu” thu hút được thêm nhiều nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức phát triển mà còn giúp việc kinh doanh của Doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và bền vững hơn. Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ khai chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển, kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương, và nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác nhân trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.

Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh doanh có sự liên kết chặt chẽ với Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.

Trong bối cảnh có nhiều trường hợp phá hợp đồng giữa người sản xuất và Doanh nghiệp, thì hình thức “Hợp đồng mở” thu mua sản phẩm theo giá thị trường tỏ ra dễ được chấp nhận hơn, qua đó tạo lịng tin làm ăn lâu dài giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

Trong các chuỗi giá trị sản phẩm chưa phát triển, vai trò của nhà nước và các tổ chức phát triển hỗ trợ kỹ thuật nên tập trung vào việc kết nối và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi, khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh với nơng dân, và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi cho các tác nhân này thay vì làm thay thị trường.

Trong xu thế về sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người, các sản phẩm xanh và sạch từ nông nghiệp hữu cơ đang được thị trường ưa chuộng cần được nghiên cứu và thúc đẩy.

Việc duy trì VietGAP/ GlobalGAP chỉ được thực hiện khi thị trường yêu cầu, sau đó là doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất thực sự bắt tay với nhau trong mối quan hệ khăng khít cùng có lợi để sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo một quy trình quản lý chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu chính thức, với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực trạng và giải pháp phát triển cây xoài tròn yên châu gắn với chuỗi giá trị trên địa bàn huyện yên châu (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)