Sơ đồ truyền động thủy lực dẫn động TBCT của máy xúc gầu nghịch

Một phần của tài liệu Nghien cu dng lc hc thit b cong ta (Trang 47 - 50)

1. Thùng dầu; 2. Bầu lọc; 3. Động cơ; 4. Bơm chính; 5. Van an tồn; 6. Van PC; 7. Van phân phối điều khiển xi lanh nâng hạ cần; 8. Van phân phối điều khiển xi lanh ra vào tay gầu; 9. Van phân phối điều khiển xi lanh quay gầu; 10,11. Xi lanh nâng hạ cần; 12. Xi lanh ra vào tay gầu; 13. Xi lanh quay gầu.

Cấu tạo của hệ thống thủy lực TBCT máy xúc gầu nghịch bao gồm: Các máy thuỷ lực, các phần tử điều khiển, các phần tử điều chỉnh và thiết bị phụ (Hình 2.3).

37

Các máy thuỷ lực:

+ Cụm bơm chính là thiết bị trực tiếp chuyển đổi cơ năng của động cơ đốt trong thành áp năng của dịng dầu thuỷ lực duy trì hoạt động của cả hệ thống. Cụm bơm chính gồm hai bơm pit tơng hướng trục thay đổi lưu lượng, áp suất làm việc 35 MPa; lưu lượng 2x289 lít/phút. Q trình làm việc, lưu lượng của bơm được điều chỉnh tự động theo áp suất đầu ra nhờ hệ thống tự động điều chỉnh lưu lượng.

+ Các xi lanh thuỷ lực: xi lanh gầu , xi lanh tay gầu , xi lanh cần dùng để điều khiển sự làm việc của thiết bị tương ứng (gầu, tay gầu, cần).

Các phần tử điều khiển:

+ Cụm van phân phối có chức năng thay đổi hướng dịng dầu thuỷ lực được cấp từ bơm đến các cơ cấu và TBCT. Cụm van phân phối trên TBCT máy xúc gầu nghịch gồm các van phân phối: Van phân phối điều khiển xi lanh cần, van phân phối điều khiển xi lanh tay gầu, van phân phối điều khiển xi lanh gầu. Các van này được chế tạo thành cụm tiêu chuẩn và được lắp trên sàn quay của máy. Việc điều khiển cụm van phân phối này được thực hiện gián tiếp bằng cơ khí - thuỷ lực và điện - thuỷ lực.

+ Van tiết lưu có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng dầu qua van, từ đó có thể điều khiển được vận tốc của cơ cấu chấp hành.

+ Van hợp, chia dòng dùng để hợp và chia dòng dầu cấp từ hai bơm đến các cơ cấu và TBCT. Sự hợp dòng xảy ra khi cần tập trung năng lượng máy để tăng tốc một hoặc một vài khâu trong hệ thống. Sự chia dòng xảy ra khi các cơ cấu công tác đồng thời làm việc, không cần tốc độ cao.

+ Cụm van điện từ là tổ hợp của các van điện từ dùng để điều khiển sự làm việc của các van: Van phân phối điều khiển xi lanh cần, van giảm áp, van hợp_chia dòng, van điều khiển số của cơ cấu di chuyển, phanh quay sàn.

38

+ Van giữ tay gầu có chức năng giữ cho tay gầu khơng bị hạ tự do trong q trình làm việc.

+ Van giữ cần có chức năng giữ cho cần khơng bị hạ tự do trong q trình làm việc.

Các thiết bị phụ:

+ Thùng dầu thuỷ lực là nơi tích trữ dầu để cung cấp cho hệ thống làm việc liên tục.

+ Bộ làm mát dầu dùng để làm mát dầu giúp cho dầu khỏi bị chảy loãng do nhiệt độ.

+ Bầu lọc dầu có nhiệm vụ lọc những cặn bẩn có trong dầu, tránh làm tắc các đường dẫn dầu và trầy xướt bề mặt công tác của các phần tử thuỷ lực trong hệ thống.

2.2.2. Động lực học các phần tử trong hệ thống truyền động thủy lực

2.2.2.1. Bơm chính

a) Cấu tạo và đặc tính kỹ thuật

Trong máy xúc DOOSAN DX 350LC trang bị bơm thuỷ lực chính

là loại bơm píttơng hướng trục có khối xi lanh nghiêng, điều chỉnh lưu lượng theo chế độ tải trọng, cấu tạo từ hai bơm có kết cấu và nguyên lý làm việc giống nhau: bơm số 1 và bơm số 2. Bơm số 1 được động cơ dẫn động trực tiếp, trục của bơm số 1 gọi là trục chủ động, liên kết với trục động cơ bằng mối ghép then hoa. Bơm số 2 được động cơ dẫn động gián tiếp, trục của bơm số 2 gọi là trục bị động được trục chủ động dẫn động bằng cặp bánh răng thẳng có tỷ số truyền là 1:1 lắp trên hai trục. Vì vậy, cơng suất của hai bơm là như nhau. Bánh răng trên trục chủ động của bơm số 1 còn ăn khớp với bánh răng của bơm số 3. Trục bị động của bơm số 2 liên kết trực tiếp với trục bơm điều khiển bằng ống then hoa nên bơm điều khiển quay cùng vận tốc với bơm píttơng.

39

Một phần của tài liệu Nghien cu dng lc hc thit b cong ta (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)