Một số kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan đến hoạt

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 83 - 94)

động sản xuất và xuất khẩu rau quả của Việt Nam 3.4.1. Chính sách vềđất đai, khuyến nông

Chính phủ tiến hành nghiên cứu, cải tiến các chính sách về đất đai như giảm thuế đất đai canh tác, tạo điều kiện về diện tích đất trồng ở những địa điểm thuận tiện, phù hợp với loại rau quả chuyên canh, khuyến khích người nông dân đẩy mạnh trồng trọt rau quả hàng hoá trên quy mô lớn, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường nhằm khuyến khích các tổ chức trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào

nông nghiệp, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp mở rộng hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất. Chính phủ cũng cần tăng cường đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là các loại hình công nghệ cao, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, như chính sách thành lập các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng chuyên canh, đầu tư vốn cho các trung tâm này phát triển giống, công nghệ máy móc hiện đại, hạn chế việc nhập khẩu máy móc từ nước ngoài.

Chính phủ tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến nông như cung cấp chi phí tổ chức các khóa học nâng cao nghiệp vụ chăm sóc rau quả cho nông dân các vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng miền xa xôi, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn... với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động trồng trọt, đảm bảo 100% các vùng chuyên canh trong cả nước đều có cán bộ khuyến nông, có cơ sở hạ tầng điện nước, đường sá khang trang. Bên cạnh đó, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác thực hiện an toàn về chất lượng sản phẩm, quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích, bảo quản rau quả, huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng, xã hội. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về hướng dẫn phát triển rau quả, công tác giám sát, quản lý, kiểm tra hoạt động trồng trọt, chế biến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Bộ NN & PTNT triển khai các chính sách khuyến nông của Chính phủ trên cơ sở tạo lòng tin cho nông dân trong vùng chuyên canh, tạo sự đồng lòng và thống nhất về định hướng trồng của vùng. Muốn đạt được điều này, cần thực hiện kêu gọi các nông dân áp dụng thành công hoạt động khuyến nông phối với cán bộ khuyến nông tổ chức các buổi chất vấn, trao đổi về hiệu quả của chính sách nhằm tạo đưa ra triển vọng cụ thể ngay tại địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân chủ động báo cáo về tình hình hoạt động, trình bày các khó khăn để Bộ ngành đẩy mạnh nghiên cứu các biện pháp khắc phục, nhất là các khó khăn về giống, đất đai bị bạc màu, thiếu nguồn nước tưới tiêu...

Để người nông dân thực hiện đúng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm rau quả trong trồng trọt, Bộ NN & PTNT cần nâng cao ý thức của người dân, trình bày các ảnh hưởng của việc sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và các loại chất kích thích thông qua các tài liệu có hình ảnh minh hoạ. Điển hình như việc sử

dụng chất kích thích nhiều sẽ làm rau quả bị giảm trọng lượng trong quá trình bảo quản, mau bị hư và chất lượng lại không cao, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất khẩu, từ đó rau quả Việt Nam bị mất thương hiệu trong thị trường Đài Loan. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp cần nghiên cứu các loại phân hữu cơ, thuốc vi sinh có giá thành rẻ, giúp người dân nâng cao chất lượng, sản lượng, hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có nồng độ mạnh.

Ngân hàng Đầu tư và phát triển Nông thôn cần hỗ trợ các vùng chuyên canh rau quả bằng chính sách cho vay ưu đãi, chính sách thuế, hỗ trợ các nghiên cứu. Trong đó, đối tượng được ưu tiên vay là các vùng chuyên canh các rau quả xuất khẩu chính của Việt Nam sang Đài Loan, các vùng còn hạn chế về quy mô, công nghệ kỹ thuật trong trồng trọt.

3.4.2. Chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản và xuất khẩu rau quả

Chính phủ cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế về hệ thống điện, đường sá ở các khu vực chế biến, thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng đầu tư cho cơ sở chế biến có quy mô lớn và cần mở rộng nhiều máy móc cho việc đẩy mạnh các hình thức chế biến hiện đại, định hướng nâng cao quy mô hoạt động, năng suất chế biến và chất lượng rau quả chế biến của các cơ sở chế biến. Doanh nghiệp xuất khẩu cần được Chính phủ đầu tư vốn trong việc đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu nhằm tạo thương hiệu cho rau quả của Việt Nam.

Hoạt động chế biến, xuất khẩu rau quả vẫn còn gặp khó khăn do quy mô nhiều cơ sở còn nhỏ, hoạt động xuất khẩu còn phát sinh nhiều chi phí cao như phí vận chuyển nội địa, phí thuê tàu. Để tạo thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động chế biến và xuất khẩu, Chính phủ cần xem xét đưa các dự án sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả vào danh mục các dự án được vay vốn từ quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước với lãi suất đặc biệt ưu đãi 3% một năm, thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm, thời gian ân hạn từ 3 – 5 năm, giãn thời gian trả nợ từ 12 – 15 năm đối với các dự án đã đầu tư, cho khoanh nợ đối với các dự án đặc biệt khó khăn. Đồng thời, tiến hành miễn giảm thuế cho các khu vực, cơ sở chế biến, xuất khẩu rau quả với quy mô lớn, tạo động cho các cơ sở, doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm, mở rộng nguồn cung rau quả từ nông dân, tiếp tục duy trì và mở rộng công nghệ chế biến, bảo quản hiện đại hơn.

Bộ Công thương cần phát huy vai trò trong việc tổ chức các hội chợ giới thiệu rau quả của Việt Nam tại Việt Nam, kêu gọi các nhà nhập khẩu rau quả thế giới và Đài Loan tham gia nhằm thu hút các nhà nhập khẩu rau quả mới; phối hợp với các Bộ ngành của Đài Loan giao lưu, hợp tác trao đổi về giới thiệu thành tựu trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho Việt Nam ứng dụng các thành tựu của Đài Loan về cách thức khuyến nông, tổ chức trồng trọt.

Bộ NN & PTNT phối hợp với bộ Tài chính cần ban hành các quyết định gắn kết giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu như chính sách ưu tiên giảm thuế đối với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có hợp đồng thu mua rau quả trồng theo tiêu chuẩn VietGAP dựa theo sản lượng thỏa thuận tiêu thụ và giá bán trên thị trường, chính sách ưu đãi hỗ trợ về vốn đầu tư trồng trọt đối với các vùng chuyên canh thực hiện trồng rau quả có triển vọng xuất khẩu sang thị trường Đài Loan và vốn sản xuất đối với các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến rau quả theo các mô hình tiên tiến, tạo ra các chế phẩm từ rau quả có mẫu mã đa dạng hơn, có giá trị kinh tế cao hơn và nâng cao chất lượng về giá trị dinh dưỡng, độ an toàn, thời gain bảo quản, sử dụng... Điều này sẽ tạo chuỗi giá trị toàn ngành, giúp người nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đạt được lợi nhuận cao, xây dựng được thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu.

Tiểu kết chương 3

Xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng mừng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục. Trên cơ sở các thành tựu và hạn chế trong chương 2 cùng với những quan điểm, định hướng, mục tiêu xuất khẩu rau quả sang Đài Loan từ năm 2012 đến năm 2020, tác giả đã đề ra hệ thống các giải pháp đối với các đối tượng liên quan từ Chính phủ, Bộ ngành, Hiệp hội cho đến doanh nghiệp, người nông dân và một số kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ ngành liên quan đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan.

KẾT LUẬN

Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan vẫn đang tăng trưởng về kim ngạch, tạo cơ hội đóng góp vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống nhân dân cũng như góp phần làm chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta. Hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này đã đạt được thành tựu về kim ngạch, chủng loại và chất lượng. Nhiều loại rau quả được tiêu thụ mạnh trong những năm gần đây, nhất là rau quả nhiệt đới đã phần nào khẳng định chất lượng rau quả ngày càng tăng của Việt Nam, tạo động lực cho ngành rau quả tiếp tục đẩy mạnh trồng trọt, chế biến và xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan mà bắt nguồn là từ hoạt động trồng trọt, chế biến, xuất khẩu chưa chuyên nghiệp, thiếu linh hoạt, chỉ đạo thực hiện của Chính phủ, các Bộ ngành chưa thực hiện hiệu quả. Những hạn chế này đã làm giá cả rau quả Việt Nam còn cao, khó cạnh tranh, chất lượng, sản lượng vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan, khóa luận đưa ra một số giải pháp trong hoạt động trồng trọt bao gồm hoạt động phát triển và ứng dụng giống, phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, trong hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu như đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến, phát triển hệ thống thu mua và phân phối rau quả, xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam và chủ động nắm bắt tình hình thị trường Đài Loan. Ngoài ra, tác giả xin đưa một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan về chính sách đất đai, khuyến nông và chính sách hỗ trợ chế biến, bảo quản, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan. Những giải pháp, kiến nghị này hi vọng sẽ giúp khắc phục những hạn chế, tận dụng các thành tựu của hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, giúp hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản và xuất khẩu ngày càng hiệu quả hơn với ứng dụng khoa học công nghệ ngày càng phổ biến, hiệu quả về sản lượng, chất lượng ngày càng nâng cao..., tạo điều kiện tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu rau quả, giữ vững và nâng cao vị trí của Việt Nam trong danh sách các thị trường xuất khẩu rau quả chính sang thị trường Đài Loan.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách, tạp chí tiếng Việt

1. Lê Ngọc Hải, 2011, Lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, Thư viện học viện mở Việt Nam.

2. Dương Hữu Hạnh, 2008, Hướng dẫn thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê.

3. Luật Thương mại Việt Nam 2005.

4. Trung tâm Thông tin Thương mại, 2010, Thực trạng và phương hướng phát triển sản xuất các loại cây ăn trái đến năm 2015.

5. Trung tâm Thương mại Quốc tế UNCTAD/WTO (ITC) và Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam (VIETRADE), 08/2005, Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam.

6. Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp 2006, Hồsơ ngành hàng rau quả. 7. Viện Kinh tế Nông nghiệp, 2005, Báo cáo nghiên cứu tổng quan ngành rau quả

của Việt Nam.

8. Vụ Kế hoạch, Bộ NN & PNTN, 2012, Báo cáo thực hiện kế hoạch năm 2011, triển khai kế hoạch năm 2012.

Tài liệu sách, tạp chí tiếng nước ngoài

9. Nguyễn Văn Hoa, Southern Fruit Res. Inst. Viet Nam, 2006, Vietnam fruit production and trade: The opportunities and challenges for smallholders. 10. Global Agricultural information network, 29/11/2011, Market Snapshot –

Taiwan’s Retail Food Sector.

11. Global Agricultural information network, 2011, Fresh Deciduous Fruit Annual of Taiwan.

Tài liệu Internet tiếng Việt

12. Agroinfo, 22/03/2011, Xuất khẩu rau của thế giới và của Việt Nam phân theo thị trường (2001-2007), http://agro.gov.vn/news/dulieu_sms.aspx, ngày truy cập 10/02/2012.

13. Agroinfo, 22/03/2011, Xuất khẩu trái cây của thế giới và của Việt Nam phân theo thị trường (2001-2007), http://agro.gov.vn/news/dulieu_sms.aspx, ngày truy cập 10/02/2012.

14. Agroinfo, 05/04/2011, Các thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2008, http://agro.gov.vn/news/dulieu_sms.aspx, ngày truy cập 10/02/2012. 15. Báo mới, 10/2009, Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2008 tăng trưởng khá,

http://www.baomoi.com/Kim-ngach-xuat-khau-rau-qua-nam-2008-tang-truong- kha/45/3061109.epi, ngày truy cập 20/02/2012.

16. Báo mới, 12/2009, Diện tích rau an toàn mới chỉ chiếm hơn 8% tổng diện tích trồng rau,

http://www.baomoi.com/Dien-tich-rau-an-toan-moi-chi-chiem-hon-8-tong-dien- tich-trong-rau/148/2996876.epi, ngày truy cập 20/02/2012.

17. Báo Tin tức, 05/08/2011. Xuất khẩu rau quả: Tránh lệ thuộc thị trường truyền thống,

http://www.baotintuc.vn/128N20110805091247860T0/xuat-khau-rau-qua- tranh-le-thuoc-thi-truong-truyen-thong.htm, ngày truy cập 10/02/2012.

18. Bắc Giang Online, 26/2/2012, Hoạt động khuyến nông 2012: Lấy lợi thế vùng làm điểm tựa,

http://baobacgiang.com.vn/11/87442.bgo, ngày truy cập 27/02/2012.

19. Chu Khối Minh, 26/12/2011, Nông nghiệp một năm được mùa, được giá, http://chuminhkhoi.blogtiengviet.net/2012/01/01/naang_nghiar_p_mar_t_na_m _a_a_adarpc_mas, ngày truy cập 09/02/2012.

20. Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, 7/2007, Quan hệ hợp tác Việt Nam – Đài Loan,

http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/MagazineName.2004- 04-22.2018/2007/2007_00007/MItem.2007-02-15.3803/MArticle.2007-02- 15.4511/marticle_view, ngày truy cập 20/02/2012.

21. Dân Việt, 27/02/2012, Đẩy mạnh liên kết tiêu thụ sản phẩm VietGAP, http://danviet.vn/78290p25c50/day-manh-lien-ket-tieu-thu-san-pham-

vietgap.htm, ngày truy cập 27/02/2012.

22. Diễn đàn cà phê, 03/02/2011, Kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam năm 2010 tăng nhẹ,

http://diendancaphe.com/forum/bai-viet/9497-Kim-ngach-xuat-khau-hang-rau- qua-cua-Viet-Nam-nam-2010-tang-nhe, ngày truy cập 12/02/2012.

23. Diễn đàn Doanh nghiệp, 15/07/2004, Đài Loan: Giảm thuế nhập khẩu rau quả, http://dddn.com.vn/36885cat66/dai-loan-giam-thue-nhap-khau-rau-qua.htm, ngày truy cập 20/02/2012.

24. Diễn đàn môi trường, 28/02/2012, Hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững Ứng dụng các mô hình mới thích ứng biến đổi khí hậu,

http://moitruongxanhhcm.org.vn/index.php/Bien-doi-khi-hau/thich-ung-bien- doi-khi-hau-huong-den-nen-nong-nghiep-hien-dai-ben-vung.html, ngày truy cập 01/03/2012.

25. Hải quan Việt Nam, 2012, Xuất khẩu cho một số nước/vùng lãnh thổ chia theo mặt hàng chủ yếu, http://www.customs.gov.vn/DocLib/AllItems.aspx, ngày truy cập 10/02/2012.

26. Hội làm vườn Việt Nam, 29/12/2011, Năm 2012, xuất khẩu rau quả nhiều cơ hội bứt phá,

http://www.vacvina.org.vn/Story/vn/home/thitruonggiaca/2011/12/515.html, ngày truy cập 23/02/2012.

27. Lao động, 17/12/2011, Xuất khẩu rau quả Việt Nam: Bất lợi cạnh tranh từ nhiều phía,

http://laodong.vn/Tin-Tuc/XK-rau-qua-Viet-Nam-Bat-loi-canh-tranh-tu-nhieu- phia/70019, ngày truy cập 20/02/2012.

28. Nông dân 24 giờ, 29/11/2011, Trái cây Việt Nam: Nhà vườn bị“teo tóp”, đầu ra gặp khó khăn,

http://nongdan24g.com/2010/11/29/trai-cay-viet-nam-nha-vuon-

b%E1%BB%8B-%E2%80%9Cteo-top%E2%80%9D-dau-ra-gap-kho-khan/, ngày truy cập 20/02/2012.

29. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 08/2011, Đài Loan,

http://www.vcci.com.vn/ho-so-thi-truong/dai-loan.htm, ngày truy cập 20/02/2012.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 83 - 94)