Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 56 - 58)

Hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan đã được một số thành công nhất định về kim ngạch, chủng loại, chất lượng và chuyển biến của ngành rau quả.

Thứ nhất, kim ngạch của rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan nhìn chung luôn ở mức cao, nằm trong top 5 các thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam. Mặc dù từ năm 20005 đến 2008, diễn biến kim ngạch của nhiều loại rau thay đổi khá nhiều nhưng nhìn chung sự đa dạng, gia tăng rau quả xuất khẩu đã giúp kim ngạch rau quả xuất khẩu sang thị trường này luôn tăng. Riêng năm 2009, 2010, kim ngạch giảm mạnh, một phần do thời tiết xấu làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như sản lượng rau quả, một phần do sự sụt giảm đáng kể kim ngạch của mặt hàng thanh long, một mặt hàng chủ lực của Việt Nam không những ở Đài Loan mà còn ở trên thế giới, đã khiến lượng kim ngạch lớn đóng góp từ mặt hàng này mất đi. Dù vậy, Việt Nam đã luôn giữ vững được tình hình và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu, đạt kết quả tăng trưởng cao về kim ngạch và kết quả năm 2011 là một động lực thúc đẩy Việt Nam tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp trồng rau quả.

Thứ hai, vể chủng loại, rau quả Việt Nam xuất khẩu qua Đài Loan có chủng loại đa dạng, có các hình thức xuất khẩu ngày càng phong phú và tạo được thương

hiệu riêng đối với một số loại như bưởi Năm Roi, thanh long Bình Thuận. Các sản phẩm rau quả xuất khẩu ngày càng đa dạng, mang nhiều hương vị lạ nhờ có sự phối hợp về cách thức chế biến và phối hợp các loại rau quả với nhau. Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều kinh nghiệm, quen dần tập quán mua bán hàng hóa của Đài Loan; sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn, như đông lạnh IQF, xuất tươi, đóng hộp... Trong đó, rau quả nhiệt đới các loại của Việt Nam được tiêu thụ khá mạnh, giúp nhiều loại rau quả của nước ta có cơ hội được xuất khẩu sang Đài Loan qua nhiều hình thức, mẫu mã.

Thứ ba, chất lượng rau quả xuất khẩu ngày càng được cải thiện đáng kể. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và trồng các giống rau quả mới chất lượng, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta đã tạo điều kiện nâng cao các ưu điểm của sản phẩm rau quả, mức độ chống dịch bệnh, thời gian sử dụng và bảo quản của rau quả, giúp hạn chế việc nhập khẩu giống từ nước ngoài. Một số lớn doanh nghiệp chế biến hàng rau quả xuất khẩu đã nhận được các loại chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 9001..., đây là những giấy thông hành rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt xuất khẩu rau quả vào Đài Loan. Nhiều sản phẩm rau quả được chế biến dưới nhiều hình thức nhằm khai thác tối đa thị hiếu của người dân Đài Loan đã tạo được chất lượng nhất định, giúp đa dạng hình thức rau quả xuất khẩu. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đều đã nhận thức được tầm quan trọng về quản lý chất lượng sản phẩm an toàn, vệ sinh thực phẩm, có các yêu cầu nhất định về nguồn hàng cung cấp từ người nông dân và các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và đã nâng cao chất lượng hoạt động vận chuyển rau quả sang Đài Loan.

Thứ tư, nhận thấy được lợi ích về kinh tế, xã hội của hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan, Nhà nước đã đẩy mạnh các chính sách, dự án hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp nói chung và cụ thể là rau quả và có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu của người nông dân, doanh nghiệp. Nhờ đó, tốc độ phát triển ngành rau quả tăng nhanh, hệ thống cơ cấu hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp cũng có những cải thiện đáng kể. Tốc độ phát triển của ngành đặc biệt tăng rất nhanh ở những vùng trọng điểm: Đông Nam Bộ, ĐBSCL và Tây Nguyên, nhờ tận dụng các điều kiện thuận lợi về đất đai và khí hậu (nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc) với nhiều chủng loại rau quả đặc trưng, có lợi thế so sánh

với các nước trong khu vực và trên thế giới phối hợp với chính sách khuyến nông, hỗ trợ về vay vốn, xúc tiến thương mại. Kết cấu hạ tầng nông thôn cũng không ngừng được hoàn thiện nhằm phục vụ cho nông nghiệp. Năm 2011, 99,8% số xã và 95,5% số thôn ở Việt Nam có điện, chỉ còn 16 xã ở vùng hải đảo, biên giới, vùng cao chưa có điện. Đến nay, cả nước có 8.803 xã (chiếm 97,1%) có đường ô tô đi lại được quanh năm (năm 2006 là 93,6%) và 7.917 xã (chiếm 87,3%) đường ô tô được nhựa, bê tông hóa (năm 2006 là 70,1%). Đáng chú ý là hệ thống giao thông đến cấp thôn được chú trọng phát triển mạnh với 89,5% số thôn ô tô có thể đi đến. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi về hạ tầng cho sản xuất và xuất khẩu rau quả (Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông thôn, 2012).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 56 - 58)