Các thành phần chính trong chuỗi cung ứng mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đài Loan gồm người trồng (hộ nông dân và trang trại), thương lái, doanh nghiệp thu mua, chế biến, nhà xuất khẩu, người vận chuyển và nhà nhập khẩu.
Sơ đồ 2.1. Hệ thống thu mua và kênh phân phối chủ yếu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thịtrường Đài Loan
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo về ngành rau quả, Cục xúc tiến Thương mại
Người trồng rau quả ở Việt Nam thường là hộ nông dân với quy mô nhỏ với diện tích khoảng 1 ha đối với các hộ trồng rau và 1,5 ha đối với hộ trồng trái cây. Khi đến mùa thu hoạch rau quả, các thương lái sẽ thu mua trực tiếp từ nhà vườn sau đó bán cho các trung gian hoặc nhà xuất khẩu để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc bán cho các đơn vị bán lẻ trong nước như siêu thị, hệ thống, chợ, sạp bán rau quả. Việc mua bán rau quả có thể được diễn ra qua nhiều lần, điều này không chỉ làm cho giá rau quả tăng mà còn làm cho việc bảo quản không được đảm bảo, bốc dỡ nhiều lần, làm giảm chất lượng sản phẩm rau quả đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhiều loại rau quả thường không thể hiện rõ hư hỏng do vận chuyển nhiều như măng cụt, vú sữa cho đến khi hàng được chuyển ra nước ngoài.
Thương lái bán cho các doanh nghiệp chế biến, bảo quản hoặc doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp chế biến sẽ tiến hành đóng gói hoặc xử lý rau quả tùy theo chủng loại rau quả, mức độ tươi của sản phẩm hoặc yêu cầu thu mua của đối tác. Sản phẩm qua chế biến sẽ được các doanh nghiệp xuất khẩu thu mua và tiến hành vận chuyển ra nước ngoài. Hiện nay, nhiều hợp tác xã cũng đóng vai trò là trung tâm tổ chức xuất khẩu, theo đó người nông dân phải trồng theo thỏa thuận hợp đồng trồng rau quả theo các tiêu chuẩn của hợp tác xã.
Trang trại Hộ nông dân
Thương lái
Doanh nghiệp chế biến, bảo quản
Doanh nghiệp xuất khẩu
Nhà nhập khẩu Đài Loan
Bán lẻ Bán buôn
Rau quả sẽ được xuất khẩu qua Đài Loan thông thường bằng đường biển, như qua cảng Cát Lái do chi phí thấp hơn so với đường hàng không. Thời gian vận chuyển thường từ 7 đến 10 ngày. Cuối cùng, rau quả sẽ được các nhà nhập khẩu nhận để phân phối tiếp cho các nhà bán buôn hoặc các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị trong nước. Tóm lại, có thể thấy rằng kênh phân phối sản phẩm rất quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và giá cả của rau quả, doanh nghiệp cần xác định rõ hình thức cũng như phương pháp xuất khẩu để tránh những rủi ro trong quá trình vận chuyển và kênh nhập khẩu.
Như vậy, rau quả từ tay nhà nông dân thường phải qua nhiều khâu trung gian, nhất là qua tay các thương lái trước khi đến được các doanh nghiệp chế biến, bảo quản và doanh nghiệp xuất khẩu. Do đó, hoạt động xuất khẩu thường mất khoảng thời gian dài để có được nguồn cung rau quả từ nhà nông dân, làm sản lượng, chất lượng về mức độ tươi ngon, hàm lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế bị sụt giảm. Đây là một hạn chế lớn của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Mặt khác, doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu trực tiếp sang Đài Loan, đến tay các nhà nhập khẩu Đài Loan, còn hạn chế trong việc kí kết hợp đồng với các nhà bán buôn, bán lẻ ở thị trường này, làm giảm lợi nhuận của rau quả xuất khẩu và không chủ động nắm bắt được nhu cầu thực tế của người dân nơi đây. Doanh nghiệp chế biến, bảo quản, doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân cần tạo một chuỗi hoạt động liên kết để giữ được giá trị rau quả ngay sau khi thu hoạch. Rau quả có thể thu mua trực tiếp đến các cơ sở chế biến thay vì phải qua các thương lái. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động đầu tư vào hoạt động trồng trọt của nông dân, thu mua và chế biến rau quả để tạo nguồn luôn dồi dào, nâng cao lợi nhuận, tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, cần tạo mối quan hệ với các nhà bán buôn, bán lẻ tạo thị trường Đài Loan để tạo được thị trường cung ứng phong phú, nắm được thị hiếu của người dân Đài Loan, duy trì và phát huy những loại rau quả chủ lực của nước ta.