Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 58 - 94)

Thứ nhất, hoạt động trồng trọt, chế biến, bảo quản rau quả của nước ta chưa phát triển mạnh. Việt Nam đang thiếu các vùng chuyên canh rau quả tập trung và các cơ sở chế biến đạt chuẩn đảm bảo về sản lượng, chất lượng cũng như điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan vẫn chưa có nhiều mặt hàng chủ lực.

Trái cây muốn cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới phải có chất lượng cao, nhưng hiện nay diện tích trồng quá nhỏ và không đồng đều về chất lượng. Nước ta hiện có diện tích trồng rau quả lên tới 1,5 triệu ha tại tất cả các vùng miền trên cả nước nhưng trên thực tế sản xuất vẫn còn rất manh mún, thiếu các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, do đó chất lượng sản phẩm không đồng đều, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu. Tuy Chính phủ đã thực hiện quy hoạch vùng trồng rau quả nhưng việc thực hiện lại không hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào người nông dân. Trong khi đó, quy mô sản xuất của người nông dân thường nhỏ, có diện tích trung bình từ 1-2 ha ở miền Bắc và khoảng 1,2 ha ở miền Nam, rất hiếm các nông trại có diện tích trên 30 ha, giống cũ, kỹ thuật canh tác thường theo kiểu truyền thống. Hoạt động nghiên cứu và phát triển giống mới vẫn chưa thật sự phát triển mạnh. Rau quả khi trồng thường bị bệnh dịch, nhà nông đã sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu dựa theo kinh nghiệm nên việc bảo vệ rau quả khỏi dịch bệnh vẫn chưa triệt để và đồng bộ. Không những vậy, trong khi thu hoạch, có nhiều trường hợp rau quả bị bầm dập, hư hỏng, sản lượng thường thấp, hình dạng, màu sắc, chất lượng rau quả không đồng đều,

chưa đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Nhiều rau quả không đạt chuẩn xuất khẩu như xoài, nhãn, bưởi còn bị đốm đen trên vỏ hoặc dính bồ hóng ở cuống trái; nhựa vàng chưa tẩy sạch ở vỏ măng cụt... Ngoài ra, nông dân thường có xu hướng dựa vào giá cả bán mà tiến hành trồng trọt, làm cho nguồn cung không đồng đều, có những thời điểm hàng khan hiếm, không đủ để thực hiện đơn hàng lớn của Đài Loan, cũng có thời điểm cung quá nhiều, khiến cho người nông dân phải bán ra ở mức giá rất rẻ, không đủ để bù lại vốn sản xuất.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất như VietGAP, GlobalGAP không đồng bộ, chưa có nhiều khu vực áp dụng trồng rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo Cục Trồng trọt, hiện cả nước có 15 mô hình sản xuất áp dụng VietGAP được chứng nhận, chủ yếu tập trung ở các tỉnh ĐBSCL: Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre... Riêng tỉnh Tiền Giang hiện có một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như vú sữa, măng cụt, nhãn. Việc trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP chủ yếu do người nông dân tự chủ động áp dụng. Thêm vào đó, chi phí áp dụng các tiêu chuẩn này cao, đòi hỏi người nông dân phải đầu tư vào cơ sở vật chất ban đầu và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt trong khi canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP nhưng khi thu hoạch rau quả, giá bán thường không cao hơn sản phẩm theo phương pháp canh tác thông thường nhiều. Do những tác động tiêu cực này, việc áp dụng VietGAP đang có dấu hiệu đứng lại. Gần đây nhất, trong khi chính quyền địa phương và các nhà khoa học khuyến khích nông dân áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP vào canh tác thì nhiều nông dân đang sản xuất theo tiêu chuẩn này lại đòi trở lại sản xuất bình thường. Điều này làm sản phẩm của nước ta xuất khẩu sang Đài Loan sẽ bị hạn chế nhiều về sản lượng cũng như chất lượng.

Ngoài ra, công nghệ vận chuyển, chế biến, bảo quản rau quả sau thu hoạch nhìn chung chưa hiện đại, chi phí chế biến cao, sử dụng nhiều nhân công lao động. Trong quá trình vận chuyển, do đường xá xấu, công nhân bốc dở mạnh tay nên rau quả bầm dập, trầy xước. Phần lớn máy móc thiết bị của các cơ sở chế biến thường cũ, không đồng bộ, chưa đảm bảo hoàn toàn cho việc chế biến, mức độ an toàn của sản phẩm sau chế biến đối với sức khỏe người tiêu dùng. Tổng công suất các cơ sở bảo quản, chế biến rau quả chỉ đạt khoảng 300.000 tấn sản phẩm/năm mà hiện cũng

chỉ hoạt động được có 30% công suất do thiếu nguyên liệu, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, giá thành cao nên một số cơ sở đã phải ngưng hoạt động. Trong hoạt động chế biến, bảo quản, đối với rau quả tươi xuất khẩu, việc bảo quản chưa đúng nên thời gian sử dụng không dài, điển hình như vải nước ta xuất khẩu chỉ có thể sử dụng tốt trong khoảng thời gian 15-20 ngày. Đối với các mặt hàng trái cây đóng bao bì, Đài Loan yêu cầu phải xếp trong thùng carton chắc chắn có tráng parafin chống ẩm, thùng có lỗ thông thoáng, quả được bọc bằng giấy hoặc túi xốp thì nước ta mới đáp ứng yêu cầu ở mức thấp. Một số loại rau quả rất có tiềm năng vì dinh dưỡng cao, diện tích trồng lớn, mùi vị thơm ngon như sầu riêng, bưởi, chuối, thanh long… nhưng vẫn chưa có sản phẩm chế biến trên thị trường.Tỷ lệ rau quả được sử dụng vào công nghiệp chế biến chỉ chiếm khoảng 5-7% và cũng chỉ dừng ở công đoạn sơ chế, chưa có giải pháp công nghệ đồng bộ, hiện đại để chế biến theo yêu cầu cao hơn. Về vệ sinh an toàn thực phẩm, tại nhiều cơ sở, công nghệ bao bì kim loại chưa hiện đại nên bao bì sớm bị gỉ, chất lượng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ rót hộp, thanh trùng hộp tại nhiều cơ sở thực hiện thủ công nên năng suất không cao, chi phí nhân công lớn. Hệ quả của công nghệ chế biến, bảo quản lạc hậu là chất lượng rau quả thấp, mẫu mã không đẹp, quy cách không đồng đều, khối lượng rau quả nhiều nhưng tỷ lệ hàng hoá chế biến còn thấp. Đây là một trong những nguyên nhân phối hợp với chi phí sản xuất trong nước cao, làm sản phẩm rau quả của nước ta có giá cao và khó cạnh tranh với đối thủ khác. Những năm gần đây mặc dù nhà vườn và cả những nhà kinh doanh xuất khẩu đã chú ý nhiều hơn đến phương pháp trồng, chế biến, vận chuyển rau quả xuất khẩu, nhưng lượng hàng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng.

Thứ hai, giá cả của rau quả Việt Nam cao và bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố bên ngoài như sự cạnh tranh của Trung Quốc, Thái Lan, biến động về nhu cầu, thị hiếu của thế giới và Đài Loan. So với các nước có cùng mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Đài Loan, giá bán của rau quả Việt Nam thường khó cạnh tranh do cao hơn nhiều, trong khi chất lượng về bao bì, độ đa dạng của sản phẩm, thời gian bảo quản, hình thức bên ngoài… của rau quả nước ta vẫn chưa bằng đối thủ cạnh tranh. Giá rau quả Việt Nam lại dễ bị ảnh hưởng bởi giá cả thị trường thế giới và các nhà xuất khẩu lớn vào Đài Loan như Trung Quốc, Thái Lan. Ví dụ rõ về ảnh hưởng của

thế giới là tình hình kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam nói chung và sang thị trường Đài Loan nói riêng năm 2011 tăng mạnh do nhu cầu rau quả tăng cao trên thế giới, giá bán theo đó cao lên. Trong các nước xuất khẩu rau quả sang Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan luôn thuận lợi hơn Việt Nam về giá, thương hiệu rau quả của hai nước này lại mạnh, các hình thức sản phẩm, mẫu mã bắt mắt nên Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh, giá cả rau quả của nước ta một phần nào bị ảnh hưởng bởi giá bán của các thị trường xuất khẩu này. Trong khi đó, Đài Loan cũng đã tiến hành đẩy mạnh trồng trọt những loại rau quả nhập khẩu nên giá rau quả của Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chính giá cả rau quả trong thị trường này.

Thứ ba, về hệ thống thu mua rau quả thiếu chuyên nghiệp và hoạt động xuất khẩu sang nước ngoài còn đơn giản. Hiện tại, rau quả của nước ta thường được mua bán qua nhiều trung gian, sản phẩm rau quả, thời gian sử dụng và chất lượng chế biến vì vậy sẽ bị giảm thiểu. Các nhà nông dân bán cho các nhà buôn thay vì trực tiếp bán cho các doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu thường bị động về nguồn cung, mua lại sản phẩm đã qua chế biến của các doanh nghiệp chế biến nên giá cả thường cao, rau quả phần nào giảm chất lượng. Nhà xuất khẩu chủ yếu chỉ dừng ở khâu xuất khẩu rau cho đối tác nhập khẩu của Đài Loan, không hoặc rất ít mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ nên việc chủ động phân phối rau quả trong thị trường này không có.

2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan

Tình hình nhu cầu rau quả của thế giới đang tăng cao, tuy vậy, chủng loại của loại rau quả tiêu thụ thường hay thay đổi. Nhu cầu rau quả thay đổi tùy theo từng thị trường: thói quen tiêu dùng, khả năng sản xuất rau quả trong nước, mức sống, tình hình kinh tế…

Bên cạnh các đối thủ vượt trội về chất lượng và có ưu thế về mặt hàng rau quả táo, lê, mận, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước có cơ cấu rau quả xuất khẩu tương tự là Trung Quốc, Thái Lan. Hai nước này có nền nông nghiệp rau quả phát triển mạnh, hoạt động hỗ trợ của Chính phủ đạt hiệu quả. Hai nước này có nguồn nhân công dồi dài, sự phân bổ trong hoạt động nông nghiệp thường rõ ràng, hoạt động trồng rau quả có đầu tư, công nghệ máy móc, trang thiết bị nông nghiệp hiện đại, quy mô sản xuất lớn. Hệ thống cơ sở chế biến trên quy mô lớn, sử dụng lao

động máy móc nhiều nên giá cả, mẫu mã, chất lượng rau quả thường đạt chuẩn để nhập khẩu vào Đài Loan, tạo được thương hiệu mạnh và chiếm thị phần lớn trong các nước xuất khẩu rau quả sang thị trường này.

Thị trường Đài Loan đang chủ động trồng các loại rau quả nhập khẩu. Hiện tại, nhiều loại rau quả thường nhập khẩu với sản lượng lớn vào trước năm 2010 của Đài Loan từ các nước trên thế giới đang giảm mạnh. Mặt hàng táo của Mỹ, Nhật Bản giảm gần 1,5 lần về kim ngạch trong 2 năm 2010 và 2011. Thanh long cũng đã được Đài Loan trồng thành công và đạt được sản lượng khá cao và đang có hướng xuất khẩu sang thị trường thế giới như Mỹ, Hàn Quốc.

2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và Nhà nước vững chưa bền vững. Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít. Lợi ích của doanh nghiệp và nông dân chưa thống nhất. Khi được mùa, sản lượng nhiều, doanh nghiệp thu mua thường ép giá rau quả khiến cho nhiều nhà nông tuy được mùa nhưng lại không có lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp còn sự cạnh tranh về việc thu mua rau quả thu hoạch và bán ra sản phẩm chế biến, tạo môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh. Hoạt động hỗ trợ, chỉ đạo của Nhà nước dành cho nông dân và doanh nghiệp chưa tạo được hiệu quả.

Chỉ đạo thực hiện, quản lý của Nhà nước và vai trò các Bộ ngành liên quan đến nông nghiệp trong việc thực hiện các chính sách, chiến lược chưa được thực hiện triệt để. Công tác quy hoạch vùng sản xuất rau hàng hoá đã thực hiện trên phạm vi toàn quốc và từng vùng sinh thái nhưng các địa phương vẫn lúng túng trong hoạch định lâu dài chiến lược phát triển các loại rau quả chủ lực. Hoạt động nghiên cứu và ứng dụng giống vẫn chưa được đầu tư mạnh, vẫn còn hiện tượng sản xuất và cung cấp các loại giống giả, không đảm bảo chất lượng giống. Việc trồng rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã được khuyến khích nhưng hoạt động hỗ trợ về vốn từ Nhà nước chưa đủ sức hút, khiến cho nông dân canh tác theo phương thức truyền thống còn e ngại, những nông dân đang áp dụng tiêu chuẩn này lại có xu hướng chấm dứt thực hiện tiêu chuẩn này vì chi phí thực hiện tiêu chuẩn này rất cao, lại đòi hỏi nhiều công sức.

Hoạt động trồng trọt, bảo quản, chế biến rau quả ở nước ta chưa phát triển mạnh. Chi phí trồng trọt, thu hoạch và chế biến, bảo quản cao nhưng công tác thực hiện lại không hiệu quả. Trong trồng trọt, nhiều nông dân còn sử dụng các giống cũ, dễ bị sâu bệnh, các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học một cách tùy tiện, vượt quá mức an toàn. Hơn nữa, hoạt động thu hoạch và sau thu hoạch chưa đạt hiệu quả đã làm giảm chất lượng, sản phẩm và làm tăng thêm các rủi ro an toàn thực phẩm. Các cơ sở chế biến, đóng gói chưa có quy mô lớn, không có đủ hàng để thực hiện các lô hàng lớn, máy móc, thiết bị tại các cơ sở này thường lạc hậu.

Hoạt động thu mua và xuất khẩu rau quả dựa theo truyền thống, thiếu tính linh hoạt. Các trung gian trong mua bán, chế biến rau quả còn quá nhiều, rau quả phải qua mua bán nhiều lần mới đến được tay nhà xuất khẩu. Rau quả xuất khẩu thường được vận chuyển bằng đường biển nhưng mối liên kết giữa nhà xuất khẩu và doanh nghiệp vận tải chưa chặt chẽ nên chi phí vận tải thường cao. Doanh nghiệp xuất khẩu chỉ đưa hàng đến tay các nhà nhập khẩu nên hình thức phân phối không rộng, bỏ qua các nhà bán buôn và bán lẻ.

Rau quả Việt Nam chưa có thương hiệu mạnh. Rau quả Việt Nam thường có kích cỡ không đồng đều, chất lượng thay đổi tùy theo mùa vụ, thời tiết và khu vực trồng nên thương hiệu rau quả của Việt Nam chưa cao. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi hoạt động trồng trọt phải có sự phân công rõ ràng theo khu vực, ứng dụng các kỹ thuật chăm sóc rau quả tiên tiến và Bộ NN & PTNT cần phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội Rau quả và các Bộ ngành liên quan ứng dụng công nghệ như áp dụng thương mại điện tử, tổ chức các hoạt động quảng bá thương hiệu…

Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở lý thuyết được xây dựng ở chương 1, chương 2 đã phân tích tình hình thực trạng của hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan trong giai đoạn 2000 – 2011 thông qua các yếu tố kim ngạch, giá cả, chất lượng, cơ cấu, kênh phân phối, các loại hình xuất khẩu và thực trạng của một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này. Thông qua đó, đánh giá các thành tựu đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân gây ra các hạn chế. Đây sẽ là cơ sở để xây dựng các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM SANG THỊTRƯỜNG ĐÀI LOAN GIAI ĐOẠN 2012 – 2020

Năm 2012, theo dự báo tình hình kinh tế thế giới sẽ tiếp tục có những biến động khó lường. Trong nước, những vấn đề của kinh tế vĩ mô (lạm phát, lãi suất tăng cao...), những biến động bất thường của thời tiết, khí hậu và dịch bệnh sẽ là những thách thức lớn trong việc duy trì sự tăng trưởng và phát triển bền vững của ngành. Tuy nhiên, sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự hỗ trợ hiệu quả , nỗ lực cao của các Bộ ngành sẽ tạo nên những thời cơ và thuận lợi lớn cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai thực hiện kế hoạch năm 2012 và hướng đến năm 2020. Nước ta đã đề ra mục tiêu thúc đẩy sản

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 58 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)