Các yếu tố ngoài nước

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 51 - 56)

2.2.2.1. Các quy định, tiêu chuẩn đối với rau quả của thịtrường Đài Loan

Chính sách thuế và phi thuế: Sau khi gia nhập WTO, Đài Loan đã thực hiện mở cửa thị trường nông sản theo các cam kết WTO. Do việc cấm nhập khẩu không phù hợp với các nguyên tắc của WTO về không phân biệt đối xử nên 18 loại sản phẩm nông nghiệp bị cấm trước năm 2002 được nhập khẩu mà không có các hạn chế phi thuế, trong đó có các sản phẩm rau quả như: quả mâm xôi, vải, cam, chanh

và các loại cam chanh, bưởi, nho, đào, mận, táo, các loại quýt tươi, khoai tây, đu đủ. Mức thuế áp dụng cho các sản phẩm này dao động từ 20 đến 40% (Agroinfo, 2010). Các loại rau quả như lê, tỏi, hạt trầu không, đậu adzuki, nấm khô, bưởi, nho, dừa non, chuối, dứa, xoài, hồng, hoa lys khô được nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan. Hạn ngạch nhập khẩu sẽ chiếm từ 4 đến 8% lượng tiêu thụ trong nước hoặc cao hơn và mức thuế sẽ bằng 50% mức hiện tại. Ngoài ra khối lượng hàng nhập khẩu sẽ không bị hạn chế đối với số hàng nhập vượt quá hạn ngạch tuy nhiên sẽ phải chịu mức thuế cao hơn so với các loại hiện có trong hạn ngạch tùy theo sự chênh lệch về giá sàn giữa thị trường trong nước và nước ngoài và tuỳ vào kết quả đàm phán song phương với các quốc gia liên quan. (Agroinfo, 2010)

Về chính sách phi thuế, Đài Loan áp dụng chủ yếu là hạn ngạch và các loại giấy phép. Đài Loan thực hiện chính sách phân biệt trong nhập khẩu, chỉ nhập khẩu từ một số nước nhất định. Ví dụ như táo và cam chỉ nhập từ Hoa Kỳ và New Zealand, dừa nhập từ Malaysia và Philippines. Việt Nam chưa được ưu tiên trong việc chỉ định thị trường nhập khẩu nên nhiều mặt hàng Việt Nam không xuất khẩu được sang Đài Loan. Điểm khó trong chính sách phi thuế của Đài Loan là các biện pháp hạn chế chỉ được quy định một cách chung chung mà không chi tiết hoá cho từng mặt hàng cụ thể như nhiều nước khác dẫn đến sự không minh bạch khi áp dụng (Diễn đàn Doanh nghiệp, 2010).

Từ 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã ra thông báo giảm thuế suất thuế nhập khẩu một số sản phẩm rau quả như súp lơ, cải bắp, cải trắng, su hào, cải xanh... từ 20% xuống còn 10%. Những nước được hưởng mức thuế này bao gồm các nước thành viên WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam (Diễn đàn Doanh nghiệp, 2004).

Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và vệ sinh dịch tễ: Như đã đề cập ở phần chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt sang Đài Loan, từ đầu những năm 2000, Cục tiêu chuẩn đo lường và kiểm định Đài Loan đã bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn mới đối với dung lượng thuốc trừ sâu. Rau quả nhập khẩu bắt buộc phải đảm bảo đáp ứng đúng các quy định về các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng và dư lượng thuốc bảo vệ kiểm tra được trên sản phẩm. Ngoài ra, rau quả cần đáp ứng các yêu cầu về bao bì bảo quản và nội dung bao bì theo đúng quy định đối với rau quả

nhập khẩu do Bộ Y tế Đài Loan ban hành nhằm đảm an toàn sức khỏe đối với người tiêu dùng (Cục Bảo vệ thực vật, 2010).

2.2.2.2. Khả năng sản xuất và nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng rau quả của Đài Loan

Bảng 2.5. Diện tích trồng rau quả của Đài Loan từnăm 2000 đến năm 2011 (Đơn vị: tấn)

Rau Trái cây Tổng diện

tích đất trồng (ha) Diện tích trồng (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích trồng (ha) Sản lượng (tấn) Năm 2000 177.069 3.262.186 224.557 2.450.527 851.495 Năm 2001 173.673 3.045.606 222.413 2.567.851 848.743 Năm 2002 179.473 3.461.803 221.775 2.686.264 847.334 Năm 2003 165.882 3.093.970 220.368 2.832.491 844.097 Năm 2004 165.338 3.064.607 218.650 2.729.116 835.507 Năm 2005 160.337 2.654.613 218.021 2.363.469 833.176 Năm 2006 157.183 2.877.990 217.174 2.743.890 829.527 Năm 2007 154.113 2.595.163 215.363 2.654.025 825.947 Năm 2008 153.963 2.640.699 212.918 2.577.568 822.364 Năm 2009 151.635 2.666.725 207.091 2.467.482 815.462 Năm 2010 151.572 2.752.907 199.658 2.690.365 813.126 Năm 2011 153.000 2.610.284 210.374 2.600.385 823.488 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ NN & PTNT Đài Loan

Diện tích rau quả của Đài Loan chiếm khoảng 45% tổng diện tích đất trồng trọt. Diện tích trồng trái cây qua các năm đều cao hơn rau từ 50.000 đến 60.000 ha. Do hiệu quả của việc hiện đại hóa các hoạt động sản xuất và tiêu thụ, ngành sản xuất rau quả của Đài Loan đã trở thành một ngành công nghiệp phát triển, mang lại lợi nhuận cao trong khi diện tích trồng rau quả ngày càng giảm. Năm 2000, diện tích trồng rau là 177.069 ha, trồng trái cây là 224.557 ha thì đến năm 2011, diện tích trồng rau giảm xuống còn 153.000 ha, chỉ bằng 86,41% diện tích trồng rau của năm 2000, tương tự diện tích trồng trái cây năm 2011 chỉ bằng 93% diện tích trồng trái cây năm 2000, giảm từ 221.775 ha xuống 210.374 ha.

Hầu hết rau sản xuất ở Đài Loan là phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước. Rau được trồng tập trung chủ yếu tại các tỉnh Vân Lâm, Trương Hoa, Đài Nam và Chiayi. Sản lượng rau khoảng 3.462.000 tấn với năng suất trung bình khoảng 19.300 kg/ha. Các loại được trồng chủ yếu của Đài Loan bao gồm măng tre, dưa

hấu, nấm, các loại rau ăn lá, bắp cải, đậu tương, dưa đỏ. Hiện nay ở Đài Loan trồng hơn 100 loại rau. Các loại hành, bắp cải tàu, mù tạt và tỏi phù hợp với vùng khí hậu mát mẻ ở miền Bắc Đài Loan, còn ở miền Nam chủ yếu trồng các loại như cà chua, súp lơ, măng tre và các loại đậu.

Đài Loan hiện trồng hơn 30 loại cây ăn quả trong đó các loại như táo, lê, đào được trồng tại các vùng cao, các loại cam, quýt, chuối, dứa, vải, nhãn, xoài, đu đủ, hồng, ổi được trồng ở các vùng đồng bằng và các vùng đất không bằng phẳng hoặc địa hình dốc. Các loại quả được trồng nhiều nhất là cam quýt, xoài, vải, chuối, dứa, táo, lê. Với diện tích trồng rau quả ở mức trung bình nhưng nhờ công nghiệp hóa nên nguồn cung ứng ngay trong nước Đài Loan ở mức khá cao, Đài Loan không phải nhập khẩu quá nhiều rau quả để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Vốn là một đất nước có phong phú các loại rau quả, người Đài Loan đã xem rau quả như một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Điển hình như trái cây thường được ăn như món ăn nhẹ cũng như món tráng miệng và là món ăn phổ biến nhất để chuẩn bị mời khách. Do đó, việc đáp ứng sản lượng rau quả để phục vụ nhu cầu của người dân Đài Loan luôn là một vấn đề thiết yếu trong cuộc sống cần được quan tâm.

Bảng 2.5. Nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan từnăm 2000 đến năm 2011 (Đơn vị: tấn)

Năm

Rau Trái cây

Nguồn cung trong nước (tấn) Nhu cầu (tấn) Nhập khẩu (tấn) Nguồn cung trong nước (tấn) Nhu cầu (tấn) Nhập khẩu (tấn) 2000 2.623.800 2.553.300 222.600 2.774.200 3.015.700 583.200 2001 2.480.600 2.451.900 253.700 2.817.700 2.993.800 510.500 2002 2.767.400 2.728.400 271.500 3.097.100 3.282.300 551.700 2003 2.524.100 2.533.000 297.700 3.062.300 3.224.400 521.700 2004 2.534.400 2.545.100 301.400 2.955.800 3.129.400 522.800 2005 2.247.900 2.362.100 384.800 2.494.600 2.793.400 590.700 2006 2.431.500 2.517.700 372.600 2.906.300 3.097.200 536.300 2007 2.206.600 2.369.500 432.800 2.756.300 2.931.000 511.800 2008 2.249.500 2.362.800 382.800 2.654.500 2.873.400 539.000 2009 2.283.700 2.380.900 368.200 2.535.800 2.732.800 502.300 2010 2.329.700 2.412.000 356.400 2.751.300 2.932.800 509.000 2011 2.123.600 2.426.000 300.513 2.709.700 3.227.200 641.235 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ NN & PTNT Đài Loan và Intracen

Sản lượng rau quả cung ứng trong nước năm 2000, 2001 luôn cao hơn nhu cầu tiêu thụ của người dân Đài Loan. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay, Đài Loan thường không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ rau quả trong nước do trong nhiều năm, Đài Loan thường bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, gây thiệt hại đất đai, mùa màng, mất sản lượng. Do đó, sản lượng rau quả nhập khẩu của Đài Loan luôn duy trì ở mức khá cao và đặc biệt sản lượng trái cây nhập khẩu tăng nhiều vào năm 2011 do sự gia tăng nhu cầu mạnh đối với trái cây.

Nhìn chung, nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan ở mức ổn định, ít tăng mạnh. Nhu cầu đối với các loại rau thường ở mức 2.500.000 tấn và nhu cầu đối với trái cây thường ở mức 3.000.000 tấn. Các loại rau tươi được nhập khẩu nhiều nhất là đậu lửa, súp lơ xanh, súp lơ trắng, hành tây, cải thảo, cà chua, măng. Đài Loan chủ yếu nhập các loại rau từ Hoa kỳ, Trung Quốc và Việt Nam. Các loại quả được nhập khẩu nhiều nhất là táo, nho, đào, táo tàu, dứa và lê. Các mặt hàng như đậu lửa, hành tây, táo, nho, táo tàu có tốc độ tăng trưởng cao, từ 10% trở lên, các mặt hàng măng, súp lơ giảm nhẹ trong những năm gần đây.

2.2.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Trong các đối thủ xuất khẩu rau quả sang Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan là hai đối thủ cạnh tranh nhiều nhất với Việt Nam. Đây là hai thị trường xuất khẩu rau quả có nhiều mặt hàng rau quả tương tự Việt Nam, nhất là các rau quả nhiệt đới như súp lơ, tỏi, xoài, mận. Trung Quốc, Thái Lan có lợi thế hơn Việt Nam về giá cả, sản lượng, bao bì, nhãn hiệu và chi phí nhờ đầu tư phát triển nông nghiệp trong nước, thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân thành công… Hoạt động trồng trọt của Việt Nam còn manh nhúm, theo kiểu tự phát, chưa áp dụng tiêu chuẩn GAP trên phạm vi lớn, chi phí trồng trọt lại cao, thu hoạch rau quả còn thất thoát sản lượng. Hoạt động chế biến chưa đảm bảo về quy mô, công nghệ áp dụng ở mức trung bình. Những yếu tố này đã khiến rau quả của Việt Nam bị tăng giá để bù đắp lại chi phí trồng trọt, chế biến và xuất khẩu (cao gấp 2-3 lần so với Thái Lan), lợi nhuận thu lại vẫn chưa phù hợp với chi phí bỏ ra trong khi thương hiệu của rau quả Việt Nam nhìn chung vẫn chưa mạnh do thiếu sự đầu tư về nguồn vốn, chiến lược, thiếu sự chuyên nghiệp từ hoạt động trồng trọt đến xuất khẩu rau quả. Trái lại, rau quả Trung Quốc, Đài Loan đã có sự phát triển mạnh về công nghệ trồng trọt, chế biến

và hoạt động xuất khẩu nên rau quả của hai nước này thường đạt sản lượng rất cao, giá cả thấp, mẫu mã, hình thức chế biến lại đa dạng. Hàng rau quả của Thái Lan được sản xuất theo quy trình GAP, người dân được hướng dẫn cặn kẽ cách chăm sóc, thu hoạch cũng như bảo quản từng loại riêng biệt, vì vậy hàng xuất khẩu thường đồng đều, lâu bị hưng hỏng. Trung Quốc vượt trội hơn về giá rẻ nhân công và sản lượng lớn nhờ quy mô trồng trọt lớn. Cụ thể, súp lơ của Việt Nam có phần bông chia không đều, chỗ thưa chỗ dày còn hàng Trung Quốc thì bông cuốn rất chặt, có màu trắng phau, xoài của Trung Quốc có màu vàng đậm, có mùi thơm hơn xoài Việt Nam… Giá cả của rau quả Trung Quốc, Thái Lan thường rẻ hơn Việt Nam 20- 30% như giá sầu riêng của Thái Lan là 1 USD/kg, của nước ta là 2 USD/kg, hình thức lại đẹp hơn nên kim ngạch xuất khẩu rau quả của hai thị trường này sang Đài Loan luôn ở mức cao hơn hẳn Việt Nam (Lao động, 2011).

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 51 - 56)