Loại hình xuất khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 46 - 48)

Hiện nay, hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan thông qua hai hình thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, ủy thác cho một bên thứ ba. Hình thức xuất khẩu gián tiếp ngày càng gia tăng tỷ trọng, khẳng định sự chuyên nghiệp, nắm rõ tình hình thị trường của bên được ủy thác.

Bảng 2.4. Tỷ trọng các loại hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan từnăm 2000 đến năm 2011

(Đơn vị: %) Xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu gián tiếp

Sảnlượng rau quả (kg) Tỷ trọng (%) Sản lượng rau quả (kg) Tỷ trọng (%) Năm 2000 38.924.969 87,46 5.581.056 12,54 Năm 2001 48.139.465 86,05 7.804.131 13,95 Năm 2002 37.189.189 83,98 7.094.198 16,02 Năm 2003 32.881.843 85,82 5.433.052 14,18 Năm 2004 32.164.313 81,76 7.175.600 18,24 Năm 2005 39.447.853 80,32 9.665.509 19,68 Năm 2006 42.582.747 82,77 8.864.331 17,23 Năm 2007 44.580.847 77,56 12.898.326 22,44 Năm 2008 48.684.107 79,42 12.615.448 20,58 Năm 2009 45.336.500 75,83 14.450.523 24,17 Năm 2010 47.264.473 73,47 17.067.190 26,53 Năm 2011 53.881.023 73,98 18.950.854 26,02 Nguồn: Tổng hợp từ Cục Hải quan Đài Loan và Intracen

Theo hình thức xuất khẩu trực tiếp, hàng thường được xuất khẩu từ cảng Cát Lái hay Tân Cảng theo điều kiện giao hàng FOB và từ cảng Hải Phòng theo điều kiện CFR (Agroinfo, 2011). Đây là những cảng chính xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan của Việt Nam. Phương thức này đã được các doanh nghiệp áp dụng do thấy được những lợi điểm như lợi nhuận ròng không bị mất đi so với phương thức sử dụng bên trung gian, hoàn toàn giám sát được toàn bộ quá trình xuất khẩu, liên hệ trực tiếp và nắm rõ nhu cầu, yêu cầu của đối tác Đài Loan, có thể phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng và có được nhiều kinh nghiệm cho việc xuất khẩu rau quả sang Đài Loan cũng như cho các thị trường xuất khẩu lân cận. Tuy nhiên, phương thức vày cũng có những mặt bất lợi như doanh nghiệp phải trực tiếp chịu rủi ro có thể xảy ra, tốn kém chi phí về nhân lực và tiền bạc đầu tư cho cả quy trình xuất khẩu, doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hoạt động xuất khẩu, bắt đầu từ việc xác định đối tượng tiêu thụ, xin giấy phép xuất khẩu cho tới việc thu tiền. Từ năm 2000 đến năm 2011, hình thức xuất khẩu trực tiếp luôn chiếm trên 70% các hình thức xuất khẩu rau quả sang Đài Loan và trong những năm gần đây đã giảm từ mức 87,46% năm 2000 xuống 73,98% trong khi tỷ trọng của hình thức xuất khẩu gián tiếp tăng 14% kể từ mức 12,54% năm 2000 lên

26,02% năm 2011. Qua bảng 2.4, nhìn chung tỷ trọng của xuất khẩu trực tiếp giảm dần qua các năm với mức giảm 2-4% qua mỗi năm, thay thế bởi hình thức xuất khẩu gián tiếp. Chỉ riêng năm 2006 và 2008, tỷ trọng của hai hình thức thay đổi không theo xu hướng do nhu cầu nhập khẩu rau quả tăng sau động đất năm 2006 và ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Doanh nghiệp Việt Nam đã mở rộng triển khai hình thức xuất khẩu ủy thác để xuất khẩu rau quả sang Đài Loan vì thông qua hình thức này, doanh nghiệp có thể loại bỏ được một phần rủi ro trong quá trình xuất khẩu, bên được ủy thác sẽ tổ chức vận chuyển rau quả đến cảng đi, thuê tàu và thực hiện các thủ tục để vận chuyển hàng ra nước ngoài. Nhờ vào những khả năng nắm rõ về thị trường, cách thức vận chuyển của bên được ủy thác, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Đến nay, hình thức xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan vẫn còn đơn giản, chủ yếu là trực tiếp xuất khẩu cho nhà nhập khẩu Đài Loan, chưa có nhiều thay đổi. Dựa trên Báo cáo về ngành rau quả của Cục Xúc tiến Thương mại, theo mô hình xuất khẩu rau quả được khuyến khích trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức các đại lý ủy quyền ngay trên thị trường Đài Loan nhằm nắm vị thế chủ động trong việc xuất khẩu, phân phối, đảm bảo được chất lượng, giá cả và các hoạt động xúc tiến thương hiệu rau quả Việt Nam trên quy mô lớn.

2.2. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thịtrường Đài Loan

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)