Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ năm 2000 đến năm 2011 (Đơn vị: USD) Kim ngạch xuất khẩu trái cây Kim ngạch xuất khẩu rau Tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Tốc độ tăng trưởng KNXK (%) Tổng KNXK rau quả ra thế giới Tỷ trọng của Đài Loan so với thế giới (%) Năm 2000 6.410.082 7.943.838 14.353.920 7,78 213.483.382 6,72 Năm 2001 7.062.540 8.554.630 15.617.170 8,80 330.823.959 4,72 Năm 2002 6.368.507 10.281.453 16.649.960 6,61 221.284.163 7,52 Năm 2003 5.933.065 11.942.670 17.875.735 7,36 165.262.393 10,82 Năm 2004 7.060.626 10.740.974 17.801.600 -0,41 178.856.092 9,95 Năm 2005 11.337.028 13.503.326 24.840.354 39,54 235.500.102 10,55 Năm 2006 12.592.408 15.474.856 28.067.264 13 270.807.005 10,36 Năm 2007 11.893.955 13.643.012 25.536.967 -9,02 309.674.653 8,25 Năm 2008 12.757.025 14.086.575 26.843.600 5,12 391.600.145 6,85 Năm 2009 9.762.918 10.055.755 19.818.673 -26,16 439.293.482 4,51 Năm 2010 9.983.012 9.998.224 19.981.236 0,82 402.145.219 4,97 Năm 2011 14.403.666 15.586.776 29.990.422 50,0 565.803.596 5,30 Nguồn: Tổng hợp từ Agroinfo, Intracen và Hải quan Việt Nam
Từ năm 2000 đến 2006, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan nhìn chung đều tăng ở mức ổn định, trừ năm 2004 giảm nhẹ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu trái cây bắt đầu tăng nhanh từ năm 2004, giúp cho kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt gần bằng kim ngạch xuất khẩu rau. Lý giải cho kết quả này là do nhu cầu tiêu thụ của Đài Loan, nhất là trái cây nhiệt đới tăng cao từ những năm 2005 và hương vị trái cây của Việt Nam được người dân Đài Loan ưu chuộng, tạo cơ hội cho sản lượng trái cây nhập khẩu vào Đài Loan tăng lên. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan từ năm 2007 đến nay có diễn biến không ổn định với sự sụt giảm vào năm 2007 và 2009. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu thanh long, mặt hàng trái cây chủ lực của nước ta tại thị trường này, sụt giảm do tại các nhà vườn Tiền Giang, thanh long mắc bệnh nên năng suất giảm rất nhiều cùng với thời tiết nắng nóng cao độ nên việc thu hái, bảo quản gặp nhiều khó khăn. Nhiều lô hàng xuất khẩu khi đưa đến cảng biển, cửa khẩu lại phải trả về do nắng nóng nên thanh long bị hư hoặc giảm chất lượng không xuất khẩu được. Năm 2009,
2010, thời tiết xấu tiếp tục ảnh hưởng đến mùa vụ của Việt Nam. Từ đó, dẫn đến sự sụt giảm về năng suất và chất lượng, trái cây của Việt Nam bị hạn chế tiêu thụ, bị trả lại do hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn mức quy định của nước nhập khẩu và mặt hàng thanh long sang Đài Loan bị cấm nhập khẩu từ năm 2009 đã ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Năm 2011, với sự khan hiếm của rau quả kéo theo giá cả tăng cao và diễn biến thời tiết ở trong nước khá tốt, giúp rau quả được mùa nên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Đài Loan tăng rất cao, đạt 29.990.422 USD, tăng gần 50% so với năm 2010 và gấp 1,12 lần so với kim ngạch năm 2008, năm có kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Đài Loan cao nhất trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2010.
Từ 2000 đến 2003, Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, chiếm khoảng 10% và 6% tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước. Kim ngạch rau quả xuất khẩu sang thị trường này năm 2000 đạt 20,8 triệu USD, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Năm 2001, lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không giảm nhiều.
Năm 2004, tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các nước có sự thay đổi, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan là top 3 thị trường Việt Nam xuất khẩu nhiều rau quả nhất. Trong năm 2004, Bộ Tài chính Đài Loan đã quyết định giảm thuế suất thuế nhập khẩu từ 20% xuống 10% với thành viên WTO và các nước có đãi ngộ tối huệ quốc, trong đó có Việt Nam. Những sản phẩm rau quả được giảm thuế là xúp lơ, cải bắp, cải trắng, xu hào, cải... Việc Đài Loan giảm thuế nhập khẩu rau quả đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.
Năm 2005, do ảnh hưởng của bão cùng mưa lớn trong năm 2004 đã tác động nghiêm trọng đến ngành nông, lâm, ngư nghiệp nước này, gây thiệt hại về nông nghiệp ước tính 1,8 tỷ USD, nghiêm trọng nhất là gạo, chuối, đu đủ, nho, xoài nên lượng cung cấp rau quả trong nước của Đài Loan giảm mạnh, giá các loại rau quả đều tăng trên 50%, giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan đạt 24.840.354 USD, tăng 39,54% so với năm 2004, chiếm 9,3% kim ngạch nhập khẩu rau quả của thị trường này.
Trong năm 2006, Đài Loan vượt qua Trung Quốc vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của nước ta với kim ngạch lên đến trên 28
triệu USD, tăng trên 10% so với năm 2005, chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước trong năm 2006, mặc dù có sự giảm sút về kim ngạch vào các tháng đầu năm, cụ thể là trong tháng 9/2006, xuất khẩu hàng rau quả của nước ta sang thị trường Đài Loan tăng khá trở lại, đạt 2,4 triệuUSD, tăng trên 18% so với tháng 8/2006, nhưng so với tháng 9/2005 vẫn giảm mạnh, giảm tới 41,1%. Đài Loan là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 3 của nước ta trong năm 2007. Đây là một thị trường không khó tính và các hoạt động xuất khẩu lại thuận lợi hơn nhiều so với các thị trường khác. Đáng chú ý, trong tháng 3, Đài Loan là thị trường xuất khẩu có kim ngạch chiếm trên 30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước. Kim ngạch trong hai năm ở mức cao do sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu các đơn hàng lớn của các doanh nghiệp Đài Loan từ ảnh hưởng của động đất.
Năm 2008, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng đều giảm mạnh do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau hoa quả lại có sự tăng trưởng khá. Kim ngạch rau quả của Việt Nam xuất khẩu qua Đài Loan vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt, đạt 26.843.600 USD, đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản.
Năm 2009, tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam có sự giảm sút so với các năm trước. Xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan giảm khá mạnh trong 11 tháng đầu năm 2009. Tính chung trong năm 2009, tổng cộng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan là 19.884.560 USD, giảm 1,35 lần so với năm 2008. Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu rau các loại sang thị trường Đài Loan giảm nhẹ là do chính quyền Đài Loan cam kết với những người nông dân nước này sẽ không mở rộng hơn nữa đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu, trong đó có các sản phẩm rau củ.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Đài Loan là 19.981.236 USD, xu hướng diễn biến kim ngạch xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Đài Loan không có gì thay đổi nhiều so với năm 2009. Sau sự gia tăng kim ngạch của các tháng đầu năm 2010, tháng 11/2010, cùng với sự sụt giảm của nhiều mặt hàng xuất khẩu như túi xách, hàng dệt may, rau quả với kim ngạch đạt 18 triệu USD giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Đài Loan 11 tháng đầu năm 2010.
Nhìn chung, diễn biến thời tiết năm 2010 không mấy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ sự nắm bắt kịp thời và chủ động của lãnh đạo địa phương, tỉnh ủy nên mùa màng vẫn đảm bảo được năng suất khá cao, rau quả vẫn giữ được mức xuất khẩu tương đối khá.
Năm 2011, giá cả hàng nông lâm thủy sản trên thị trường thế giới tăng mạnh, cùng với sản xuất trong nước được mùa đã tạo nên thắng lợi kép “được mùa, được giá”. Nhờ vậy, mặt hàng rau quả có sự gia tăng đáng kể về kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Đài Loan đạt 29.990.422 USD, gấp 50% năm 2010. Nhờ xuất khẩu tăng mạnh nên các loại nguyên liệu rau quả trong nước được tiêu thụ khá thuận lợi với giá cao, kích thích sản xuất phát triển, nông dân tăng thu nhập.
Năm 2011, nhiều nước bị ảnh hưởng thời tiết xấu làm diện tích trồng trọt rau quả bị giảm sút, trong đó có cả Đài Loan. Do đó, nhu cầu tiêu thụ rau quả của Đài Loan tăng cao và dự báo nhu cầu nhập khẩu rau quả của Đài Loan sẽ tiếp tục tăng đến hết quý I/2012, khi nhiều loại rau quả của Đài Loan bắt đầu vào vụ thu hoạch. Hiện tại, tháng 1/2012, nước ta đã đạt được 1.229.555 USD trong kim ngạch rau quả xuất khẩu sang Đài Loan, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.