Giải pháp đối với hoạt động chế biến, bảo quản và xuất khẩu

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 74 - 83)

3.3.2.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, quy mô hoạt động chế biến của các doanh nghiệp chế biến

Rau quả Việt Nam xuất khẩu qua Đài Loan đa dạng về chủng loại, đòi hỏi nhiều hình thức chế biến. Trong khi đó, công nghệ chế biến tại các cơ sở chế biến của Việt Nam đa phần là lạc hậu. Yêu cầu đổi mới, nâng cấp công nghệ chế biến rau

quả đang được nhấn mạnh trong những năm gần đây. Phát triển công nghệ và quy mô hoạt động chế biến rau quả nhằm nâng cao độ an toàn của sản phẩm rau quả, đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường sự đa dạng về hình thức chế biến mới, giảm thiểu chi phí chế biến và gia tăng giá trị kinh tế của rau quả, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan.

Các doanh nghiệp chế biến cần đảm bảo tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, quy mô công xưởng cho hoạt động chế biến phù hợp với chủng loại rau quả cũng như quy mô của khu vực trồng rau quả. Các nguồn lực về nhân công, cơ sở máy móc cần đầy đủ, luôn sẵn sàng để thực hiện bảo quản, chế biến cho những đơn hàng lớn. Công suất chế biến của một số cơ sở chế biến lớn cần gia tăng, vượt qua mức 317.000 tấn sản phẩm/năm nhằm đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu đa dạng của thế giới cũng như Đài Loan.

Các doanh nghiệp chế biến phải đảm bảo các loại máy móc, công nghệ chế biến, nguyên phụ liệu chế biến, bảo quản đáp ứng được tiêu chuẩn của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng về yêu cầu kỹ thuật đối với máy móc, công nghệ, độ an toàn của rau quả sau khi chế biến, bảo quản. Nhiều loại rau quả trong quá trình chế biến có thể sấy khô hoàn toàn, đông lạnh, đóng hộp, ngâm dấm, xay nhuyễn... và có thể chế biến các hỗn hợp rau quả nhằm tạo sự đa dạng về hương vị sản phẩm. Các cơ sở chế biến có thể cử cán bộ quản lý tham quan mô hình tổ chức cơ sở chế biến của một số nước lớn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Về hoạt động bảo quản, việc đầu tư các phương tiện bảo quản, khu vực, thiết bị bảo quản rất cần thiết để sản phẩm sau khi chế biến vẫn giữ nguyên chất lượng, giá trị, có thời hạn sử dụng lâu. Các loại rau quả nhiệt đới thường nhạy cảm với nhiệt độ nên việc bảo quản trong kho lạnh rất cần thiết. Các khu vực bảo quản phải được vệ sinh thường xuyên, nâng cấp, giúp rau quả chế biến luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, các sản phẩm đóng hộp không bị gỉ sét... Bên cạnh đó, các cơ sở chế biến cần không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý sản xuất, chất lượng ở các cơ sở theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với tiêu chuẩn bao bì, mẫu mã và an toàn sức khỏe của Đài Loan.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến gắn liền với vùng sản xuất. Theo đó,

những vùng trồng rau quả được Đài Loan tiêu thụ mạnh cần chú trọng liên kết giữa vùng chuyên canh rau quả và cơ sở chế biến, đảm bảo công nghệ kỹ thuật, quy mô chế biến của cơ sở hiện đại, chuyên nghiệp. Trước mắt, Ủy ban nhân dân ở một số tỉnh trồng rau quả nhiệt đới như dứa ở Kiên Giang, Tiền Giang, Hà Tĩnh, Ninh Bình (Đồng Giao), Bắc Giang, trồng nhãn ở Hưng Yên, trồng súp lơ, cải thảo ở khu vực Tây Nguyên cần sớm hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà máy chế biến mới hoặc đầu tư cải tạo, đổi mới thiết bị phù hợp với đặc điểm về sinh học của rau quả, sản lượng thu hoạch rau quả cho các cơ sở chế biến để đảm bảo công suất chế biến, bảo quản và chất lượng rau quả xuất khẩu. Các cơ sở chế biến dứa cần đảm bảo các loại công nghệ phục vụ cho việc chế biến dứa như máy đột lõi dứa, máy gọt vỏ bán cơ khí, bể rửa tạp chất, máy đóng hộp hay các cơ sở chế biến súp lơ, cải thảo cần đảm bảo hệ thống khử trùng, xử lý nhúng dung dịch kho lạnh, đóng bao bì. Hiện nay đã có những phương pháp bảo quản mà các cơ sở chế biến có thể áp dụng như: công nghệ đông lạnh nhanh (IQF), cực nhanh, bảo quản trong môi trường khí quyển điều chỉnh, sử dụng các chế phẩm sinh học Inturina, các thiết bị lên men, ly tâm tách nước, xử lý bằng nhiệt và hơi nóng.

Bộ NN & PTNT, Bộ Công nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch cơ sở chế biến trên phạm vi cả nước theo hướng cơ sở chế biến phải gắn với vùng nguyên liệu và từng bước hình thành cụm, khu công nghiệp chế biến nông, lâm sản thực phẩm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, rà soát, điều chỉnh và tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch chi tiết cơ sở chế biến và vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch chung của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng đầu tư và phát triển Nông thôn cần tạo điều kiện cho các cơ sở này vay vốn, mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở máy móc hoặc nhập mới hoàn toàn, đáp ứng được hoạt động chế biến rau quả cho xuất khẩu trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp chế biến cần phấn đấu đạt mục tiêu 100% các cơ sở chế biến trong nước có hệ thống công nghệ hiện đại, quy mô chế biến phù hợp với vùng chuyên canh rau quả của địa phương. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần phấn đấu khuyến khích các cơ sở chế biến tiến hành nâng cao

công nghệ và quy mô theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các cơ sở này.

3.3.2.2. Phát triển hệ thống thu mua và phân phối rau quả

Hệ thống thu mua và xuất khẩu rau quả của nước ta cần có sự linh hoạt, chủ động hơn. Hoạt động thu mua cần giảm thiểu các đối tượng trung gian, mở rộng các hình thức mua thay vì chỉ mua theo hình thức nhỏ lẻ, không đảm bảo về sản lượng. Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ký hợp đồng trực tiếp với các hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc ký hợp đồng với đại diện của bên sản xuất (hợp tác xã, tổ chức dịch vụ…), từ đó tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động hơn trong nguồn hàng, hạ giá thành rau quả do loại bỏ được các trung gian mua bán rau quả, đảm bảo được chất lượng, sản lượng rau quả do không phải vận chuyển nhiều.

Dựa vào nội dung của hợp đồng thỏa thuận hỗ trợ đầu tư và tiêu thụ với nông dân, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu có thể ứng trước các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc trừ sâu hoặc hỗ trợ vốn, kỹ thuật canh tác trong suốt quá trình trồng trọt rau quả để tạo sự ràng buộc giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông dân. Đến vụ thu hoạch, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ mua toàn bộ rau quả theo thỏa thuận hợp đồng. Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu đóng vai trò chủ động trong việc định hướng nguồn hàng thông qua các hợp đồng với nông dân, đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động về nguồn hàng rau quả chế biến, bảo quản bằng cách xây dựng các cơ sở chế biến hoặc có hợp đồng chế biến lâu dài với cơ sở chế biến có uy tín với hệ thống máy móc hiện đại, đảm bảo an toàn, vệ sinh và chất lượng cho rau quả. Hợp đồng tiêu thụ rau quả giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu và nông dân phải được kí kết theo những quy định của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo tính pháp lý và hiệu lực của hợp đồng, bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia.

Chính phủ và Bộ NN & PTNT cần đẩy mạnh khuyến khích liên kết tiêu thụ giữa doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu với nông dân trên phạm vi cả nước nhằm tạo ra sự gắn kết giữa hoạt động trồng rau quả và chế biến, xuất khẩu rau quả, giúp các nông dân đảm bảo lợi ích kinh tế, doanh nghiệp xuất khẩu chủ động trong việc định

hướng nguồn hàng rau quả, điều tiết sản lượng và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của người dân Đài Loan hay của các đối tác nhập khẩu Đài Loan. Bên cạnh đó, đây là cơ sở để tạo liên kết chặt chẽ với các đối tác Đài Loan nhờ duy trì mối quan hệ mua bán lâu dài, tạo cơ hội để phát triển rau quả của từng vùng về quy mô và đẩy mạnh nâng cao về chất lượng bằng cách cách chế biến mới, đa dạng hơn.

Kênh phân phối sang Đài Loan cần mở rộng hơn, xây dựng thêm các đại lý ủy quyền tại Đài Loan và trực tiếp xây dựng, mở rộng mua bán với các nhà bán buôn, bán lẻ của Đài Loan để đẩy mạnh sản lượng rau quả được xuất khẩu, đạt được các thỏa thuận cao về giá và cung cấp đúng nhu cầu của người dân để giữ vững mức rau quả xuất khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tìm kiếm các đối tác bán buôn, bán lẻ thông qua các buổi trao đổi về tình hình kinh tế giữa Đài Loan – Việt Nam, thông qua sàn giao dịch nông sản của Hội trái cây Việt Nam, trên các trang web mua bán giữa các doanh nghiệp như Alibaba... Hiện nay, hệ thống bán lẻ ở Đài Loan rất phát triển, đây là một kênh phân phối đầy tiềm năng của rau quả Việt Nam. Trong các hệ thống bán lẻ có thể kể đến hệ thống siêu thị PX Mart nổi tiếng với cung cấp các sản phẩm tươi như thịt, cá, hải sản và các loại rau quả giá rẻ với quy mô trên dưới 600 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan, hệ thống cửa hàng City Super chuyên bán các sản phẩm mắc tiền, bao gồm các sản phẩm rau quả chế biến, phân bố ở miền Nam và miền Trung của Đài Loan (Global agricultural information network, 2011). Các doanh nghiệp có thể liên hệ với bộ phận kinh doanh của các cơ sở bán lẻ này để tiến hành kí hợp đồng và thực hiện cung cấp rau quả có dán nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam để giới thiệu và mở rộng thương hiệu rau quả. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu có thể thành lập các đại lý ủy quyền ở nước ngoài để chủ động tìm kiếm thị trường ở Đài Loan, xúc tiến họạt động quảng bá thương hiệu rau quả Việt Nam thông qua các cửa hàng giới thiệu rau quả, nắm bắt chính xác sự thay đổi nhu cầu của người dân theo mùa và các thời điểm tiêu thụ nhiều trong năm, xu hướng thay đổi giá cả của từng loại rau quả và từng loại hình chế biến, tiếp nhận các đơn đặt hàng xây dựng các đại lý ở Đài Loan và liên lạc với doanh nghiệp mẹ để quyết định việc tiến hành kí kết hợp đồng. Các cửa hàng giới thiệu rau quả xây dựng gần các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng kinh doanh rau quả tươi, rau quả an toàn để giới thiệu rau quả của nước ta đến nhiều đối tượng. Doanh nghiệp xuất khẩu có thể liên kết

với Cục Xúc tiến Thương mại để thu thập các thông tin nghiên cứu thị trường, thông tin về các đối tác nhập khẩu nhiều rau quả của Việt Nam và tận dụng uy tín của Cục Xúc tiến Thương mại nhằm đẩy mạnh quy mô đơn hàng nhập khẩu.

Cơ sở hạ tầng trong hoạt động xuất khẩu rau quả cũng cần cải thiện, tăng cường như phương tiện vận chuyển, kho lạnh… Hiện nay, rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang Đài Loan chủ yếu bằng đường biển nên nhu cầu về kho bãi, kho lạnh rất cần thiết. Doanh nghiệp xuất khẩu cần đầu tư vào phương tiện vận tải, có đầy đủ hệ thống làm mát, giữ ẩm, vào trang thiết bị đóng gói để xuất khẩu, phải có bao bì đạt tiêu chuẩn về sự rõ ràng nhãn mác, đảm bảo chất lượng và độ an toàn của rau quả. Cục Xúc tiến Thương mại cũng cần có những chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp xuất khẩu trong việc mở rộng đầu tư kho bãi, hệ thống đường sá để phục vụ việc bảo quản rau quả và đảm bảo chất lượng rau quả trước khi tiến hành vận chuyển sang Đài Loan thông qua việc đầu tư xây dựng, tu sửa các kho bãi, đề xuất lên Chính phủ các dự án về việc mở rộng xuất khẩu tại các cảng biển khác như cảng Cái Lân, nhóm cảng số 5 thuộc thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu để giảm thiểu chi phí, thời gian vận chuyển, giảm thiểu sự ùn tắc hàng trong thời gian cao điểm về xếp dở hàng tại cảng, giúp đảm bảo chất lượng rau quả và tiến độ xuất khẩu sang Đài Loan.

3.3.2.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam

Thương hiệu rau quả chưa mạnh là một hạn chế của rau quả xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường thế giới nói chung và Đài Loan nói riêng. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam. Xây dựng thương hiệu phải được xem là một phần không thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu rau quả ở Đài Loan nhằm xây dựng, củng cố và phát triển hình ảnh rau quả Việt Nam. Thông qua việc xây dựng và phát triển thương hiệu, rau quả của nước ta sẽ xây dựng được lòng tin tiêu dùng đối với người dân Đài Loan, tạo vị thế riêng của nước ta trong danh sách các mặt hàng rau quả nhập khẩu của Đài Loan, giúp kim ngạch xuất khẩu tăng và mặt hàng của Việt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác. Hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu rau quả của Việt Nam hiện tại cần được thực hiện dựa trên cơ sở xây dựng hình ảnh hưởng về chất lượng và dần hướng đến cạnh tranh về giá cả.

Thứ nhất, các doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành đăng kí nhãn hiệu cho rau quả xuất khẩu tại thị trường Đài Loan. Qua hiện trạng về sự tranh chấp nhãn hiệu của các sản phẩm xuất khẩu khác của nước ta như kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc, các doanh nghiệp xuất khẩu phải đăng kí nhãn hiệu để tạo cơ sở cho việc phát triển thương hiệu trong tương lai. Tiêu biểu là các rau quả của Việt Nam đã và đang được thị trường Đài Loan ưa thích như dứa, nhãn, súp lơ, cải thảo, mận, việc nhanh chóng chủ động đăng kí nhãn hiệu riêng cho các sản phẩm là hết sức cần thiết. Việc đăng kí nhãn hiệu ở nước ngoài hiện có hai cách là đăng ký theo thỏa ước và nghị định thư Madrid và đăng ký trực tiếp tại nước sở tại. Việc đăng ký theo cách thứ nhất thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ, lợi ích là có thể đăng ký cùng lúc ở nhiều nước với chi phí khá rẻ, khoảng 200 - 300 USD cho 10 năm đầu bảo hộ. Trong khi đó, nếu đăng ký trực tiếp tại từng nước, các doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí dịch vụ, thường lên tới hàng ngàn USD cho một lần và cũng chỉ đăng ký được ở phạm vi một nước (Bảo hộ thương hiệu, 2011). Doanh nghiệp nên thực hiện đăng ký nhãn hiệu thông qua Cục Sở hữu trí tuệ để tiết kiệm chi phí, đảm bảo được nhãn hiệu ngay từ bước đầu của hoạt động xuất khẩu. Đây cũng là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện việc xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, hay xử lý

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp xuất khẩu rau quả của việt nam sang thị trường đài loan (Trang 74 - 83)