Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các loại rau quả Đài Loan nhập khẩu từ Việt Nam trong thời gian vừa qua như các loại nấm, dứa, rau quả bảo quản tạm thời, các loại nước ép rau quả nhiệt đới. Để đảm bảo kim ngạch tiếp tục duy trì và gia tăng, các hoạt động nắm bắt các yếu tố về kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số tiêu dùng của Đài Loan, khả năng cung ứng rau quả trong nước, yêu cầu về tiêu chuẩn nhập khẩu và biến động nhu cầu rau quả của người dân Đài Loan.
Thứ hai, khôi phục lại kim ngạch xuất khẩu rau quả của các loại rau quả được Đài Loan tiêu dùng nhiều mà Việt Nam đã từng đạt được kim ngạch xuất khẩu cao tại thị trường này. Đây là các loại rau quả có đóng góp không nhỏ trong tổng kim ngạch rau quả của Việt Nam sang Đài Loan và bị giảm sút từ năm 2009 đến nay như các loại cải thảo, súp lơ trắng, súp lơ xanh. Các loại rau quả này dễ trồng ở Việt Nam do phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng của nhiều khu vực trồng trọt như miền Bắc và khu vực Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. Thứ ba, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả được người dân Đài Loan ưu chuộng như các loại rau quả nhiệt đới: dứa, xoài, nhãn, mận, quả anh đào, nhất là các loại rau quả đã có thương hiệu như xoài cát Chu, nhãn lồng Hưng Yên, dứa Đồng Giao, vú sữa Lò Rèn. Hoạt động này cần dựa vào nhu cầu và thị hiếu của người dân Đài Loan. Người dân Đài Loan thường lựa chọn rau quả dựa trên các đặc tính về chất lượng, độ an toàn, mức độ dinh dưỡng của sản phẩm, giá cả, mẫu mã và thời gian bảo quản, sử dụng và thường tiêu thụ rau quả theo mùa.
Thứ tư, xúc tiến xuất khẩu các giống rau quả mới có chất lượng, sản lượng tốt hơn như giống nhãn chín sớm PHS-99-1-1, giống nhãn chín chính vụ PHT-99-1-1, dứa Đài Nông 4 và các chế phẩm mới từ rau quả như các loại nước ép hỗn hợp, rau quả ngấm đường, bảo quản bằng giấm. Để hoạt động này đạt hiệu quả, việc ứng dụng giống mới, bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu rau quả phải được thực hiện theo kế hoạch nhất định để tạo ra cơ sở vững chắc về chất lượng và tạo lòng tin cho người tiêu dùng Đài Loan.
Từ các hoạt động duy trì, nâng cao xuất khẩu trên, Việt Nam hướng đến ổn định kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Đài Loan duy trì mức tăng trưởng từ 8% đến 10% mỗi năm. Trong đó, ngày càng chú trọng xuất khẩu các loại rau quả có chất lượng tốt, có sản lượng, giá trị kinh tế cao.
Thứ năm, nâng cao chất lượng, sản lượng rau quả xuất khẩu qua Đài Loan, đáp ứng đúng các quy định an toàn thực phẩm, các giấy phép xuất nhập khẩu của Đài Loan. Hoạt động trồng trọt cần được phát triển theo khu vực tập trung, chuyên nghiệp hơn từ việc ứng dụng giống đến việc thu hoạch rau quả nhằm đảm bảo chất lượng và sản lượng. Hoạt động chế biến và xuất khẩu cần được cải thiện. Sản phẩm rau quả chế biến đa dạng hơn về hình thức, mẫu mã bắt mắt, có đăng kí bảo hộ thương hiệu sản phẩm. Nước ta phấn đấu 100% cơ sở chế biến trong nước đạt được các chứng nhận chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như VietGAP, GlobalGAP… Hoạt động xuất khẩu giảm thiểu chi phí, rút ngắn thời gian vận chuyển thông qua việc đầu tư các cơ sở nhà chứa, kho lạnh, đẩy mạnh quan hệ với nhà vận chuyển và mở rộng mua bán với các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ của thị trường Đài Loan. Rau quả xuất khẩu đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và dịch tễ, không để cho rau quả xuất khẩu sang thị trường Đài Loan vượt qua các quy định về hàm lượng dư lượng thuốc bảo vệ, bị sâu bệnh nhiều. Doanh nghiệp, Chính phủ, Bộ NN & PTNT cần nắm bắt thay đổi về tiêu chuẩn của Đài Loan về rau quả nhập khẩu để định hướng nguồn cung rau quả trong nước.
3.3. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thịtrường Đài
Loan
3.3.1. Giải pháp đối với hoạt động trồng trọt
3.3.1.1. Giải pháp về phát triển và ứng dụng giống cây trồng
Một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng, sản lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn thấp là do việc sử dụng các giống cây đã qua nhiều thế hệ, dễ bị bệnh tật và năng suất không cao. Phát triển và ứng dụng giống mới vào hoạt động trồng trọt sẽ giúp đảm bảo ngay từ đầu vào của hoạt động trồng trọt, giúp chống được các bệnh dịch phổ biến, phát triển trên cơ sở tận dụng các lợi thế của từng miền, nâng cao năng suất, chất lượng rau quả, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng và chủng loại rau quả đa dạng hơn.
Hoạt động phát triển và ứng dụng giống rau quả bao gồm việc đẩy mạnh duy trì, bảo tồn, cung ứng các giống gốc, giống nguyên chủng, cây đầu dòng… đồng thời với việc nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các giống rau quả mới và việc đẩy mạnh ứng dụng trồng các giống mới trên quy mô lớn nhằm đáp ứng nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu sang Đài Loan với chất lượng, sản lượng và lợi nhuận ngày càng tăng. Hoạt động phát triển và ứng dụng giống bao gồm sự tham gia của Nhà nước, Chính phủ, Bộ NN & PTNT, các Bộ ngành liên quan, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam và các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp của vùng, tỉnh, địa phương.
Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam và các trung tâm, cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại các vùng, tỉnh, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, phát triển, sản xuất và cung ứng giống rau quả, bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu, chọn tạo giống mới, nâng cao chất lượng giống và cung ứng giống trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học, nhất là công nghệ biến đổi gen. Họat động nghiên cứu, sản xuất và cung ứng các giống rau quả phải phù hợp với các lợi thế có sẵn của vùng, mục tiêu phát triển rau quả của Việt Nam và định hướng xuất khẩu rau quả sang Đài Loan. Các cơ sở nghiên cứu giống cây rau quả tại địa phương cần tiến hành nghiên cứu giống cây gắn liền với điều kiện tự nhiên của vùng miền, tập quán canh tác và nguồn vốn người nông dân thường đầu tư cho cây giống trong suốt quá trình canh tác và thu hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả về năng suất của cũng tính kinh tế của giống rau quả. Các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng giống phải liên kết chặt chẽ với các Vụ, Cục thuộc Bộ NN & PTNT thông qua các báo cáo, nghiên cứu khoa học, kế hoạch… như liên kết với Cục Trồng trọt để nắm bắt tình hình triển khai trồng các giống cây mới, Cục Bảo vệ Thực vật để tổng hợp các bệnh dịch phổ biến với từng loại rau quả và từng vùng miền, báo cáo thực hiện của các năm và định hướng kế hoạch của Vụ Kế hoạch, Vụ Hợp tác quốc tế để nắm bắt định hướng phát triển rau quả trong nước và hoạt động xuất khẩu sang ra nước ngoài cũng như Đài Loan, từ đó đề ra chiến lược đầu tư nghiên cứu các giống rau quả cần được cải thiện, nâng cao, tạo ra các giống phù hợp với từng vùng nhằm đáp ứng nguồn cung cho xuất khẩu như các giống dứa ở Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Bình, xoài ở Tiền Giang, Đồng Tháp, bưởi Năm Roi
ở Vĩnh Long, Bến Tre, Đoan Hùng. Hoạt động lai tạo, phát triển giống mới có thể được thực hiện trên các giống cây vốn có trong nước và các nguồn gen, giống mới được nhập từ nước ngoài để tận dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới. Ngoài ra, các cơ sở nghiên cứu cần liên kết với nông dân thông qua Hội Nông dân các tỉnh, địa phương để tổng hợp thực tế về hoạt động trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, tạo cơ sở nghiên cứu các giống cây thích ứng với thực tế đó và đánh giá về việc ứng dụng các giống thông qua các tiêu chí về sản lượng, chất lượng và giá trị kinh tế mang lại. Sự liên kết này sẽ là cầu nối giữa việc nghiên cứu và triển khai trồng trên quy mô lớn và là cơ sở dữ liệu để các cơ sở nghiên cứu giống tiếp tục áp dụng phương thức lai tạo, biến đổi gen cho các giống rau quả khác có cùng đặc điểm về sinh học.
Hoạt động sản xuất và cung ứng giống cũng hết sức quan trọng trong việc tạo nguồn cung giống dồi dào cho nông dân. Các đơn vị nghiên cứu giống và các cơ sở, vườn ươm cung cấp giống trên khắp cả nước cần tập trung sản xuất và cung cấp giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng đối với những loại rau quả đạt được chất lượng tốt và các giống rau quả mới được thử nghiệm thành công, đảm bảo các yêu cầu về sản lượng, chất lượng, chi phí trồng trọt và chăm sóc của người nông dân, không được cung cấp các giống cây giả, không đồng đều về chất lượng giống và các giống cây đã bị lai tạp qua nhiều đời làm cho cây trồng phát triển không ổn định, khả năng kháng bệnh dịch kém.
Nông dân cần đẩy mạnh trồng trọt các giống cây gốc, nguyên chủng hay các giống cây mới được mua từ các cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở, vườn ươm giống có uy tín, đảm bảo giống cây có nhãn mác và tên rõ ràng. Để áp dụng thành công các giống rau quả mới, nông dân có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp tại địa phương, tìm hiểu các giống cây được lai tạo thành công và đang được gieo trồng đại trà hoặc tìm hiểu thông tin về giống thông qua cơ sở dữ liệu về giống lai tạo trên trang web của các trung tâm nghiên cứu này và các trang web chuyên cập nhật về giống như trang web của Tài nguyên di truyền thực vật Việt Nam. Nông dân cần chủ động nêu lên các khó khăn về sâu bệnh, khả năng tăng trưởng, chất lượng của rau quả gặp phải trong khi trồng các giống cây mới cho các trung tâm nghiên cứu giống để tạo dữ liệu cho
các trung tâm này nghiên cứu các giải pháp khắc phục và tạo ra các giống cây khác phát triển tốt hơn.
Bộ NN & PTNT tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế, tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng. Bộ NN & PTNT chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án phát triển giống trên phạm vi cả nước, trực tiếp triển khai thực hiện các dự án do các đơn vị thuộc Bộ làm chủ đầu tư và tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án của địa phương để cân đối ngân sách, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện đề án giống.
Chính phủ cần ra chính sách xây dựng, phát triển hệ thống nghiên cứu và cung cấp giống cho nông dân ở những vùng sản xuất rau quả trọng điểm như đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, trung du miền núi phía Bắc. Đồng thời, Chính phủ cần sửa đổi nội dung biện pháp xử phạt hành chính, cấm kinh doanh đối với các cơ sở cung cấp nguồn giống giả, chất lượng kém, gây ảnh hưởng đến chất lượng rau quả của nhiều hộ nông dân được quy định trong nghị định 57/2005/NĐ-CP và 172/2007/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng nhằm thực hiện nghiêm ngặt việc bảo vệ nông dân và ngành rau quả. Bộ NN & PTNT cần đầu tư ngân sách cho việc nghiên cứu khoa học về giống, giữ nguồn gien, nhập nội nguồn gien, nhập công nghệ mới cũng như đầu tư hạ tầng cơ sở, chế biến giống và xây dựng trại giống đầu dòng.
Giải pháp đẩy mạnh phát triển và ứng dụng giống hướng đến mục tiêu các vùng chuyên canh đều sử dụng các giống cây thuần chủng và các giống cây mới được lai tạo thành công, phù hợp với điệu kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, tăng sản lượng, chất lượng của các loại rau quả.
3.3.1.2. Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP
Đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh rau quả áp dụng tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo sự đồng nhất về chất lượng cho rau quả một khu vực, góp phần xây dựng thương hiệu cho rau quả của vùng, đảm bảo được các tiêu chuẩn về an
toàn vệ sinh thực phẩm và bệnh dịch, nâng cao sản lượng, chất lượng rau quả trên quy mô từng vùng.
Hiện tại, nước ta đã có các vùng chuyên canh rau quả. Tuy nhiên, hoạt động vẫn chưa hiệu quả, vẫn chưa tạo được loại rau quả chủ lực của địa phương. Công tác kêu gọi, khuyến khích và định hướng người nông dân theo rau quả chủ lực sẽ giúp hình thành các vùng rau quả chuyên canh, tạo nguồn cung dồi dào cho xuất khẩu, chất lượng đồng nhất, giúp cho rau quả Việt Nam nâng cao được thương hiệu. Bộ NN & PTNT cần kêu gọi mỗi địa phương tùy theo tình hình đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng, kinh nghiệm canh tác của nông dân để xây dựng, mở rộng các vùng sản xuất rau tập trung theo công nghệ sạch, chất lượng cao và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, nên giới hạn việc tập trung chuyên canh cho 2-3 loại rau quả thế mạnh của vùng. Bộ NN & PTNTN cần tập trung rà soát, xây dựng và chỉ đạo quy hoạch các vùng cây ăn quả, ưu tiên các loại rau quả đặc sản mang thương hiệu riêng của địa phương. Mỗi vùng chuyên canh tiếp tục phát triển rau, quả trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện khí hậu, sinh thái đa dạng, hướng đến sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, gắn liền với sản xuất thị trường.
Song song với hoạt động xây dựng các vùng chuyên canh, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho các loại rau quả ở nước ta cần được đẩy mạnh thực hiện trên khắp cả nước. Các hộ nông dân cần áp dụng đồng bộ tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo đầu ra đồng đều, có chất lượng, giá cả cao và ổn định. Hiện tại, nước ta đã có các vùng sản xuất tập trung rau quả nhưng hiệu quả chưa cao. Việc áp dụng VietGAP là một trong những giải pháp khắc phục và nâng cao hoạt động sản xuất. Để thực hiện việc áp dụng VietGAP, tiến trình cần thực hiện như sau:
Trước tiên, các trung tâm khuyến nông cần cử cán bộ khuyến nông tại các địa phương phổ biến về tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân. Cán bộ khuyến nông tại các địa phương cần phối với Hội nông dân địa phương tổ chức các buổi giới thiệu, trao đổi về lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn VietGAP như lợi ích trực tiếp từ việc đảm bảo được chất lượng, đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng do áp dụng những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học hay giá bán thường cao hơn giá bán thông
thường của các rau quả cùng loại không áp dụng tiêu chuẩn này. Sau khi có được nhận thức cụ thể về lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP, nông dân cần lên kế hoạch,