4.3 .Các thông số tính tốn thủy lực, thiết kế mạng lưới cấp nước
4.3.5 .Xác định lưu lượng tại các nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy
Ta có số dân của thành phố Pleiku quy hoạch 2030 là 263 024 người. theo TCVN 2622-1995 bảng 12 về cấp nước chữa cháy, ta chọn số đám cháy xảy ra đồng thời ở khu dân cư là 3 đám cháy, lưu lượng cấp cho mỗi đám cháy là 30 (l/s) đối với nhà hỗn hợp, các loại tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa.
Mặt khác trong các khu công nghiệp tổng diện tích của 4 khu cơng nghiệp là 550ha , theo mục 10.4 TCVN 2622-1995 với khu cơng nghiệp có diện tích lơn hơn 150ha, lưu lượng nước chữa cháy lấy từ trụ nước chữa cháy, bậc chịu lửa I và II, hạng sản xuất D và E nên chọn 2 đám cháy đồng thời xảy ra, lưu lượng mỗi đám cháy theo bảng 13 là 10 (l/s)
Ta giả thiết ngẫu nhiên 5 đám cháy ở trên xảy ra tại những điểm bất lợi nhất của khu vực và khu công nghiệp với lưu lượng nước dùng cho chữa cháy của mỗi đám cháy cho từng khu vực là như nhau.
Lưu lượng chữa cháy cho khu công nghiệp đặt tại nút F và 8 với lưu lượng mỗi đám cháy là qcc =10(l/s)
Lưu lượng chữa cháy cho khu dân cư đặt tại 3 nút 6, G và 22 với lưu lượng mỗi đám cháy là qcc = 30(l/s)
Quy đổi lưu lượng dọc đường về nút trong giờ dùng nước lớn nhất có cháy được thể hiện ở bảng 4.7 phụ lục I.
Trên sơ đồ tính tốn của trường hợp dùng nước nhiều nhất ta đặt thêm các lưu lượng tập trung mới (lưu lượng dập tắt đám cháy) vào. Vị trí đặt các lưu lượng tập trung để dập tắt đám cháy trong trường hợp này ta chọn tại các khu xí nghiệp vừa là khu cơng nghiệp quan trọng, vừa là điểm bất lợi, xa nhất so với trạm bơm.
Lưu lượng đẩy vào mạng lưới trong trường hợp có cháy tính theo cơng thức: Trong đó:
là lưu lượng tiêu dùng của mạng lưới trong giờ dùng nước nhiều nhất (l/s) với = 2012,97 (l/s)
là tổng lưu lượng để dập tắt đám cháy đồng thời xảy ra trên mạng lưới (l/s) với = 2 = 110 (l/s)