Nội dung thiết kế chương trình du lịch

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 29 - 37)

5. Cấu trúc của đề tài

1.5 Thiết kế chương trình du lịch

1.5.3 Nội dung thiết kế chương trình du lịch

Chương trình du lịch khi được thiết kế phải đảm bảo những yêu cầu chủ yếu như tính khả thi, phù hợp với nhu cầu của thị trường, đáp ứng những mục tiêu của cơng ty lữ hành, có sức lơi cuốn thúc đẩy khách du lịch ra quyết định mua chương trình. Để đạt được những u cầu đó, thiết kế chương trình du lịch bao gồm các nội dung sau đây:

- Tiếp nhận nhu cầu thị trường khách du lịch

- Xác định mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch - Thiết kế tuyến hành trình cơ bản của chương trình du lịch - Xác định phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống

- Phác thảo lịch trình của chương trình du lịch

- Chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí - Xác định giá thành và giá bán của chương trình.

- Xác định những quy định của chương trình du lịch. 1.5.3.1 Tiếp nhận nhu cầu của thị trường khách du lịch

Để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, người ta thường phải phân đoạn thị trường, lựa chọn các thị trường mục tiêu và tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát và

19

nghiên cứu thị trường. Thông thường các công ty lữ hành thường xác định nhu cầu của thị trường khách du lịch thông qua một số cách tiêu biểu sau đây:

- Nghiên cứu tài liệu: các cơng trình nghiên cứu, ý kiến chun gia, sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, v.v…

- Thông qua các doanh nghiệp lữ hành gửi khách và các chuyến du lịch làm quen. - Các hình thức khác như khảo sát trực tiếp bằng cách phỏng vấn, phiếu trưng cầu ý kiến, thuê các công ty marketing…

Dựa vào một hoặc kết hợp các cách thức trên, hoạt động nghiên cứu nhu cầu của thị trường khách du lịch tập trung làm rõ các thông tin sau đây:

- Động cơ, mục đích chuyến đi của khách. Các tuyến điểm du lịch có trong chương trình phải nhằm phục vụ cho mục đích du lịch của khách.

- Khả năng thanh tốn nói chung và khả năng chi tiêu trong du lịch của du khách. Mức giá của chương trình phải làm sao cho phù hợp với thu nhập và khả năng chi tiêu cho các nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch… của đa số khách.

- Thói quen sử dụng, thị hiếu thẩm mỹ và yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ vận chuyển, lưu trú. Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế, xã hội, lối sống và tập quán tiêu dùng của du khách ở mỗi thị trường mục tiêu. Cơ cấu, số lượng, chủng loại các dịch vụ lưu trú, vận chuyển, ăn uống… được lựa chọn phải phù hợp đặc điểm tập quán, đặc điểm tiêu dùng của từng loại khách.

- Thời gian rỗi và các chỉ tiêu về thời gian dành cho du lịch. Thời gian của chương trình du lịch phải nằm trong khoảng thời giản rỗi dành cho du lịch của thị trường khách mục tiêu. Đồng thời, xác định thời điểm bắt đầu sử dụng thời gian rỗi của khách giúp người thiết kế chương trình đưa ra quyết định tổ chức chuyến đi vào thời gian nào cho phù hợp.

Thông thường, các doanh nghiệp du lịch xây dựng cho khách du lịch những chương trình mà họ cần và phù hợp với họ. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh nghiên cứu và tạo ra những chương trình du lịch mới nhằm kích thích và dẫn dụ các nhu cầu của du khách là một cách thức tốt để phát huy thế mạnh, nét hấp dẫn du lịch của điểm du lịch và vùng du lịch.

20

1.5.3.2 Xác định mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch

Khi phần lớn khách bộc lộ sự quan tâm, mong muốn các chương trình du lịch ở một nơi đến cụ thể thì nơi đó thường trở thành hạt nhân cho ý tưởng về một chương trình du lịch mới. Quyết định lựa chọn các ý tưởng chương trình du lịch đưa vào thực hiện được xác lập trên cơ sở ba yếu tố sau đây:

- Số lượng khách dự kiến để thành lập đoàn. Số khách dự kiến mua chương trình du lịch phải bù đắp các chi phí xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình du lịch.

- Chi phí và giá thành dự kiến của chương trình. Trên cơ sở phân tích và xem xét mức giá dự kiến đó, người thiết kế chương trình du lịch xác định mức lợi nhuận mà chương trình mang lại cho doanh nghiệp lữ hành.

- Khả năng tổ chức kinh doanh chương trình du lịch dự kiến. Một chương trình du lịch mới có thể được đánh giá là có giá trị và ưa chuộng đối với khách và tạo ra lợi nhuận tiềm năng cho doanh nghiệp muốn tổ chức vận hành trong thực tế cần cân nhắc đến các vấn đề chính trị, các thủ tục xin xuất nhập cảnh, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, v.v…

1.5.3.3 Thiết kế tuyến hành trình cơ bản của chương trình du lịch

Tuyến hành trình cơ bản của một chương trình du lịch được xác định thông qua các bước:

- Liệt kê điểm tham quan nổi bật và có sức chứa phù hợp số lượng khách du lịch - Chọn ra các điểm tham quan phù hợp nhất

- Xác định số lượng điểm tham quan cho mỗi ngày 1.5.3.4 Xác định phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống

Khi xác định phương án vận chuyển, yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là khoảng cách giữa các điểm du lịch, thời gian trong chương trình và hệ thống phương tiện vận chuyển trên các điểm đó. Ngồi ra cần chú ý tới sự tiện lợi như tốc độ vận chuyển, các dịch vụ trong quá trình vận chuyển, mức giá, v.v… Giới hạn về quỹ thời gian trong một số trường hợp cũng là yếu tố quyết định phương án vận chuyển.

21 - Vị trí và thứ hạng của nơi lưu trú. - Chất lượng phục vụ.

- Mức giá.

- Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với nơi lưu trú.

Về dịch vụ ăn uống, việc quyết định lựa chọn dịch vụ ăn uống căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Vị trí và sức chứa của nơi cung cấp dịch vụ ăn uống. - Chất lượng phục vụ.

- Mức giá.

- Mối quan hệ giữa công ty lữ hành với nơi cung cấp dịch vụ ăn uống. 1.5.3.5 Phác thảo lịch trình của chương trình du lịch

Lịch trình phác thảo cho một chương trình du lịch cung cấp các thông tin nhằm làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình du lịch chi tiết, bao gồm:

- Các khung thời gian mỗi ngày - Tuyến hành trình mỗi ngày

- Thời gian và quãng đường di chuyển với các phương tiện - Điểm dừng mỗi ngày

1.5.3.6 Chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí Các chương trình tham quan, các hoạt động vui chơi giải trí phải góp phần tạo nên sự phong phú và hấp dẫn của chương trình du lịch. Tất nhiên chúng không nên tạo ra sự gấp gáp về thời gian và gánh nặng về tài chính cho du khách.

1.5.3.7 Xác định giá thành và giá bán của chương trình du lịch a. Xác định giá thành

Giá thành của chương trình bao gồm tồn bộ những chi phí trực tiếp mà cơng ty lữ hành phải chi trả cho một lần (chuyến) thực hiện chương trình du lịch. Người ta nhóm các chi phí phải chi trả cho một lần (chuyến) thực hiện chương trình du lịch thành hai loại cơ bản là chi phí cố định và chi phí biến đổi.

22

- Các chi phí cố định tính cho cả đồn khách, bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được xác định cho cả đồn khách, khơng phụ thuộc một cách tương đối vào số lượng khách trong đồn. Nhóm này gồm các chi phí cho các dịch vụ và hàng hóa mà mọi thành viên trong đồn đều tiêu dùng chung, khơng tách bóc được cho từng thành viên một cách riêng rẽ.

- Các chi phí biến đổi tính cho một khách, bao gồm chi phí của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà đơn giá của chúng được quy định cho từng khách. Đây thường là các chi phí của các dịch vụ và hàng hóa gắn liền trực tiếp với sự tiêu dùng riêng biệt của từng khách du lịch.

Cơng thức tính giá thành:

Giá thành cho một khách: z = b + a

N

Tổng chi phí cho cả đồn khách: Z = a + b.N hoặc Z = z.N Trong đó:

z là giá thành cho một khách

Z là tổng chi phí cho cả đồn khách N là số thành viên trong đồn

a là tổng chi phí cố định tính cho cả đồn b là tổng chi phí biến đổi tính cho một khách

Trên cơ sở hai loại chi phí cố định và biến đổi, có hai phương pháp tính giá thành cơ bản:

- Phương pháp xác định giá thành theo khoản mục chi phí bằng cách nhóm tồn bộ các chi phí phát sinh vào một số khoản mục chủ yếu và lập bảng để xác định giá thành của một chương trình du lịch.

- Phương pháp xác định giá thành theo lịch trình, về cơ bản giống với phương pháp nêu trên nhưng các chi phí ở đây được liệt kê cụ thể và chi tiết theo từng ngày của lịch trình.

23 b. Xác định giá bán

Giá bán của một chương trình du lịch phụ thuộc vào những yếu tố sau đây: - Mức giá phổ biến trên thị trường.

- Vai trị, vị trí, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. - Mục tiêu của doanh nghiệp.

- Giá thành của chương trình. - Thời vụ du lịch.

Căn cứ vào những yếu tố trên, có thể xác định giá bán của một chương trình theo cơng thức tổng qt sau đây:

G = Z + Cb + Ck + P + T Trong đó:

G là giá bán tính cho cả đồn

Z là tổng chi phí (hay giá thành) cho cả đồn

Cb là các chi phí bán (hoa hồng cho các đại lý, chi phí khuếch trương) Ck là các chi phí khác (chi phí quản lý, chi phí thiết kế chương trình, chi phí khấu hao, dự phịng, marketing, thuê văn phòng)

P là khoản lợi nhuận dành cho doanh nghiệp lữ hành T là các khoản thuế (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) 1.5.3.8 Xác định những quy định của chương trình du lịch

Các quy định của một chương trình du lịch có mục đích hướng dẫn, giúp đỡ khách hiểu biết thêm về hình thức tổ chức, cách thức đăng ký tại chỗ cũng như nội dung của chương trình. Đồng thời, những quy định này mang ý nghĩa pháp lý như những điều khoản về trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành cũng như của khách du lịch.

Nội dung của các quy định của chương trình du lịch mang tính chất truyền thống, mặc dù các điều khoản cụ thể phụ thuộc vào mức giá (giá trị), thời gian, tính chất của từng chương trình du lịch. Theo thơng lệ thì các quy định của một chương trình du lịch trọn gói bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:

24

- Nội dung, mức giá của chương trình du lịch. - Những quy định về giấy tờ, visa, hộ chiếu. - Những quy định về vận chuyển

- Những quy định về đăng ký tại chỗ, tiền đặt trước, chế độ phạt khi hủy bỏ, hình thức và thời hạn thanh toán.

- Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành. - Các trường hợp bất khả kháng

25

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tổ chức thiết kế, bán và thực hiện các chương trình du lịch là các hoạt động đặc trưng và cơ bản của các doanh nghiệp lữ hành. Các chương trình có nội dung độc đáo, hấp dẫn, có mức giá hợp lý và tính khả thi cao đem lại lợi nhuận và uy tín cho các doanh nghiệp lữ hành.

Thiết kế chương trình du lịch thơng thường bao gồm các nội dung: Tiếp nhận nhu cầu thị trường khách du lịch; xác định mục đích, ý tưởng của chương trình du lịch; thiết kế tuyến hành trình cơ bản của chương trình du lịch; xác định phương án vận chuyển, lưu trú, ăn uống; phác thảo lịch trình của chương trình du lịch; chi tiết hóa chương trình với những hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí; xác định giá thành và giá bán của chương trình; xác định những quy định của chương trình du lịch.

Khi thiết kế chương trình du lịch phải thỏa mãn các yêu cầu: nội dung của chương trình phải phù hợp với đặc điểm của thị trường mục tiêu, phải có tính khả thi, phải phù hợp với các quy luật tâm lý - xã hội và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Việc tìm hiểu những lý luận về thiết kế chương trình du lịch sẽ là cơ sở quan trọng để vận dụng phân tích đặc điểm khúc thị trường mục tiêu, đánh giá các nguồn tài nguyên của tuyến, điểm du lịch trên thực tế, từ đó thiết kế các chương trình du lịch phù hợp, hấp dẫn.

26

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)