Tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 38 - 43)

5. Cấu trúc của đề tài

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2 Tài nguyên du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Đồng bằng sơng Cửu Long là vùng đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta, được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi đắp theo thời gian do thay đổi mực nước biển tạo nên những vạt đất phù sa dọc những con sông và đất phèn ở vùng trũng như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau, với các loại đất chủ yếu như: đất phù sa sông, đất phèn, đất nhiễm mặn cùng với một số loại đất khác. Tuy gây trở ngại cho việc phát triển đa dạng các loài cây trồng nông nghiệp nhưng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn của vùng ĐBSCL là đặc điểm tự nhiên giá trị tạo nên những thuận lợi trong hoạt động nuôi trồng thủy hải sản và phát triển hệ thống rừng ngập mặn, ngập lợ của vùng. Đây là những yếu tố quan trọng giúp loại hình du lịch sinh thái trở thành sản phẩm du lịch nổi bật của vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, địa hình đặc trưng là đồng bằng bằng phẳng, độ dốc không lớn, tạo điều kiện xây dựng các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho hoạt động động du lịch.

Với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, ĐBSCL có khí hậu cận xích đạo với đặc điểm nắng nóng mưa nhiều, chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm giữa các tháng trong năm thấp và ơn hịa, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, mưa nhiều và kéo dài làm cho lượng khách du lịch đến vùng giảm. Tuy nhiên, sự cân bằng thời tiết và tiết trời mát mẻ, dễ chịu sau mưa là điểm cộng đã giúp cho vùng ĐBSCL khai thác hiệu quả các hoạt

28

động du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái miệt vườn. Vào mùa khô, lượng khách du lịch của vùng đơng hơn vì thời tiết nắng ráo, thích hợp phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thưởng thức trái cây nhiệt đới, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ hay thưởng ngoại trên sông, trải nghiệm câu cá, du lịch tham quan sinh thái rừng, du lịch nghỉ dưỡng biển.

Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm mùa với hệ thống sơng ngịi kênh rạch chằng chịt tạo thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm với lượng nước bình quân của sông Mê Kông chảy qua đồng bằng hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển đến khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa mỗi năm. Các bãi bồi là điều kiện thuận lợi để các khu rừng ngập mặn phát triển, phát huy vai trò của rừng trong bảo tồn đa dạng sinh học và phục vụ các loại hình du lịch sinh thái, du lịch chuyên đề, nghiên cứu sinh thái. Bên cạnh đó, tài nguyên nước mặt cịn được sử dụng trong xây dựng các cơng trình dịch vụ độc đáo như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền… và thực hiện các hoạt động chèo thuyền ba lá tham quan trên sông hấp dẫn khách du lịch.

Về tài nguyên sinh vật, những vùng đất ngập nước theo mùa ở vùng ĐBSCL có hệ sinh thái tự nhiên vô cùng phong phú, thường xuyên giữ vai trò sinh thái cũng như chức năng kinh tế quan trọng, đặc biệt là đối với hoạt động du lịch. Các khu rừng tràm và rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài động thực vật quý hiếm, tập trung nhiều ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp Mười) và rừng U Minh, gồm các lồi có vú, bộ chim, lưỡng cư và cá… góp phần tạo nên hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú cho vùng, vừa có tính kinh tế vừa tạo nên cảnh quan phục vụ cho du lịch.

Với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn như thế, ĐBSCL có nhiều tiềm năng trong phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế, từ du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch nghỉ dưỡng đến du lịch thể thao, nghiên cứu khoa học…

Theo đó, với 13 tỉnh, thành phố, vùng ĐBSCL có 4 trọng điểm du lịch: - Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

- Cần Thơ – Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

- Đồng Tháp – An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm Chim.

29

Bảng 2.1. Một số điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật tại vùng ĐBSCL

STT Điểm đến Điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên

1 An Giang Rừng tràm Trà Sư, Khu du lịch núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Cù lao ông Hổ

2 Bến Tre

Cồn Phụng, Cồn Quy, Cồn Phú Đa, Làng hoa cảnh Cái Mơn, vườn trái cây Chợ Lách, Sân chim Vàm Hồ, Khu du lịch sinh thái vườn Ba Ngói, Khu du lịch Làng Bè

3 Cà Mau Sân chim Vĩnh Lợi, Sân chim Ngọc Hiển, Hịn Khoai, Cơng viên Văn hóa, Vườn sưu tập, Điểm du lịch Đất Mũi

4 Cần Thơ Vườn du lịch Mỹ Khánh, Vườn du lịch Ba Lăng, Tân Bình

5 Đồng Tháp Vườn cò Tháp Mười, Vườn sếu Tam Nông, Vườn cây cảnh Sa Đéc

6 Kiên Giang

Bãi Dương, Đông Hồ, Thắng cảnh Nam Phố (bãi Heo, bãi Ớt), Quần đảo Nam Du, Điểm du lịch Phú Quốc, Vườn quốc gia Phú Quốc, Hòn phụ tử, Mũi Nai

7 Sóc Trăng Vườn cị Thạnh Trị

8 Tiền Giang Cù lao Thới Sơn, Trại rắn Đồng Tâm, Cù lao Tân Phong

9 Vĩnh Long Cù lao An Bình và Hịa Bình Phước, Khu du lịch Trường An

(Nguồn: Tổng hợp từ internet)

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa

Sự phát triển không ngừng của ĐBSCL trong những năm qua luôn hàm chứa những giá trị văn hóa tinh thần lớn lao. Đó là sự kết tinh từ bao công sức của bao thế hệ

30

những người đi khai hoang mở cõi vùng đất mới. Theo thời gian, các giá trị văn hóa của mảnh đất này càng được khẳng định và phát triển một cách mạnh mẽ, đó là dấu tích của những trận đánh lịch sử như trận Rạch Gầm - Xồi Mút, những trận đánh trên sơng Hàm Luông (Bến Tre), trận Ấp Bắc, Cách mạng Đồng Khởi (Bến Tre) và các di tích danh nhân như Thủ Khoa Huân, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định… tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử hấp dẫn. Bên cạnh đó, nghệ thuật đờn ca tài tử, vọng cổ, cải lương… cũng là một yếu tố văn hóa hấp dẫn khách du lịch.

Không chỉ là đặc trưng tự nhiên của vùng, dịng sơng, con nước ĐBSCL cịn có vai trị rất quan trọng trong đời sống và hình thành nên các giá trị văn hóa sơng nước đặc sắc của người dân nơi đây. Văn hóa họp chợ trên các ngã ba sông không chỉ nhằm tạo sự thuận tiện trong mua bán, trao đổi hàng hóa mà cịn góp phần phục vụ các nhu cầu mua sắm, ăn uống của du khách gần xa. Nhiều chợ nổi ở ĐBSCL được hình thành từ lâu đời như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Phụng Hiệp (Hậu Giang)…

Điều kiện sông nước dày đặc cũng là nguyên nhân sản sinh ra nhiều hình thức lao động trên sơng như đóng đáy, ghe cào, chày lưới, cất vó, đặt lợp, giăng câu, dựng chà, đăng… gắn với các phương tiện đi lại như xuồng ba lá để lưu thông theo những con kênh, rạch nhỏ, vỏ lãi ra sơng lớn để tránh sóng xơ hay ghe nhỏ để bn bán nơi chợ nổi. Các phương tiện đó đều là một phần quan trọng không thể thiếu của người dân vùng ĐBSCL trước sự mênh mông của sông nước, đồng thời là yếu tố được sử dụng trong các loại hình du lịch sinh thái trải nghiệm, khám phá sơng nước nhằm tăng thêm sự thích thú cho khách du lịch.

Với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đặc biệt nên văn hóa ẩm thực của ĐBSCL cũng có những nét hấp dẫn riêng, trở thành một trong những tài nguyên du lịch được sử dụng phục vụ cho phát triển loại hình du lịch sinh thái của vùng. Các món ăn đậm “màu sắc” miền Tây như: cá lóc nướng trui, cá tai tượng chiên xù, gỏi củ hủ dừa, mắm ba khía… Các món bánh q: bánh cam, chuối chiên, bánh bò sữa, chuối nướng, cốm dẹp, bánh ống lá dứa… Đặc sản các tỉnh thành: các loại khô, mắm Châu Đốc, bánh bò thốt nốt, kẹo dừa Mỏ Cày, dưa bồn bồn, mật ong hoa tràm U Minh Hạ, nem Lai Vung, bánh pía Sóc Trăng…

31

Bảng 2.2. Một số điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch văn hóa nổi bật tại vùng ĐBSCL

STT Điểm đến Điểm du lịch gắn với tài nguyên du lịch tự nhiên

1 An Giang

Nhà lưu niệm Cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, KDL núi Cấm (huyện Tịnh Biên), Miếu Bà Chúa Xứ, Khu di tích núi Sam và lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Tây An, Chùa Giồng Thành

2 Bạc Liêu Nhà công tử Bạc Liêu, Tháp cổ Vĩnh Hưng, Chùa Quan Đế, Chùa Xiêm Cán

3 Bến Tre Lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Di tích Đồng Khởi

4 Cà Mau Chùa Đức Phật Tử (Quan Âm Tự), Chùa Bà Mã Châu, Miếu Ông Thần Minh, Hồng Anh Thư quán

5 Cần Thơ

Nhà cổ Bình Thủy, Chợ nổi Cái Răng, Chùa Nam Nhã, Hội Linh Cổ Tự, Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán), Chợ nổi Phụng Hiệp

6 Đồng Tháp Khu di tích Gị Tháp, Chùa Kiến An Cung, Chùa Bà, Chùa Hương (Phước Hưng Cổ tự)

8 Kiên Giang Chùa Hang, Thạch Động, Nhà thờ và lăng mộ dòng họ Mạc, Chùa Phù Dung, Chùa Tam Bảo

10 Sóc Trăng Chùa Kh’Leang, Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Bảo tàng văn hóa Khmer

11 Tiền Giang Chùa Vĩnh Tràng, Chợ nổi Cái Bè

(Nguồn: Tổng hợp từ internet)

Bên cạnh đó, đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống có sự đan xen, pha trộn hài hịa giữa văn hóa của các dân tộc cũng là thành phần không thể thiếu

32

trong sự phát triển loại hình du lịch sinh thái tại ĐBSCL. Hoạt động du lịch sinh thái có sự kết hợp khai thác các tài nguyên văn hóa lễ hội sẽ tạo nên sức hấp dẫn mới lạ cho du khách và mang tính giáo dục nhận thức cao. Theo đó, tại ĐBSCL có rất nhiều lễ hội hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước như Lễ hội Bà Chúa Xứ, Lễ hội đua bò (An Giang), Lễ hội Ok om bok của người Khmer, Lễ hội đua ghe ngo (Sóc Trăng), Lễ hội Nghinh Ông ở các tỉnh ven biển…

Mặt khác, đồng bằng sông Cửu Long cũng nổi tiếng là quê hương của rất nhiều làng nghề truyền thống, góp phần trong phát triển triển kinh tế vùng nói chung, phát triển kinh tế du lịch nói riếng và chung sức bảo tồn, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống từ bao đời ơng cha. Đối với các chương trình du lịch dành cho khách quốc tế, các làng nghề là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn và độc đáo. Một số làng nghề tiêu biểu tại ĐBSCL như: làng lụa Tân Châu, làng dệt thổ cẩm Châu Phong (An Giang), làng nghề sản xuất kẹo dừa, làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Lồng - bánh phồng Sơn Đốc, làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), Làng nghề dệt chiếu Tân Thành, làng nghề làm đũa đước huyện Năm Căn & huyện Ngọc Hiển (Cà Mau)…

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)