5. Cấu trúc của đề tài
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1 Sơ lược về vùng đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ
Đồng bằng sơng Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên 40.547,2 km2 chiếm 12,2% diện tích tự nhiên của cả nước, bao gồm 13 tỉnh thành: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang.
Vùng ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất đất nước với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, trở thành một trong bảy vùng kinh tế quan trọng nằm ở cực nam của lãnh thổ Việt Nam. Phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây và Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông. Nhờ tiếp giáp với biển cùng với địa hình đa dạng và các điều kiện tự nhiên sẵn có, vùng ĐBSCL có nhiều cơ hội để phát triển du lịch.
Với vị trí địa lý thuận lợi, ĐBSCL là cầu nối giao thương giữa các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, việc nằm liền kề với thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị lớn nhất cả nước, là cầu nối giao thương giữa ĐBSCL với các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam giúp ĐBSCL có thể dễ dàng trong việc liên kết phát triển kinh tế - xã hội với các vùng khác trên cả nước.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Về kinh tế, ĐBSCL được xác định là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn của cả vùng. ĐBSCL luôn dẫn đầu cả nước về nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là lúa gạo, đóng vai trị quyết định trong việc đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm cho quốc gia và ổn định lương thực tồn cầu. Bên cạnh đó, tại ĐBSCL hiện nay cũng đã hình thành và phát triển một số cụm ngành quan trọng liên kết công nghiệp - nông nghiệp và thương mại như lúa gạo, tơm cá, trái cây, rau quả, tích cực tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu thơng qua xuất khẩu.
27
Đồng thời, với tiềm năng phong phú và đa dạng cùng sự đoàn kết, nổ lực từ ngành du lịch các địa phương, kinh tế du lịch vùng ĐBSCL cũng là một trong những thế mạnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng với gần 24 tỷ đồng doanh thu du lịch vào năm 2018. Trong đó, Kiên Giang là địa phương thu hút khách quốc tế nhiều nhất với 811.249 lượt và là địa phương có doanh thu du lịch cao nhất với 6.195 tỷ đồng.
Về đặc điểm xã hội, trong tổng điều tra dân số năm 2019, cả nước là 96,2 triệu người thì ĐBSCL có hơn 17,36 triệu người, chiếm hơn 18% dân số cả nước với 4 dân tộc chính là Kinh, Hoa, Khơmer và Chăm. Dân số trong độ tuổi lao động của vùng năm 2019 khoảng trên 12 triệu người, chiếm gần 70% dân số cả vùng. Vùng ĐBSCL có đời sống xã hội tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các lĩnh vực khác của tỉnh, trong đó có phát triển hoạt động du lịch.