Hệ thống giao thông và cơ sở vật chấ t kỹ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 43 - 46)

5. Cấu trúc của đề tài

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long

2.1.3 Hệ thống giao thông và cơ sở vật chấ t kỹ thuật phục vụ du lịch

2.1.3.1 Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ

Hệ thống đường bộ vùng ĐBSCL hiện có tổng chiều dài 44.352 km với khoảng 1.500 km quốc lộ. Hệ thống cầu qua sơng có khoảng hơn 290 cây cầu trên các quốc lộ và liên tỉnh. Phương tiện vận chuyển khách du lịch trong hệ thống giao thông đường bộ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là xe ô tơ, xe khách. Ngồi ra, vùng cịn có nhiều loại phương tiện khác rất độc đáo, mang đặc trưng văn hóa của vùng, trở thành những trải nghiệm hấp dẫn khách du lịch quốc tế như xe ngựa, xe lơi, xích lơ…

Giao thơng đường thủy

Không chỉ là đặc trưng tự nhiên của vùng, điều kiện sông nước dày đặc với tổng chiều dài hơn 5.000 km, cũng là nguyên nhân làm cho mạng lưới giao thông đường thủy của vùng ĐBSCL phát triển mạnh mẽ gắn với các phương tiện đi lại như xuồng ba lá để lưu thông theo những con kênh, rạch nhỏ, vỏ lãi ra sông lớn để tránh sóng xơ hay ghe nhỏ để bn bán nơi chợ nổi. Các phương tiện đó đều là một phần quan trọng khơng thể

33

thiếu của người dân vùng ĐBSCL trước sự mênh mông của sông nước, đồng thời là yếu tố được sử dụng trong các loại hình du lịch sinh thái trải nghiệm, khám phá sông nước nhằm tăng thêm sự thích thú cho khách du lịch. Các tuyến du lịch nội vùng bằng đường thủy, tuyến du thuyền liên vùng kết nối với ĐBSCL hiện là những chương trình du lịch hấp dẫn đối với khách quốc tế khi đến Việt Nam.

Giao thông đường hàng không

Cùng với sự thay đổi và phát triển nhanh chóng của hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy, hệ thống giao thông đường hàng không tại vùng ĐBSCL cũng đã có những đóng góp tích cực trong phục vụ nhu cầu đi lại của người dân cũng như phát triển kinh tế du lịch của vùng. Năm 2011, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ khánh thành, mở ra cơ hội mới cho ĐBSCL, cùng với các sân bay nội địa là sân bay Rạch Giá, sân bay Cà Mau và đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sau khi đưa vào khai thác, sẽ giúp cho vùng ĐBSCL thuận tiện hơn trong kết nối với các vùng trong nước đặc biệt là TP. HCM và các quốc gia khác. Vì vậy, số lượng khách du lịch đến ĐBSCL nhờ vậy cũng đã tăng trưởng và đến năm 2019 đạt hơn 46 triệu lượt khách, trong đó có gần 3,5 triệu lượt khách quốc tế, điều này đã tạo tiền đề để du lịch ĐBSCL phát triển mạnh hơn trong tương lai.

2.1.3.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch

Cơ sở lưu trú

Hệ thống cơ sở lưu trú của ĐBSCL đã và đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ. Các cơ sở lưu trú phân bố không đều ở các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, ĐBSCL có khoảng 60 khách sạn từ 3 - 5 sao với hơn 8.000 phòng, tập trung chủ yếu ở Phú Quốc và thành phố Cần Thơ6.

Hệ thống cơ sở lưu trú của ĐBSCL phát triển đa dạng về hình thức, bao gồm khách sạn, resort, homestay, nhà nghỉ, nhà khách, bungalow… Hầu hết các khách sạn và resort đều có cơ sở ăn uống phục vụ khách du lịch tại chổ. Một số cơ sở lưu trú tiêu biểu nhận được sự quan tâm, lựa chọn của khách du lịch và các doanh nghiệp lữ hành tại 4 trọng điểm du lịch, bao gồm:

34

-Tiền Giang – Bến Tre: Forever Green Resort, Mango Home Riverside, Charming Countryside Homestay, Cocohut Homestay Ben Tre…

- Cần Thơ – Kiên Giang: Muong Thanh Luxury Can Tho Hotel, Victoria Hotel & Resort, Green Bay Phu Quoc Resort & Spa, Eden Resort …

- Đồng Tháp – An Giang: Nhà Ngói Xưa homestay, khách sạn Hạ Long… - Cà Mau: Muong Thanh Luxury Ca Mau Hotel, khách sạn Quốc tế…

Cơ sở ăn uống

Với vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên đặc biệt nên văn hóa ẩm thực của ĐBSCL cũng có những nét hấp dẫn riêng. Các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống khơng chỉ có vai trò đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch mà cịn góp phần giới thiệu đến họ những nét văn hóa, những sản vật, đặc sản của quê hương. Sử dụng hiệu quả tài nguyên ẩm thực trong phát triển du lịch, rất nhiều nhà hàng, quán ăn ngon tại ĐBSCL được khách du lịch trong và ngoài nước cũng như các công ty lữ hành tin tưởng, lựa chọn như Mekong Restop, nhà hàng Bắc Kim Thang (Tiền Giang), nhà hàng Trùng Dương, nhà hàng Biển Xanh, nhà hàng Thiên Thanh, nhà hàng Lan Rừng (Phú Quốc), nhà hàng Lúa Nếp, nhà hàng Du thuyền Cần Thơ (Cần Thơ)…

Cơ sở vui chơi - giải trí

Hiện nay, ĐBSCL còn thiếu các điểm dừng chân lớn (điểm dừng chân tiêu biểu cho các tuyến du lịch ĐBSCL là Mekong Tiền Giang Reststop), chưa có trung tâm ẩm thực kết hợp giải trí tổng hợp có quy mơ lớn và trung tâm mua sắm tầm cỡ thu hút khách du lịch.

Dịch vụ vui chơi, giải trí tại các khu du lịch cịn khá tương đồng, chủ yếu hấp dẫn với khách nội địa. Một số khu du lịch tiêu biểu tại ĐBSCL như khu du lịch Lan Vương, khu du lịch Làng Bè (Bến Tre), khu du lịch Mỹ Khánh, khu du lịch Ông Đề (Cần Thơ), khu du lịch Xẻo Quýt (Đồng Tháp), Vinpearl Safari Phú Quốc (Kiên Giang)…

35

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)