Định hướng phát triển du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 67)

5. Cấu trúc của đề tài

3.1 Định hướng phát triển du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Thứ nhất, cần tạo ra những chương trình du lịch đặc thù, hoàn chỉnh và đa dạng trong thiết kế các chương trình du lịch đặc thù của vùng. Phát huy lợi thế sẵn có, vùng

ĐBSCL xác định sản phẩm chứa đựng giá trị cốt lõi cho chiến lược phát triển ngành du lịch của vùng là các chương trình du lịch tham quan sơng nước, du lịch miệt vườn kết hợp với khám phá những ngành thủ công mỹ nghệ… Đặc biệt, tập trung phát triển khu du lịch trọng điểm Đảo Ngọc Phú Quốc - điểm nhấn đối với du lịch của vùng ĐBSCL.

Thứ hai, phát triển du lịch vùng với các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng chặt

chẽ, hoàn chỉnh, hấp dẫn. Việc đưa các điểm du lịch của vùng vào trong những chương

trình du lịch nội vùng và liên vùng (Đơng Nam Bộ và Tây Ngun) hồn chỉnh cần xem xét các điểm du lịch trong tuyến được xây dựng thành chuyên đề (văn hóa, sinh thái nghỉ dưỡng, sinh thái biển - đảo… ) nhằm xây dựng những tuyến du lịch đặc trưng, hấp dẫn.

Thứ ba, phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến vùng ĐBSCL, trong đó đặc biệt chú trọng đến khách du lịch quốc tế. Tập trung thu hút khách

du lịch của thị trường Đơng Nam Á vì đây là một thì trường tiềm năng. Duy trì các thị trường đã có trước đây, bao gồm các thị trường khách du lịch Tây Âu, Bắc Mỹ…

Thứ tư, phát triển du lịch đi đơi với bảo vệ mơi trường, duy trì tính đa dạng và giảm khai thác q mức các tài nguyên. Để xây dựng hình ảnh vùng du lịch an toàn,

thân thiện, văn minh, cần sự tổng hịa của nhiều yếu tố. Trong đó khơng thể khơng nhấn mạnh đến công tác bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, để du khách không quay lưng và cũng để bảo đảm cho du lịch phát triển bền vững.

3.2 Giải pháp hoàn thiện thiết kế chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sơng Cửu Long cho thị trường khách du lịch Mỹ

3.2.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách du lịch

Tiếp cận nhu cầu thị trường khách du lịch mục tiêu là một trong những nội dung tiên quyết khi thiết kế chương trình du lịch. Do đó, để hồn thiện thiết kế chương trình

57

du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thị trường khách du lịch Mỹ, cần đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách du lịch, qua đó thu thập được các thơng tin hữu ích vận dụng vào thiết kế các chương trình du lịch phù hợp và hấp dẫn.

Nghiên cứu thị trường khách Mỹ bao gồm nghiên cứu về sở thích, nhu cầu du lịch; thời gian nhàn rỗi; phương tiện đi du lịch; số lượng; giới tính; yêu cầu về dịch vụ; tâm lý du khách; những loại hình du lịch u thích khi đến Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khách Mỹ sẽ giúp xác định được khúc thị trường mục tiêu, cũng như đề ra chính sách phục vụ và nâng cao chất lượng chương trình du lịch thông qua thiết kế những chương trình phù hợp và tạo ra chương trình mới cho khách Mỹ.

Với những đặc điểm thị trường khách du lịch Mỹ đã được nghiên cứu và phân tích chi tiết tại mục 2.2, có thể xác định khúc thị trường mục tiêu cho chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long” như sau:

- Là khách du lịch Mỹ có độ tuổi từ 17 – 65 (tuổi) ở mọi giới tính - Có nghề nghiệp với mức thu nhập từ 20.000 USD/năm

- Có thời gian rỗi vào mùa hè (tháng 6 đến tháng 8) hoặc quanh lễ Giáng Sinh (2 tuần cuối tháng 12), đi du lịch từ 10 -14 ngày

- Có nhu cầu tham quan các điểm đến hấp dẫn, khám phá văn hóa và trải nghiệm uộc sống thực tế tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Số lượng khách dự kiến: 12 khách

3.2.2 Linh hoạt trong xác định ý tưởng của chương trình du lịch

Trong thiết kế chương trình du lịch, không chỉ thiết kế cho thị trường mục tiêu những chương trình du lịch mà họ cần và phù hợp với họ mà cịn có thể đưa ra các ý tưởng sáng tạo nhằm tạo ra những cái mới, kích thích và thu hút sự chú ý, dẫn dắt những nhu cầu mới của du khách. Tuy nhiên, hiệu quả nhất vẫn là sự kết hợp linh hoạt từ cả hai cách, đó là đưa ra những ý tưởng mới nhưng phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của thị trường mục tiêu.

Vận dụng vào thiết kế chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”: Chương trình du lịch được thiết kế xuất phát từ ý tưởng về một chương trình du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long không quá 10 ngày nhấn mạnh vào các trải

58

nghiệm cuộc sống thực tế của khách du lịch để khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng nói riêng và con người, đất nước Việt Nam nói chung, đồng thời kết thúc chuyến hành trình với các hoạt động tận hưởng, thư giãn đáp ứng yêu cầu của khách du lịch Mỹ đối với một kỳ nghỉ tại nước bạn.

Bên cạnh đó, có thể khai thác một số ý tưởng mang tính hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch Mỹ tại vùng ĐBSCL như:

- Chương trình du lịch bằng du thuyền dọc sơng Mekong (tuyến quốc tế) - Chương trình du lịch khám phá miền Tây Việt Nam bằng xe đạp - Chương trình du lịch trải nghiệm với các lớp học nấu ăn

3.2.3 Đa dạng hóa các hoạt động với các tuyến du lịch trọng điểm

Các tuyến du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thị trường khách du lịch Mỹ đa phần là các tuyến liên vùng, một số là các tuyến xuyên Việt, tuyến quốc tế:

- TP. HCM – Mỹ Tho – Bến Tre – TP. HCM - TP. HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ – TP. HCM - TP. HCM – Cần Thơ – Phú Quốc – TP. HCM

- TP. HCM – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Nha Trang

- TP. HCM – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Châu Đốc – TP. HCM

- TP. HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ – Rạch Giá – Phú Quốc – Hà Nội – Vịnh Hạ Long

- Hà Nội – Hạ Long – Hịa Bình – Huế – Đà Nẵng – Hội An – Nha Trang – TP. HCM – Tây Ninh – Mỹ Tho – Bến Tre – TP. HCM

- TP. HCM – Cái Bè – Vĩnh Long – Cần Thơ – Châu Đốc – Phnom Penh – Siem Reap

- TP. HCM – Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên – Cà Mau – Rạch Giá – Phú Quốc – TP.HCM

Các tuyến du lịch trọng điểm đã được nghiên cứu và khai thác trước đó, tại các điểm đến trong các tuyến này cũng có sự phân bổ đa dạng các cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở dịch vụ vui chơi, giải trí… Do đó, đa dạng hóa các hoạt động trong các tuyến

59

du lịch trọng điểm giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả trong thiết kế các chương trình du lịch mới. Việc chọn bổ sung, thay thế hoạt động nào trong cả tuyến hành trình và ở từng điểm đến có thể căn cứ vào đặc điểm tâm lý của từng đối tượng hoặc theo từng độ tuổi khác nhau của khách du lịch.

Đồng thời, đa dạng các hoạt động cũng phải phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm lý của du khách Mỹ, dựa trên nhu cầu, đặc điểm của từng nhóm đối tượng du khách để làm cơ sở xác định những hoạt động phù hợp như:

- Cựu chiến binh Mỹ: các hoạt động thăm di tích của chiến trường xưa.

- Du khách cao tuổi: xem trình diễn âm nhạc và các điệu múa dân gian của Việt Nam như Nhã nhạc cung đình Huế, hát quan họ Bắc Ninh, múa rối nước của Việt Nam, nghệ thuật đờn ca tài tử của người Nam Bộ…

- Thanh niên Mỹ: các hoạt động khám phá những điểm du lịch hoang sơ ở Việt Nam.

- Khách thể thao: những trị chơi mạo hiểm, thích bơi lội, lặn biển và chơi thuyền buồm…

Đa dạng các hoạt động phù hợp với độ tuổi du khách Mỹ, vì mỗi độ tuổi khác nhau sẽ thích hợp với những hoạt động khác nhau trong chương trình du lịch:

- Đối tượng khách cao tuổi phù hợp các hoạt động tham quan bảo tàng, dạo phố bằng xích lơ, kết hợp mua sắm, nghe đờn ca tài tử, dạo thuyền, tham quan làng nghề truyền thống, tìm hiểu cách thức nấu ăn.

- Đối tượng khách trẻ tuổi phù hợp với các hoạt động khám phá thành phố, dạo phố bằng xích lơ, tham gia vào hoạt động của người dân như trồng rau, nuôi cá, trải nghiệm tại các làng nghề truyền thống như làm nón, làm bánh tráng, học nấu món ăn Việt, tham quan các vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn, các hoạt động thể thao biển như lướt ván, dù lượn, mô tô biển, leo núi…

Đồng thời, trong chương trình du lịch cho khách du lịch Mỹ, có thể đưa ra các lựa chọn cho hoạt động trong một ngày để khách có cơ hội cân nhắc, tùy chọn theo nhu cầu và điều kiện cá nhân vào thời điểm đó. Một số khoảng thời gian nên để trống để khách tự do trải nghiệm.

60

Vận dụng vào thiết kế chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”, tuyến du lịch được lựa chọn là tuyến du lịch liên vùng, tập trung chủ yếu vào vùng du lịch ĐBSCL: TP. HCM – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – Phú Quốc – TP. HCM.

Các hoạt động tham quan trong chương trình bao gồm: tham quan các di tích lịch sử (Địa đạo Củ Chi), tham quan các cơng trình kiến trúc nổi bật (Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà cổ Bình Thủy), ngắm cảnh cảnh làng quê Nam Bộ bằng du thuyền trên sông, tham quan các làng nghề, chợ truyền thống (Trại nuôi ong mật hoa nhãn, Cơ sở sản xuất kẹo dừa, Cơ sở ngọc trai, Nhà thùng nước mắm).

Các hoạt động trải nghiệm, giải trí trong chương trình du lịch bao gồm: ngắm cảnh Sài Gòn về đêm bằng du thuyền trên sông, thưởng thức đờn ca tài tử, trải nghiệm làm kẹp dừa, trải nghiệm di chuyển bằng cáp treo, các hoạt động gợi ý (tắm biển, lặn ngắm san hô, đi bộ dưới đáy biển, thể thao trên biển), trải nghiệm ẩm thực địa phương, mua sắm quà lưu niệm, đặc sản.

3.2.4 Đẩy mạnh đánh giá và khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của vùng

Để hoàn thiện thiết kế chương trình du lịch, thì việc đánh giá và khai thác các tài nguyên du lịch của vùng cần dựa trên đặc trưng sản phẩm du lịch cũng như ý tưởng chủ đạo của chương trình. Đối với thị trường khách du lịch Mỹ:

- Các chương trình du lịch sinh thái tập trung khai thác các tài nguyên du lịch tự nhiên như: hệ sinh thái trên các cồn nội địa, sân chim, rừng tràm ngập nước nội địa tại Vườn quốc gia Tràm Chim, rừng đước ngập mặn bán đảo Cà Mau, hệ sinh thái biển đảo san hơ Phú Quốc…

- Các chương trình du lịch văn hóa tập trung khai thác các tài nguyên du lịch văn hóa như: làng Việt cổ tại Long Tuyền Cần Thơ, làng dân tộc Khmer tại Sóc Trăng và Tịnh Biên, di tích khảo cổ tại Thành cổ Ĩc Eo (An Giang), Bảo tàng lúa nước, các lễ hội đặc sắc…

- Các chương trình du lịch tham quan miệt vườn, sơng nước tập trung khai thác các tài nguyên du lịch như: chợ nổi, các khu du lịch do người dân tự đầu tư, các làng nghề truyền thống…

- Các chương trình nghỉ dưỡng, biển đảo tập trung khai thác các tài nguyên du lịch biển, hệ sinh thái biển và ẩm thực địa phương: biển Mũi Nai, biển Phú Quốc…

61

Các chương trình du lịch với ý tưởng kết hợp cần có sự lựa chọn cẩn thận, sắp xếp đan xen hài hịa, phù hợp các điểm tham quan trong chương trình để khơng gây nên cảm giác nhàm chán cho khách du lịch.

Vận dụng vào thiết kế chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”: Các điểm tham quan nổi bật trong tuyến hành trình:

- TP. HCM: Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện thành phố, Dinh Độc Lập, Phố người Hoa, Chùa Bà Thiên Hậu.

- Tiền Giang: Cù lao Thới Sơn, Trại rắn Đồng Tâm, Cù lao Tân Phong, Chùa Vĩnh Tràng, Chợ nổi Cái Bè.

- Bến Tre: Cù lao Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng), Làng hoa cảnh Cái Mơn, vườn trái cây Chợ Lách, Sân chim Vàm Hồ, Lăng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Di tích Đồng Khởi.

- Cần Thơ: Nhà cổ Bình Thủy, Chùa Nam Nhã, Hội Linh Cổ Tự, Chùa Ông (Quảng Triệu hội quán), Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi Phụng Hiệp, Vườn du lịch Mỹ Khánh, Vườn du lịch Ba Lăng, Tân Bình.

- Đảo Phú Quốc: Bãi Sao, Hịn Móng Tay, Hịn Gầm Ghì, Hịn Mây Rút, Hịn Thơm, Vinpearl Safari Phú Quốc, Dinh Cậu, Vườn Tiêu Đức Thạnh, Làng chày Rạch Vẹm, Nhà thùng nước mắm Hồng Đức, Cơ sở sản xuất ngọc trai Phú Quốc.

Các điểm tham quan phù hợp nhất với mục đích, ý tưởng chương trình du lịch: - TP. HCM: Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố

- Tiền Giang - Bến Tre: Cù lao Thới Sơn, Cù lao Tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng) - Cần Thơ: Nhà cổ Bình Thủy, Chợ nổi Cái Răng

- Đảo Phú Quốc: Hịn Thơm, Hịn Móng Tay, Hịn Gầm Ghì, Hịn Mây Rút, Nhà thùng nước mắm Hồng Đức, Cơ sở ngọc trai Quốc An.

62

3.2.5 Thiết lập các mối quan hệ lâu dài với các đối tác gửi khách và các nhà cung cấp dịch vụ

Thiết kế chương trình du lịch vốn diễn ra trong mối quan hệ giữa 3 đối tượng liên quan mật thiết với nhau, bao gồm doanh nghiệp lữ hành, khách hàng và các đối tác/nhà cung cấp dịch vụ đầu vào. Trong đó, doanh nghiệp lữ hành và các đối tác/nhà cung cấp dịch vụ đầu vào đều có chung mục tiêu kinh doanh là cung cấp sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thu về lợi nhuận mong muốn. Khách hàng của doanh nghiệp lữ hành cũng chính là khách hàng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vận chuyển và các điểm tham quan, vui chơi giải trí. Khách hàng của hãng lữ hành nhận khách cũng chính là khách hàng của hãng lữ hành gửi khách và ngược lại.

Để đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn, các doanh nghiệp này ln phải có sự phối hợp, hỗ trợ, gắn kết chặt chẽ với nhau để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất đến khách hàng chung của họ, nghĩa là cùng nhau hoàn thành mục tiêu đầu tiên - thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Do đó, để hồn thiện thiết kế chương trình du lịch cần thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đối tác và nhà cung cấp dịch vụ. Mối quan hệ tốt với các đối tác - các hãng lữ hành gửi khách tại Mỹ, là điều kiện để thu thập được những thông tin quan trọng về nhu cầu của thị trường khách du lịch mục tiêu. Đồng thời, mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp dịch vụ - các cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí tại vùng ĐBSCL, là điều kiện để có được mức giá tốt, mức giá ưu đãi về các dịch vụ đầu vào để thiết kế nên một chương trình du lịch có giá cả hấp dẫn, cạnh tranh.

3.2.6 Chú trọng trong từng yếu tố tạo nên chương trình du lịch hồn chỉnh

Chú trọng trong việc tạo ra một tên gọi ấn tượng chương trình du lịch

Một chương trình du lịch có tên gọi ấn tượng sẽ tạo ra nhiều sự tò mò, hứng thú đối với khách du lịch. Theo đó, tên gọi của chương trình du lịch khơng chỉ thể hiện được nội dung, các điểm đến trong chuyến đi mà cịn thể hiện mục đích chuyến đi và tạo ra được sự liên tưởng cho khách du lịch.

Vận dụng vào thiết kế chương trình du lịch “Hơi thở đồng bằng Cửu Long”:

“Hơi thở đồng bằng Cửu Long/ Breath of the Mekong Delta”: mang ý nghĩa như

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHO THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH MỸ (Trang 67)