Khi số lượng DNV&N tăng lên thì cũng có nghĩa dư nợ đối với loại hình doanh nghiệp này cũng tăng lên.
Bảng 2.10: Tốc độ tăng trưởng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Dư nợ DNV&N 53,3 80,15 117,5 26,85 50,38 37,35 46,6 Tổng Dư nợ 126,08 171,85 227,78 45,77 36,3 55,93 32,55 Tỷ trọng (%) 42,27 46,64 51,58
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010– 2012
Ngân hàng luôn quan tâm và chủ động trong cho vay , thu nợ, vì vậy dư nợ cho vay DNV&N qua các năm đều tăng trưởng. Năm 2011 tổng dư nợ Tín dụng của ngân hàng tăng 36,3%, doanh số dư nợ Tín dụng đối với DNV&N tăng 50,38% tương ứng tăng về số tuyệt đối là 26,85 tỷ đồng so với 2010. Năm 2012 tốc độ này có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao, doanh số dư nợ đối với DNV&N tăng từ 80,15 tỷ đồng lên 117,5 tỷ đồng, tăng 46,6% tương ứng tăng 37,35 tỷ đồng so với năm 2011. Tỷ trọng cho vay DNV&N năm 2012 lại tăng lên mức 51,58%
2.2.5.1Dư nợ Tín dụng đối với DNV&N theo thời hạn cho vay.
Một trong những tiêu chí có thể dùng phân loại dư nợ là thời hạn tín dụng ta xem xét trong bảng sau:
Bảng 2.11: Dư nợ Tín dụng với DNV&N theo thời hạn cho vay.
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Dư nợ DNV&N 53,3 80,15 117,5 26,85 50,38 37,35 46,6 Dư nợ ngắn hạn 30,9 40,85 53,39 9,95 32,2 12,54 30,7
Dư nợ trung và dài hạn
22,4 39,3 64,11 16,9 75,45 24,81 63,13
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010 – 2012
Năm 2011,dư nợ ngắn hạn là 40,85 tỷ đồng tăng so với năm 2010 là 9,95 tỷ đồng tức tăng 32,2%, mức tăng trưởng cho vay trung và dài hạn đối với DNV&N tăng 75,45%, tương ứng tăng 16,9 tỷ đồng . Năm 2012 tốc độ tăng dư nợ cho vay trung và dài hạn có giảm một chút nhưng vẫn ở mức cao 63,13% so với năm 2011, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N đã đạt 55%.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ đối với DNV&N theo thời hạn cho vay
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010 – 2012
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung và dài hạn
Xét cơ cấu dư nợ Tín dụng theo thời hạn, ngân hàng chủ yếu đầu tư vốn ngắn hạn cho DNV&N, chiếm trên dưới 50% tổng dư nợ. Nó phản ánh đặc điểm chung của DNV&N là sản xuất nhỏ, chu chuyển vốn ngắn hạn, vòng quay nhanh, cần vay vốn để bổ sung vốn lưu động còn thiếu hụt trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh thông suốt và ổn định. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn đối với DNV&N ngày càng giảm so với tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ đối với DNV&N.
2.2.5.2Dư nợ Tín dụng đối với DNV&N theo thành phần kinh tế.
Bảng 2.12: Dư nợ đối với DNV&N theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Số lượng % Số lượng % Dư nợ DNV&N 53,3 80,15 117,5 26,85 50,38 37,35 46,6 Doanh nghiệp nhà nước 16 20,8 25,85 4,8 30 5,05 24,28 Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 37,3 59,35 91,65 22,05 59,12 32,3 54,42
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010– 2012
Qua bảng trên ta thấy: Năm 2010 dư nợ của các DNNN là 16 tỷ đồng, sang năm 2011 là 20,8 tỷ đồng tăng thêm 4,8 tỷ đồng tức tăng 30%. Năm 2012 là 25,85 tỷ đồng tăng 5,05 tỷ đồng so với năm 2011.Tốc độ tăng dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng khá mạnh, năm 2011 là 59,35 tỷ đồng tăng 22,05 tỷ đồng, tức tăng 59,12% so với năm 2010. Năm 2012 tăng 32,3 tỷ đồng, tức tăng 54,42% so với năm 2011.
Biểu đồ 2.3: Sự thay đổi dư nợ Tín dụng theo thành phần kinh tế
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010 – 2012
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Về cơ cấu Tín dụng theo thành phần kinh tế, theo bảng và biểu đồ trên ta thấy ngân hàng chủ yếu cho vay đối tượng DNV&N thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Dư nợ Tín dụng đối với DNV&N ngoài quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N, năm 2010 chiếm 70, %, năm 2011chiếm 74%, năm 2012 đã lên tới 78%. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N nhà nước trong tổng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N thì ngày càng có xu hướng giảm, năm 2010 là 30%, năm 2011 là 26%, năm 2012 chỉ còn 22%. Lý giải cho điều này là bởi vì các doanh nghiệp nhà nước thường tìm đến các NHTM quốc doanh để vay vốn và được hưởng các ưu tiên, ưu đãi riêng.
2.2.5.3 Cơ cấu dư nợ Tín dụng đối với DNV&N theo ngành nghề.
Bảng 2.13: Dư nợ Tín dụng đối với DNV&N theo ngành nghề Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số lượng % Số lượng % Dư nợ DNV&N 53,3 80,15 117,5 26,85 50,38 37,35 46,6 Nông nghiệp 8,3 12,63 13,47 4,33 52,17 0,84 6,65 Thương mại, sản xuất 25,52 43,61 66,11 18,09 70,89 22,5 51,59 Dịch vụ tiêu dùng 14,9 21,4 35,55 6,5 43,62 14,15 94,96 Các ngành khác 4,58 2,51 2,37 -2,07 -45,19 -0,14 -5,58
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010 – 2012
Năm 2010 dư nợ Tín dụng đối với DNV&N thuộc ngành thương mại sản xuất là 25,52 tỷ đồng chiếm 47,8% tổng dư nợ DNV&N. Con số này tiếp tục được mở rộng về cả số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2011 dư nợ Tín dụng DNV&N thuộc ngành thương mại, sản xuất tăng 18,09 tỷ đồng tương ứng tăng 70,89% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 54,38%. Năm 2012 tỷ trọng này là 56,27% so với tổng dư nợ Tín dụng DNV&N.
Dịch vụ tiêu dùng cũng là ngành mà ngân hàng rất quan tâm chú trọng đầu tư. Năm 2011 dư nợ Tín dụng DNV&N ngành dich vụ tiêu dùng tăng 6,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 43,62% so với năm 2010. Năm 2012, mức dư nợ cho lĩnh vực này lại tăng mạnh 14,15 tỷ đồng, tương ứng tăng 94,95%, nâng tỷ trọng dư nợ Tín dụng của lĩnh vực này trong tổng dư nợ DNV&N lên 30%. Xu hướng của con người trong thời kỳ mới là sử dụng dịch vụ nhiều hơn, do đó ngân hàng nên tăng đầu tư cho các DNV&N thuộc lĩnh vực này hơn nữa
Nguồn: Báo cáo tổng hợp MSB Phú Thọ 2010– 2012
Nông nghiệp
Thương mại, sản xuất Dịch vụ tiêu dùng Ngành khác
Nhìn vào biểu đồ ta thấy ngành thương mại, dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất , năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là: 48%, 54%, 56%. Năm nào tỷ trọng cũng có hướng tăng.Dịch vụ tiêu dung cũng được ngân hàng quan tâm cao xấp xit từ 25%- 30% .Nông nghiệp là ngành mà ngân hàng đầu tư một mức đều đều khoảng xấp xỉ 15% trên tổng dư nơ Tín dụng DNV&N.
Cơ cấu dư nợ cho vay DVV&N theo ngành nghề của ngân hàng đã được điều chỉnh theo chiều hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngân hàng tập trung cho vay vào các DNV&N thuộc các khối ngành như thương mại sản xuất, dịch vụ tiêu dùng – ngành mà có quy mô vốn nhỏ lẻ, nhanh chóng thu hồi vốn, không đòi hỏi lượng vốn lớn như ngành xây dựng
2.3 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGMARITIME BANK PHÚ THỌ ĐỐI VỚI DNV&N. MARITIME BANK PHÚ THỌ ĐỐI VỚI DNV&N.
2.3.1 Những kết quả đạt được
- MSB Phú Thọ đã mở rộng dư nợ Tín dụng đối với DNV&N một cách hợp lý:
Nhận thức được các DNV&N ngày càng trở nên quan trọng đối với hoạt động của NHTM, trong những năm qua ngân hàng đã chú trọng việc mở rộng Tín dụng đối với DNV&N một cách hợp lý, việc làm này đã góp phần hỗ trợ nhu cầu vốn cho các DNV&N trong sản xuất, đổi mới công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng..
Số lượng các DNV&N được ngân hàng tài trợ vốn tăng đều qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau. Năm 2012 số lượng DNV&N được ngân hàng cấp vốn lên tới 75 doanh nghiệp. Kết quả dư nợ cho vay các năm đều có mức tăng trưởng cao. Trong giai đoạn từ năm 2010- 2012, Ngân hàng luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Nhìn chung, nhiều giải pháp đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Xây dựng và thực hiện chính sách khách hàng, xây dựng kế hoạch, hạn mức Tín dụng đối với từng doanh nghiệp, từng ngành nghề, phối hợp chặt chẽ với các cấp ngành, các ban chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế các địa phương để thực hiện. Thêm vào đó phải ghi nhận sự nỗ lực không ngừng của CBTD, đã không ngừng tìm kiếm được nhiều khách hàng.
- Mở rộng tín dụng đối với DNV&N thì đồng nghĩa với việc mở rộng hoạt động dịch vụ cho các loại hình doanh nghiệp này. Bởi lẽ doanh nghiệp không chỉ vay vốn ngân hàng mà còn phải thực hiện nhiều nghiệp vụ khác như: thanh toán, Bảo lãnh, tư vấn……
- Xây dựng lòng tin, tạo ra sự gắn bó giữa Ngân hàng MSB Phú Thọ và khách hàng.
Nhận thức về tầm quan trọng của đối tượng khách hàng DNV&N đối với hoạt động của NHTM, MSB Phú Thọ luôn quan tâm đến việc tạo dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ gắn bó lâu dài với các DNV&N, thông qua việc thực hiện nhất quán các chính sách đối với khách hàng, thái độ phục vụ của nhân viên là luôn mỉm cười, phục vụ khách hàng tận tình.
- Tạo môi trường để mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ tăng thu nhập cho Ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động Tín dụng đối với DNV&N ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng lợi nhuận từ hoạt động Tín dụng của ngân hàng. Mở rộng đầu tư cho DNV&N đồng nghĩa với việc mở rộng và phát triển hoạt động dịch vụ, khách hàng là DNV&N không chỉ đặt quan hệ với Tín dụng với Ngân hàng mà còn sử dụng nhiều dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh…đây là hướng đi rất quan trọng trong thực hiện mục tiêu chiến lược về dịch vụ của Maritime Bank. Hơn nữa, khi khách hàng có thói quen sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng thì sẽ chỉ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đó mà không cần thiết phải đến Ngân hàng khác.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngân hàng vẫn còn khó khăn hạn chế cần giải quyết:
-Quy mô cho vay đối với DNV&N vẫn còn khiêm tốn: Tỷ trọng doanh số cho vay các DNV&N cũng như dư nợ tín dụng DNV&N so với tổng dư nợ chưa cao, chư tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Mặc dù dư nợ đối với DNV&N tăng trưởng trong những năm vừa qua, tuy nhiên đây vẫn là những con số khá khiêm tốn, ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn rất bức thiết của nhiều. Dư nợ cho vay còn nhỏ chưa tương xứng với khối lượng khách hàng này. Sở dĩ có những hạn chế này là vì yêu cầu vay vốn đối với các DNV&N còn khá chặt chẽ.
-Ngân hàng cũng hạn chế trong việc tìm kiếm khách hàng và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ để đưa ra sản phẩm dịch vụ phù hợp.
-Hoạt động tín dụng đối với DNV&N vẫn tập rung vào tín dụng ngắn hạn. Tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn thấp, trong ki nhu cầu vốn của doanh nghiệp lại chủ yếu là dài hạn để đầu tư.
-Chưa quan tâm đến việc mở rộng các đối tượng cho vay tín chấp, khi quyết định cho vay vẫn còn chú trọng nhiều về tài sản thế chấp mà chưa quan tâm nhiều về tính khả thi và hiệu quả của dự án. Khi cho vay, ngân hàng đòi hỏi phải có các tài sản đảm bảo như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai… nhưng những điều kiện này còn là khó khăn cho DNV&N bởi vì đặc điểm của DNV&N là có năng lực tài chính thấp, giá trị tài sản đảm bảo thường không cao. Sự thiếu linh hoạt trong quyết định Tín dụng đôi khi đưa ra các quyết định có thể bỏ qua những cơ hội hợp tác tốt, những dự án khả thi, rồi còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
- Danh mục sản phẩm Tín dụng đơn điệu, chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa đưa ra được các sản phẩm mới, chưa đa dạng về hình thức cấp Tín dụng, các dịch vụ trợ giúp Tín dụng chưa phát triển.
Hiện nay trong danh mục cho vay của MSB Phú Thọ mới chỉ có các phương thức cho vay theo hạn mức Tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay chiết khấu, vẫn còn thiếu một số hình thức cho vay như thấu chi, bao thanh toán… điều này làm cho ngan hàng khó có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của rất nhiều khách hàng có đặc điểm SXKD đa dạng như hiện nay.
-Chất lượng Tín dụng còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, tuy tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức an toàn nhưng đang có xu hướng tăng dần. Cần xem xét kỹ để đưa ra những kiến nghị , giải pháp phù hợp.
2.3.2.2 Nguyên nhân.
- Nguyên nhân từ phía Doanh nghiệp
+ Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là không đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, uy tín chưa đủ, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định nên chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhưng không đủ tài sản thế chấp.
+ Khả năng quản lý kinh doanh kém: Khi doanh nghiệp vay vốn để mở rộng kinh doanh, đa phần tập trung vào tài sản, ít doanh nghiệp mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý,đầu tư cho bộ phận giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực.Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn tới sự phá sản của các phueoeng án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó đã thành công trên thực tế.
+ Tỷ lệ nợ so với vốn tự có quá cao là điểm chung của hầu hết DNV&N. Ngoài ra do chưa có sự minh bạch rõ ràng, chính xác các xổ sách, chứng từ kế toán. Do vậy sổ sách kế toán mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng chỉ mang hình thức hơn là thực chất .Khi cán bộ tín dụng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp thường thiếu tính thực tế và xá thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng luôn xem nặng tài sản thế chấp là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
+ Việc xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường sơ sài thiếu tính thuyết phục. Do chưa có kinh nghiệp và trình độ năng lực hạn chế nên các dự án của doanh nghiệp nhiều khi không tính toán đầy đủ, rõ rang, chính xác các yếu tố chi phí đầu tư.Trên thực tế ta thấy khả năng lập dự án đầu tư
hoặc phương án SXKD của hầu hết các DNV&N còn rất yếu, chủ yếu là hình thức nên tính khả thi để vay vốn ngân hàng không cao.
-Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
Khó khăn trong cho vay không chỉ từ phía khách hàng, chính bản thân ngân hàng cũng có nhiều hạn chế làm cản trở công tác này:
+ Thu thập thông tin và thẩm định khách hàng khó khăn .Một phần do DNV&N không chủ động cung cấp hoặc cung cấp không chính xác, một phần do không có nhiều nguồn cung cấp thông tin khác hàng thực sự tin cậy.