- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh những sai sót, phòng ngừa rủi ro. Việc kiểm tra, kiểm soát phải được thực hện trong mọi lĩnh vực của chi nhánh.
- Có chế độ khen thưởng rõ ràng, công minh cho các đơn vị trực thuộc nhằm khuyến khích, thúc đẩy các đơn vị đó hoạt động hiệu quả hơn. Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chi nhánh trực thuộc ngân hàng trên cùng một địa bàn. Nghiên cứu ban hành cơ chế lãi suất trong nội bộ ngân hàng có tính chất khuyến khích mở rộng tín dụng trên địa bàn.
- Luôn chú trọng đến công tác cán bộ và đổi mới công nghệ, bồi dưỡng kịp thời và đầy đủ những kiến thức chuyên môn cho cán bộ, nhất là hệ thống thanh toán điện tử, phuc vụ tốt công tác thanh toán trong hệ thống liên ngân hàng, thanh toán quốc tế và quản trị điều hành kinh doanh.Hỗ trợ các chi nhánh kinh phí trong coongtacs đào tạo nghiệp vụ.Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn theo từng chuyên đề như: thẩm định tín dụng ,thanh toán quốc tế….hỗ trợ cho các chi nhánh kinh phí để hiện đại hóa cơ sở giúp các cơ sở tăng tính cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả.
- Cần nhanh chóng áp dụng rộng rãi hình thức tín dụng thuê mua, coi nó là một cách cứu cánh cho doanh nghiệp, nhanh chóng đổi mới thiết bị, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm bên cạnh đó cần chú trọng các hình thức đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các dự án của daonh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đối ngoại, tranh thủ khai thác nguồn vốn ngoại tệ, mở rộng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ, tiếp cận sâu hơn với thị trường tiền tệ thế giới.
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh ngân hàng như: dịch vụ ủy thác vốn đầu tư trong nước, tái chiết khấu, và thanh toán, nhận quản lý tài sản, môi giới trong thị trường chứng khoán , mua bán hộ, mở các dịch vụ tư vấn, phát triển rộng rãi thanh toán qua thẻ…v.v.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động của các NHTM Việt Nam, không chỉ dừng ở mức độ phục vụ phát triển nền kinh tế quốc dân, mà trong tương lai còn có nhiều vận hội mới, để ngày càng vươn xa hơn hoạt động của mình ra các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó chiến lược phát triển DNV&N đã được Nhà nước hoạch định là một bộ phận trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Chính vì thế mà chính sách Tín dụng hiện nay các NHTM luôn hướng tới các DNV&N, để mở rộng đầu tư và cung ứng các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng. DNV&N đã và đang trở thành nhóm khách hàng mục tiêu, mang lại tiềm năng về doanh thu và lợi nhuận cho NHTM.
Việc nghiên cứu giải pháp mở rộng Tín dụng đối với DNV&N tại Maritime Bank Phú Thọ trong điều kiện hiện nay có ý nghĩa quan trọng, giúp cho hoạt động Tín dụng của ngân hàng phát triển ổn định, bền vững.
Mở rộng tín dụng đối với DNV&N của các NHTM có ý nghĩa kinh tế, xã hội không chỉ giúp cho ngân hàng kinh doanh có hiệu quả mà còn tạo ra sự phát triển cho các DNV&N trong nền kinh tế .
Trên cơ sở nghiên cứu những lý thuyết cơ bản và thực tiễn vấn đề tín dụng tại Maritime Bank Phú thọ chuyên đề đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản sau
+ Phân tích đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng mở rộng Tín dụng tại Maritime Bank Phú Thọ từ đó rút ra những điểm mạnh, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân.
+ Đề xuất những giải pháp mở rộng Tín dụng đối với DNV&N tại Maritime Bank Phú Thọ. Chuyên đề đã đưa ra một số kiến nghị cụ thể đối với Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan, NHNN, Maritime Bank, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ nhằm tạo thuận lợi cho các DNV&N dễ dàng tiếp cận nguồn vốn Tín dụng Ngân hàng hơn.
+ Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về Tín dụng và mở rộng Tín dụng đối với DNV&N của NHTM.
+ Chuyên đề đã đánh giá một cách khái quát nhất tình hình hoạt động kinh doanh của Maritime Bank Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2012.
Qua tìm hiểu, nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi nhánh Phú Thọ đã phân tích được thực trạng mở rộng tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Trên cơ sở thực trạng của ngân hàng , đối chiếu với lý thuyết cơ bản để đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với DNV&N tại Maritime Bank Phú Thọ.Tuy nhiên việc mở rộng Tín dụng đối với DNV&N là một vấn đề lớn, cần có hệ thống giải pháp và điều kiện thực hiện đồng bộ từ trên xuống. Do đó, trong giới hạn của khóa luận em chỉ mong muốn đóng góp một phần trong tổng thể các giải pháp mở rộng Tín dụng đối với DNV&N. Trong thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ nhân viên MSB Phú Thọ nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô giáo, của tất cả những ai quan tâm đến đề tài này để chuyên đêf của em được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Sách, Giáo trình, Báo, tạp chí
1.Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam, GS.TS Nguyễn Đình Hương, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
2.Giáo trình Tiền tệ Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống kê.
3.Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam, PGS.PTS. Nguyễn Cúc, PGS.PTS Hồ Văn Vĩnh, Nhà xuất bản Thống kê
4.Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N, PTS Dương Thu Hương, Nhà xuất bản Thống kê.
5.Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Nhà xuất bản Thống kê.
6.Phát triển DNV&N trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam, Vũ Bá Phượng, Nghiên cứu kinh tế số 284
7. Tài liệu lưu hành nội bộ
- Báo cáo tổng hợp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Chi Nhánh Phú Thọ
II.Website
1. www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2. www.vneconomy.vn Thời báo kinh tế Việt Nam 3. www.mpi.gov.vn Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. www.msb.com.vn Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
5. www.saga.vn