-Môi trường chính trị - xã hội:
Sự ổn định về chính trị - xã hội là những điều kiện căn bản tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế: các NHTM có thể huy động được nhiều vốn hơn, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng quy mô SXKD, từ đó sẽ tăng nhu cầu về vốn vay, đó sẽ là cơ hội mở rộng cho vay DNV&N một cách hiệu quả. Ngược lại môi trường chính trị - xã hội, bất ổn làm cho các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô SXKD, vì vậy nhu cầu vốn sẽ giảm theo.
Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mở rộng Tín dụng đối với các DNV&N. Doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực có sự hỗ trợ, ủng hộ của nhà nước thì hoạt động Tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp đó cũng phát triển hơn, việc mở rộng Tín dụng cũng dễ dàng hơn.
-Môi trường phát triển kinh tế :
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố : Tốc độ tăng trưởng kinh tế, GDP, tỷ lệ thất nghiệp lạm phát….Những nhân tố này ảnh hưởng nhiều tới chiến lược mở rộng hay thu hẹp tín dụng của ngân hàng. Môi trường kinh tế là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của các DNV&N. Khi môi trường kinh tế ổn định mọi mặt thì Ngân hàng và DNV&N đều hoạt động tốt, khả năng các DNV&N thực hiện đúng cam kết Tín dụng cũng dễ dàng hơn, ngược lại nền kinh tế suy thoái và mất đi sự ổn định thì DNV&N và Ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Khi nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nhu cầu đầu tư tăng và khi đó tín dụng ngân hàng có cơ hội mở rộng. Còn khi nền kinh tế suy thoái các ngân hàng sẽ có hướng thu hẹp tín dụng.
-Môi trường pháp lý:
Ngày nay pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập, một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, sẽ là cơ sở để ngân hàng doanh nghiệp , và các tổ chức, cá nhân khác phát triển theo hướng an toàn
Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật có liên quan đến hoạt động Ngân hàng nói riêng, có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động NHTM và việc mở rộng Tín dụng. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam, môi trường pháp lý đang trong quá trình hoàn thiện, còn nhiều kẽ hở, bất cập khi thực hiện, tạo điều kiện để một bộ phận doanh nghiệp lợi dụng làm ăn bất chính, chụp giật, lừa đảo, các NHTM có tâm lý dè dặt hoặc quá thận trọng khi quyết định cho vay những DNV&N.
-Môi trường công nghệ:
Công nghệ là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đổi mới công nghệ, mua thêm máy móc thiết bị là một việc làm không thể bỏ qua. Do đó, nhu cầu về vốn Tín dụng Ngân hàng cho đổi mới công nghệ tăng lên nhanh chóng.
-Môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng, các TCTD.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại hay giữa các DNV&N với nhau là một nhân tố khách quan. Chúng ta cần có một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng, để tạo một sân chơi bình đẳng giữa các DNV&N, cũng như giữa các NHTM, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của DNV&N và NHTM hiệu quả hơn, từ đó mở rộng Tín dụng. Trái lại nếu sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, sẽ gây ra tổn thất không chỉ cho các DNV&N mà cho cả các NHTM Tín dụng sẽ không được mở rộng.
-Khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn Ngân hàng của DNV&N còn hạn chế:
Để có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng, các DNV&N phải đáp ứng được những điều kiện của Ngân hàng đề ra về quy mô vốn, các chỉ tiêu tài chính, tài
sản đảm bảo, phương án SXKD khả thi và tối ưu, sự minh bạch trong báo cáo tài chính….. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do các DNV&N có quy mô tương đối nhỏ, thời gian hoạt động chưa lâu, trình độ quản lý còn thấp, người lao động thì thiếu kinh nghiệm, do đó khả năng đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng còn hạn chế.