Trong những thập niên 50, 60 của thế kỉ trước cả thế giới đã phải kinh ngạc trước sự “thần kì” của Nhật Bản. Thế giới chưa từng được chứng kiến tốc độ phát triển kinh tế nhanh như vậy trước đó. Cũng kể từ đó phần còn lại của thế giới đã phải nghiên cứu nhiều hơn về Nhật Bản, để đi tìm câu trả lời lý giải nguyên nhân của sự “thần kì” đó. Một trong những yếu tố quan trọng khiến Nhật Bản có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm của thời kỳ này đó là chiến lược phát triển hệ thống DNV&N. Chính DNV&N – một thành phần kinh tế có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường, đem lại hiệu quả kinh tế cao và giải quyết nạn thất nghiệp - là động lực và là nền tảng vững chắc cho sự thăng hoa của nền kinh tế Nhật.
Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến việc hỗ trợ tài chính giúp các DNV&N vượt qua khó khăn thông qua hệ thống hỗ trợ Tín dụng và các tổ chức Tín dụng công cộng phục vụ DNV&N, giúp các DNV&N tiếp cận được nguồn vốn Tín dụng, tạo điều kiện cho DNV&N vay vốn của các tổ chức Tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh Tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ty Tài chính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do Chính phủ thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNV&N đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng SXKD.
Chương trình “hiện đại hóa các DNV&N” trở thành một nhiệm vụ quan trọng và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành, trong đó chủ yếu tập trung trên 4 lĩnh vực:
- Hiện đại hóa các thể chế quản lý DNV&N. - Tổ chức các hoạt động tư vấn cho DNV&N. - Các giải pháp tài chính cho DNV&N.