- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động Ngân hàng và DNV&N.
Nền kinh tế nước ta đạng trong giai đoạn phát triển, các doanh nghiệp ra đời ngày càng nhiều và hoạt động ngày càng phức tạp đòi hỏi một khuôn khổ pháp lý và thể chế thị trường năng động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, chống độc quyền, chống buôn lậu, gian thương, tránh tình trạng phân biệt giữa các loại hình doanh nghiệp, gây khó khăn cho DNV&N, giúp các DNV&N tiếp cận với nguồn vốn Tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đây là động lực thúc đẩy hoạt động của DNV&N và tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM. Hơn nữa nền kinh tế nước ta mới hội nhập với quốc tế lại đòi hỏi một hệ thống pháp luật phải được điều chỉnh phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Một hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ là cơ sở để các NHTM và các DNV&N hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên trong khi tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều bất cập vì vậy cần hoàn thiện quy trình thực hiện, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, tránh thủ tục phiền hà, cản trở hoạt động của doanh nghiệp, Ngân hàng.
-Thiết lập và giữ được môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và hoạt động của các ngân hàng thương mại.
- Kiên quyết hơn trong việc phòng chống tham nhũng, có những chính sách cụ thể trong việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí để tăng tích lũy trong cả ba khu vực: Nhà nước, dân cư và doanh nghiệp; phát triển các hình thức thu hút và bảo hiểm tiền gửi của dân cư, tăng tỷ trọng vốn huy động trng và dài hạn.
- Có những chính sách về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, đảm bảo cho việc giao đất thuê đất. Đồng thời chỉnh sửa pháp lệnh về đăng ký ggiao dịch đảm bảo tạo điều kiện cho DNV&N hoàn chỉnh các thủ tục thế chấp khi vay vốn ngân hàng.
- Chỉnh sửa các quy định về thuế, trình độ quản lý của các DNV&N, giúp cho việc tăng cường công tác quản lý kinh doanh của DNV&N, quả lý nguồn thu của ngân sách nhà nước, đồng thời tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động của DNV&N nhất là tình hình tài chính, giúp cho việc xem xét cho vay của ngân hàng thuận lợi.
- Nhà nước, chính phủ, Quốc hội sớm có sự thống nhất về trật tự thanh toán tiền bán tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tiền vay ngân hàng mà Bộ luật dân sự đã quy định, nhằm để ngân hàng thu hồi được vốn khi vốn vay có sự cố. Khắc phục tình trạng làm việc tùy tiện và không thống nhất giữa các cơ quan chức năng khi giải quyết thanh toán công nợ buộc phải thanh lý tài sản của người vay nợ, đồng thời tránh những thiệt hại cuối cùng về phía ngân hàng.
- Ổn định lưu thông tiền tệ, lành mạnh hóa hoạt động tín dụng, tổ chức nghiên cứu ,rút ra bài học và kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phòng ngừa phân tán rủi ro tín dụng, cần có chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh nhằm giame sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn cho DNV&N.
- Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần , tiếp tục đổi mới và sắp xếp lại khu vực kinh tế quốc doanh, chỉ giữ các doanh nghiệp quốc doanh ở những lĩnh vực kinh tế thiết yếu của nhà nước.
- Nhà nước cần ban hành, bổ xung và hoàn thiện các bộ luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng. Đặc biệt cần ban hành sớm luật thế chấp và các văn bản xác định quyền sở hữu về tài sản thế chấp.